Thực chất những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực kinh tế

Một phần của tài liệu LA _ Thu Mai _cap Hoc vien_ (Trang 89 - 100)

tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực kinh tế

Chế độ dân chủ tư sản và chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa đều bị quy định bởi trình độ phát triển của kinh tế. Theo đó, chế độ dân chủ tư sản lấy sự nảy sinh, tồn tại và phát triển của sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa làm cơ sở cho sự tồn tại của mình. Trong khi đó, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa lại lấy sự nảy sinh, tồn tại và phát triển của sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất làm cơ sở cho sự tồn tại của mình. Chính vì vậy sau khi ra đời, chế độ dân chủ tư sản phải được xây dựng sao cho bảo đảm sự tồn tại, phát triển của chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa và sự thống trị của giai cấp tư sản. Ngược lại, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa phải được xây dựng sao cho người lao động thực sự là người chủ xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Trong các xã hội dân chủ, tự do, bình đẳng, công bằng thể hiện thành các quyền của công dân và được nhà nước thừa nhận. Tuy nhiên, trên thực tế chúng được thực hiện như thế nào còn tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của xã hội đó, và mặt khác, tùy thuộc vào lợi ích của giai cấp cầm quyền. Nếu lợi ích của giai cấp cầm quyền đối lập với lợi ích của đa số nhân dân thì các quyền đó luôn bị hạn chế, cắt xén; ngược lại, nếu lợi ích cơ bản của giai cấp cầm quyền phù hợp với lợi ích cơ bản của quần chúng thì các quyền đó luôn được quan tâm mở rộng. Quy luật cơ bản của sự phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa là không ngừng mở rộng dân chủ, nâng cao mức độ giải phóng cho người lao động, thu hút họ tham gia tự giác vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Như vậy, mối quan hệ lợi ích giữa giai cấp cầm quyền và nhân dân lao động có căn nguyên từ chính bản chất của chế độ sở hữu. Muốn tạo ra sự hài hòa về lợi ích căn bản giữa giai cấp cầm quyền và đông đảo quần chúng lao động thì trước hết phải tạo ra sự bình đẳng trong quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất. Điều mà trong chủ nghĩa tư bản không thể thực hiện thì trong chủ nghĩa xã hội đang được từng bước thực hiện. Điều này lý giải vì sao muốn vượt

qua giới hạn chật hẹp của dân chủ tư sản, giai cấp công nhân thông qua chính đảng của mình sau khi giành được chính quyền lại phải bắt tay ngay vào việc cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới.

Dân chủ là một phạm trù chính trị, bản chất của nó là sự phản ánh của các quan hệ kinh tế trong xã hội. Theo các nhà kinh điển mácxít, cơ sở kinh tế của chế độ dân chủ bao giờ cũng dựa trên những quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội thuộc về một hình thái kinh tế - xã hội nhất định trong lịch sử. Kinh tế chính là căn nguyên sâu xa hình thành chế độ dân chủ, trong đó, các quan hệ sản xuất là yếu tố quyết định nhất. V.I.Lênin viết:

Cũng như bất cứ một thượng tầng chính trị nào nói chung, bất cứ nền dân chủ nào, xét đến cùng, cũng đều phục vụ sản xuất và xét đến cùng đều do các quan hệ sản xuất trong một xã hội nhất định quyết định. Vì vậy, nếu tách "dân chủ trong sản xuất" ra khỏi bất cứ một thứ dân chủ nào khác, thì không có ý nghĩa gì cả. Vì vậy, trong xã hội "chế độ dân chủ không bao giờ "tách riêng" được, mà nó sẽ "đứng chung trong toàn bộ", nó cũng sẽ ảnh hưởng đến kinh tế, sẽ thúc đẩy sự cải tạo kinh tế; nó sẽ chịu ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế, v.v.. Đó là biện chứng của lịch sử sinh động [123, tr.97]. Cơ sở kinh tế của chế độ dân chủ tư sản là chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu. V.I.Lênin đã chỉ ra cơ sở của dân chủ tư sản là chế độ tư hữu và văn hóa tư sản: "chủ nghĩa dân chủ nguyên thủy", dựa trên cơ sở chủ nghĩa tư bản và văn hóa tư bản chủ nghĩa, không phải là chủ nghĩa dân chủ nguyên thủy của những thời nguyên thủy hoặc tiền tư bản chủ nghĩa. Văn hóa tư bản chủ nghĩa đã tạo ra nền sản xuất lớn, những công xưởng, những đường sắt, bưu chính, điện thoại, v.v.." và:

Chế độ cộng hòa tư sản mà tư bản dùng để đàn áp những người lao động, một công cụ cho quyền lực chính trị của tư bản, tức là chuyên chính tư sản. Chế độ cộng hòa dân chủ tư sản đã hứa hẹn và đã tuyên bố chính quyền của đại đa số, nhưng chừng nào mà chế độ tư hữu về

ruộng đất và về những tư liệu sản xuất khác vẫn còn tồn tại, thì không bao giờ nó có thể thực hiện được điều đó [127, tr.369].

Do nhìn rõ mối quan hệ giữa kinh tế và chế độ dân chủ, V.I.Lênin đã chỉ ra rằng, muốn xóa bỏ chế độ dân chủ tư sản, một chế độ dân chủ chỉ dành cho số ít những người hữu sản "chỉ có thể dùng cách mạng kinh tế mà thôi".

Trong khi đó, dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu.

C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng nêu quan niệm sự đồng nhất giữa dân chủ và chủ nghĩa cộng sản: "đối với giai cấp công nhân, dân chủ và chủ nghĩa cộng sản là những danh từ hoàn toàn đồng nghĩa" [16, tr.749]. Chủ nghĩa cộng sản bản chất đặc trưng là sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất.

V.I.Lênin đã cho rằng, "Nếu không khinh thường lẽ phải và không khinh thường lịch sử, thì ai cũng thấy rõ rằng chừng nào mà còn có những giai cấp khác nhau, thì không thể nói đến "dân chủ thuần tuý" được, mà chỉ có thể nói đến dân chủ có tính chất giai cấp (Xin nói thêm rằng, "dân chủ thuần tuý" không những là một câu nói của kẻ ngu dốt tỏ ra không hiểu một tí gì về đấu tranh giai cấp cũng như về bản chất của nhà nước, mà còn là một câu nói hết sức rỗng tuếch nữa, vì trong xã hội cộng sản, chế độ dân chủ, được cải biến và thành tập quán, sẽ tiêu vong đi, nhưng sẽ không bao giờ là một chế độ dân chủ "thuần tuý" cả) [126, tr.304].

Nói dân chủ thuần túy, dân chủ nói chung, bình đẳng, tự do, tính toàn dân, trong khi công nhân và tất cả những người lao động đều đói ăn, thiếu mặc, bị phá sản và kiệt quệ không những vì chế độ nô lệ làm thuê của chủ nghĩa tư bản, mà còn vì cả bốn năm chiến tranh cướp bóc nữa, và trong khi bọn tư bản và bọn đầu cơ vẫn tiếp tục nắm giữ "sở hữu", ăn cướp được và bộ máy chính quyền nhà nước "y nguyên", - như thế là nhạo báng những người lao động và những người bị bóc lột. Như thế là chà đạp lên những chân lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - là chủ nghĩa đã dạy cho công nhân phải lợi dụng chế độ dân chủ tư sản, coi đó là một bước tiến lớn trong lịch sử so với chế độ phong kiến; nhưng không được một lúc nào quên thực chất tư sản của chế độ "dân chủ" đó, tính có

điều kiện và hạn chế của nó về mặt lịch sử, không được nhiễm phải cái "lòng tin mê muội" vào "nhà nước", không được quên rằng ngay cả trong một chế độ cộng hòa dân chủ nhất, chứ không nói trong một chế độ quân chủ nữa, nhà nước cũng không thể là cái gì khác hơn là một bộ máy để giai cấp này đàn áp giai cấp khác.

Cả dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa đều dựa trên nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, dân chủ tư sản dựa trên nền tảng kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, còn dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế phản ánh trình độ phát triển nhất định của văn minh nhân loại. Là một kiểu tổ chức kinh tế, kinh tế thị trường vừa là vấn đề của lực lượng sản xuất, vừa là vấn đề của quan hệ sản xuất. Phải đạt đến một trình độ phát triển nhất định, nền sản xuất xã hội mới thoát khỏi tình trạng tự cung tự cấp, mới có sản phẩm dư thừa để trao đổi. Cũng phải trong những quan hệ xã hội như thế nào của sản xuất mới nảy sinh cái tất yếu kinh tế: người sản xuất hàng hóa phải mang sản phẩm dư thừa ra thị trường; kẻ mua và người bán trao đổi sản phẩm với nhau trên thị trường. Kinh tế thị trường thuộc phạm trù quan hệ sản xuất, nhưng nó không bao giờ tự sản sinh ra một hệ thống quan hệ sản xuất đầy đủ độc lập với các phương thức sản xuất mà trong đó nó vận động. Nó bao giờ cũng gắn bó hữu cơ với hệ thống các quan hệ sản xuất và trao đổi của từng thời đại kinh tế, với các quan hệ sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối của từng phương thức sản xuất trong lịch sử. Sự gắn bó đó chặt chẽ đến mức chúng ta có thể nói đến nền kinh tế hàng hóa của xã hội nô lệ; nền kinh tế hàng hóa giản đơn trong lòng xã hội phong kiến. Đến chủ nghĩa tư bản, kinh tế hàng hóa giản đơn trở thành kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa, trở thành kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

Cả hai kiểu kinh tế thị trường này đều chịu sự tác động của cơ chế thị trường với hệ thống các quy luật: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ… Đồng thời, dù là nền kinh tế thị trường ở các nước theo chế độ dân chủ tư sản hay nền kinh tế thị trường xã hội chủ

nghĩa đều là các nền kinh tế hỗn hợp, tức là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết (quản lý) của nhà nước. Tuy nhiên, sự can thiệp của nhà nước ở các nền kinh tế là khác nhau. Không có nền kinh tế thị trường thuần tuý (hoàn hảo) chỉ vận hành theo cơ chế thị trường.

Sự khác nhau giữa nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là ở mục tiêu, phương thức, mức độ can thiệp của nhà nước và sự can thiệp này là do bản chất của nhà nước quyết định. Nó thể hiện qua những điểm chính là:

Về chế độ sở hữu, cơ chế thị trường trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa luôn hoạt động trên nền tảng của chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, trong đó các công ty tư bản độc quyền giữ vai trò chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Còn cơ chế thị trường trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa lại hoạt động trong môi trường của sự đa dạng các quan hệ sở hữu. Trong đó chế độ công hữu giữ vai trò nền tảng của nền kinh tế quốc dân, với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.

Tính định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi trong khi phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phải củng cố và phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế có khả năng điều tiết. Kinh tế nhà nước phải được củng cố và phát triển ở các vị trí then chốt của nền kinh tế, ở lĩnh vực an ninh quốc phòng... mà các thành phần kinh tế khác không có điều kiện thực hiện.

Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, sự quản lý của nhà nước luôn mang tính chất tư sản và trong khuôn khổ của chế độ tư sản với mục đích nhẳm bảo đảm môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi cho sự thống trị của giai cấp tư sản, cho sự bền vững của chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa. Còn trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, thì sự can thiệp của nhà nước xã hội chủ nghĩa vào nền kinh tế lại nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của toàn thể nhân dân lao động, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Bên cạnh đó, về mối quan hệ tăng trưởng, phát triển kinh tế với công bằng xã hội: Vấn đề công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa chỉ được đặt ra khi mặt trái của cơ chế thị trường đã làm gay gắt các vấn đề xã hội, tạo ra nguy cơ bùng nổ xã hội, đe doạ sự tồn tại của chủ nghĩa xã hội. Trong kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, nhà nước chủ động giải quyết ngay từ đầu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Vấn đề công bằng xã hội không chỉ là phương tiện phát triển nền kinh tế hàng hoá mà còn là mục tiêu của chế độ xã hội mới.

Đặc biệt, về phân phối thu nhập, sự thành công của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa không chỉ dừng lại ở mức độ tăng trưởng kinh tế mà còn phải không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo tốt các vấn đề xã hội và công bằng bình đẳng trong xã hội. Tình hình đó đặt ra cho kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là luôn phải kết hợp hài hoà ba vấn đề sau: Một là,

kết hợp vấn đề lợi nhuận và vấn đề xã hội, đảm bảo cho các chủ thể kinh tế có được lợi nhuận cao, tạo điều kiện kinh tế chính trị - xã hội bình thường cho sự phát triển kinh tế. Hai là, kết hợp chặt chẽ nguyên tắc phân phối của chủ nghĩa xã hội và nguyên tắc kinh tế hàng hoá: phân phối theo lao động, theo vốn, theo tài năng... trong đó nguyên tắc phân phối theo lao động là chính. Ba , điều tiết phân phối thu nhập: nhà nước luôn phải lưu ý để có chính sách giảm khoảng cách chênh lệch giữa lớp giàu và lớp nghèo. Mặt khác, có biện pháp bảo vệ thu nhập chính đáng của toàn xã hội.

Trong khi đó, nhà nước tư bản chủ nghĩa dù luôn ý thức tự điều chỉnh, dung hoà lợi ích của các giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau nhằm mục đích giảm bớt mâu thuẫn, ổn định chính trị, ổn định xã hội, vì mục tiêu phát triển kinh tế. Song, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là do sự chi phối điều tiết của các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản, lợi ích giai cấp nên sự điều tiết lợi ích vẫn còn nhiều bất cập. Biểu hiện rõ nhất là ở sự phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa không công bằng; phản ánh không đúng sức lao động, người lao động hưởng ít mà các nhà tư bản hưởng nhiều.

Quá trình hình thành và phát triển kinh tế thị trường trong lịch sử kinh tế thị trường nhân loại rất đa dạng, phong phú. Một số mô hình kinh tế thị trường với những ưu, nhược điểm của nó có thể được phân tích qua một số ví dụ cụ thể dưới đây [52].

Mô hình kinh tế thị trường Bắc Âu

Mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa Bắc Âu có một nhánh tương đối điển hình là kinh tế thị trường “xã hội phúc lợi“ ở Thụy Điển từ những năm 30 của thế kỷ XX. Mô hình này được xây dựng dựa trên lý thuyết “Ngôi nhà chung cho mọi người“ của phái Xã hội - Dân chủ, mà đại diện là cựu Thủ tướng Thụy Điển P.A.Hanson; xuất phát từ mục tiêu của “Chủ nghĩa xã hội chức năng“, với khẩu hiệu: ”bình đẳng, đảm bảo xã hội, hợp tác và sẵn sàng giúp đỡ“. Trong mô hình này, sự phát triển được thực hiện kết hợp hài hòa

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LA _ Thu Mai _cap Hoc vien_ (Trang 89 - 100)