Thực chất những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị

Một phần của tài liệu LA _ Thu Mai _cap Hoc vien_ (Trang 75 - 89)

tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị

Thứ nhất, trên phương diện là một phạm trù chính trị, cả dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa đều đề cao nguyên lý "quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân". Tuy nhiên, bản chất giai cấp của hai chế độ dân chủ này lại khác nhau.

Trong quan điểm của C.Mác và Ph.Ănghen, dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa được xem xét với tư cách là hình thức tổ chức nhà nước, một chế độ xã hội trong đó quyền lực thuộc về nhân dân. Nói cách khác, dù là dân chủ tư sản hay dân chủ xã hội chủ nghĩa thì đó đều là phương thức quản lý, điều hành xã hội được xây dựng thành các thiết chế, quy chế, chế độ được bảo đảm về mặt pháp lý và được biểu hiện thành trật tự của tổ chức bộ máy nhà nước, thông qua tổ chức và quản lý để thực hiện quyền lực đối với xã hội.

Trong mối tương quan với quyền lực và chế độ nhà nước, dân chủ được hiểu ở đây là chế độ dân chủ, là nền dân chủ. Chỉ với nghĩa này và trong mối quan hệ này, giữa chế độ dân chủ với chế độ nhà nước thì dân chủ mới là một phạm trù lịch sử và chỉ tiêu vong với nghĩa dân chủ được xây dựng thành chế độ quyền lực và được tổ chức thành chế độ nhà nước. Sự tiêu vong của nhà nước chỉ làm mất đi các hình thái biểu hiện quyền lực bằng nhà nước của dân chủ chứ không làm mất đi nhu cầu xã hội của dân chủ mà thực chất đó là nhân dân trở thành người chủ xã hội, toàn bộ quyền

lực thuộc về nhân dân, do nhân dân tự quản lý, tự quyết định mọi vấn đề của chính họ.

Vào những năm đầu của thập kỷ 40 thế kỷ XIX, C.Mác đã tiếp cận vấn đề dân chủ, xem nó như là sự chiến thắng của lý trí trước cái phi lý, sự khẳng định của nhân tính trước cái phi nhân tính, sự khắc phục tha hóa chính trị, vốn là yếu tố bản chất dưới chế độ phong kiến. Trong tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen viết vào mùa Hè năm 1843, C.Mác đã trình bày có hệ thống quan điểm của mình về dân chủ và nhà nước thông qua việc phê phán quan điểm duy tâm của Hêghen trong lĩnh vực triết học pháp quyền.

Phê phán quan điểm của Hêghen cho rằng, nhà nước sinh ra xã hội công dân, C.Mác khẳng định rằng, không phải nhà nước sinh ra xã hội công dân, mà ngược lại, xã hội công dân sinh ra nhà nước. Ông viết: "… sự thật là nhà nước xuất hiện từ cái số đông ấy, cái số đông tồn tại dưới dạng những thành viên của gia đình và những thành viên của xã hội công dân" [15, tr.329]. Đồng thời, C.Mác bác bỏ quan điểm của Hêghen coi nhân dân là vật liệu, là phương tiện biểu đạt nội dung khái niệm nhà nước. Theo Mác, nhân dân là chủ thể đích thực của nhà nước, và bởi vậy, xét về mặt bản chất, nhà nước không có chủ quyền, mà chủ quyền ấy thuộc về nhân dân: "Chế độ dân chủ xuất phát từ con người và biến nhà nước thành con người được khách thể hóa. Cũng giống như tôn giáo không tạo ra con người mà con người tạo ra tôn giáo, ở đây cũng vậy: không phải nhà nước tạo ra nhân dân mà nhân dân tạo ra nhà nước" [15, tr.350].

Từ đó, C.Mác cho rằng, không phải mọi nhà nước đều mang hình thức dân chủ, nhưng cơ sở hình thành và tồn tại của bất kỳ nhà nước nào cũng không thể nào khác, là phải nhờ vào sự đóng góp chủ quyền của các công dân. Bởi vậy, theo lẽ "tự nhiên" và theo "bản tính cố hữu" thì nhà nước phải thuộc về nhân dân. Do vậy, dân chủ là trạng thái "tự nhiên", là "bản thể" của nhà nước, là "tồn tại đồng nhất với chính nó", là chỗ để mọi nhà nước quay về sau khi trút bỏ các hình thức tha hóa. C.Mác cũng đã chỉ ra rằng, dân chủ

hóa nhà nước là một tính quy luật trong lịch sử, quá trình ấy chỉ kết thúc khi dân chủ đạt đến trạng thái hoàn bị của nó, tức là trở thành sự tự quy định của nhân dân một cách trực tiếp mà không cần bất cứ hình thức nhà nước nào và do đó, dân chủ theo nghĩa "quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân" cũng sẽ không còn nữa. Trong tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gôta, C.Mác cũng tiếp tục khẳng định luận điểm nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước. Ông viết: "từ "dân chủ" nếu chuyển sang tiếng Đức thì có nghĩa là "nhân dân làm chủ"" [22, tr.44-45].

Kế thừa tư tưởng và quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin cũng đã nhiều lần khẳng định, dân chủ tức là quyền lực nhà nước phải thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực của mình để quản lý công việc nhà nước, quyền lực nhà nước do nhân dân mà có và nó thuộc về nhân dân. Nhân dân có quyền làm chủ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế đến chính trị, văn hóa, xã hội. Người viết: "Chuyên chế của nhân dân toàn bộ quyền lực tối cao trong nước phải thuộc về các đại biểu của nhân dân, do nhân dân bầu ra, có thể bị nhân dân bãi chức bất cứ lúc nào và các đại biểu đó hợp thành một quốc hội duy nhất, một hội nghị duy nhất" [123, tr.347]. Theo Người, cơ chế để thiết lập quyền lực của nhân dân là, "chúng tôi chủ trương tất cả mọi viên chức đều hoàn toàn do dân bầu ra và có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào" [122, tr.180] và tất cả các cuộc tuyển cử đều theo chế độ đại biểu tỷ lệ; tất cả các đại biểu và các người bầu ra không trừ một ai đều có thể bị bãi chức bất cứ lúc nào. Người cho rằng, nhân dân phải tích cực tham gia vào công việc quản lý nhà nước, và thực hiện dân chủ qua việc mở rộng quyền tham gia quản lý công việc nhà nước của rộng rãi quần chúng nhân dân: "điều cần thiết không phải chỉ là cơ quan đại biểu theo kiểu chế độ dân chủ, mà toàn bộ việc quản lý nhà nước từ dưới lên phải do bản thân quần chúng tổ chức, quần chúng thực sự tham gia vào từng bước cuộc sống và đóng vai trò tích cực trong việc quản lý" [122, tr.180].

Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm "nhân dân" trong chế độ dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa hoàn toàn không giống nhau và về thực

chất, nhà nước tư sản vẫn là nhà nước của thiểu số giai cấp bóc lột. Nhân dân là chủ thể quyền lực chỉ được biểu hiện qua hình thức phổ thông đầu phiếu, qua quốc hội lập hiến hoặc nghị viện. Để bảo đảm trước hết lợi ích của giai cấp mình, giai cấp tư sản bao giờ cũng thiết kế những nguyên tắc bầu cử mà trong thực tế người dân lao động không bao giờ có cơ hội tham gia công việc của nhà nước. Ví dụ ở Mỹ có quy định trong hiến pháp, những người tham gia tranh cử phải là những người có khả năng tài chính nhất định. Khi cầm lá phiếu đi bầu cử, người dân vốn đã không hẳn là người chủ

- nhưng họ vẫn được ủy quyền - và sau khi ủy quyền rồi, bỏ phiếu rồi thì quyền của người dân không còn nữa. Điều quan trọng hơn là ở chỗ, hiến pháp thì ghi nhận quyền lực thuộc về nhân dân, nhưng cơ sở kinh tế, nền tảng cơ bản để thực hiện lời tuyên bố đó lại không có. Chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa vẫn được duy trì, giai cấp tư sản đặt quyền tự do sở hữu tư liệu sản xuất, quyền tự do chuyển nhượng tài sản lên ngang với các quyền tự do khác. Cùng với quá trình sản xuất giá trị thặng dư đã dẫn đến sự tập trung tư bản ngày càng lớn vào giới chủ tư sản, đồng thời tách người lao động ra khỏi tư liệu sản xuất. Một người dân trong xã hội tư bản muốn có tiếng nói của mình thì họ phải có tiền, có tài sản; bằng không, cái gọi là tự do, bình đẳng chỉ là hình thức và mang tính ước lệ mà thôi. Sự ghi nhận quyền lực thuộc về nhân dân trong chế độ dân chủ tư sản chỉ đánh dấu sự chuyển quyền lực từ tay một người sang tay một số người đông hơn trong xã hội - là giai cấp tư sản, chứ không phải toàn thể nhân dân lao động. Đó chính là sự khác nhau căn bản giữa chế độ dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, cả dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa đều phải thực hành dân chủ thông qua hình thức nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, vai trò, cơ cấu và mối quan hệ giữa quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở hai kiểu nhà nước khác nhau.

Bất kỳ nhà nước hiện đại nào cũng quản lý xã hội bằng pháp luật, điều chỉnh công việc theo luật và xử lý các vụ vi phạm luật. Hệ thống các cơ quan

quyền lực nhà nước được phân định theo ba chức năng: lập pháp, hành pháp, tư pháp, vừa có nhiệm vụ riêng biệt, vừa có quan hệ ràng buộc trên cơ sở của luật pháp, nhà nước xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa cũng được thiết kế chặt chẽ như vậy.

Thắng lợi của cuộc cách mạng tư sản được đánh dấu bằng việc thiết lập chính quyền nhà nước tư sản sau khi đã đánh đổ quyền lực của các vương triều phong kiến. Chế độ cộng hòa tư sản đã thay thế chế độ quân chủ chuyên chế. Nhà nước tư sản trở thành thiết chế quyền lực của giai cấp tư sản, bảo đảm cho giai cấp này ở địa vị thống trị xã hội với sức mạnh thao túng xã hội cả về kinh tế và chính trị. Chính trị theo ý nghĩa trực tiếp nhất của nó là quyền lực và bộ máy quyền lực của giai cấp thống trị, được biểu hiện tập trung ở chính quyền nhà nước, có vai trò chi phối các giai cấp, các lực lượng xã hội khác và điều khiển xã hội, chế ước và điều chỉnh các quan hệ giai cấp, quan hệ xã hội khác. Thành quả của cuộc cách mạng tư sản thông qua sức mạnh của bộ máy nhà nước đã thành vật sở hữu của giai cấp tư sản.

Việc xác lập nhà nước pháp quyền tư sản với sự phân định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức, các thiết chế của nó và thể chế hóa nó bằng luật pháp là một bước tiến căn bản của xã hội tư sản so với một xã hội phong kiến trong quản lý xã hội. Chế độ tam quyền phân lập: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp dù bản chất của nó vẫn nhằm vào mục tiêu chung là bảo vệ quyền lực và lợi ích của giai cấp tư sản và duy trì trật tự xã hội tư bản chủ nghĩa nhưng nó cũng cho thấy những yếu tố dân chủ và tiến bộ, tính cách tân và xu hướng hiện đại trong cơ chế chính trị của xã hội tư sản. Nó có thể hạn chế và khắc phục đến một mức độ nhất định tình trạng tuyệt đối hóa và lạm dụng quyền hành của một tổ chức hoặc nhóm và cá nhân dẫn tới sự rối loạn hệ thống hoặc những thao túng ngoài giới hạn quyền lực cho phép và không giải quyết nổi. Đây là một vấn đề lớn, không chỉ thuộc về trình độ kỹ thuật của quản lý xã hội mà còn thuộc về lý luận của cơ chế quản lý của hệ thống chính trị mà nhiều nước đang phải tìm tòi những giải pháp tối ưu trong quá trình cải cách [112, tr.40].

Nhà nước tư sản đã rất nỗ lực đầu tư vào hoạt động lập pháp và công tác xây dựng pháp luật. Quản lý xã hội, quản lý nhà nước dựa vững chắc vào pháp luật, xem pháp luật là công cụ duy nhất để quản lý có hiệu quả và là một quy luật phổ biến. Không có bất cứ một nền dân chủ nào tồn tại được nếu vắng bóng một nền pháp luật tương ứng. Xã hội tư sản đã đạt tới trình độ khá hoàn hảo trong việc xây dựng, sử dụng pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như rất coi trọng giáo dục pháp luật cho công dân bằng mọi hình thức và biện pháp, kể cả cưỡng chế và trừng phạt. Cùng với pháp luật, các quy chế, kỷ luật xã hội được xây dựng chi tiết, cụ thể và được thực thi để kiểm soát hành

vi công dân trong mọi quan hệ, mọi tình huống. Dân chủ và pháp luật, nhà nước và pháp luật - đó là những vấn đề mà ngày nay các nước xã hội chủ nghĩa đang phải quan tâm giải quyết.

Nhà nước pháp quyền tư sản trong suốt lịch sử phát triển mấy trăm năm đã rất chú trọng tới kỹ thuật quản lý hành chính và đào tạo đội ngũ nhân viên nhà nước am hiểu nghề nghiệp, tinh thông nghiệp vụ, giáo dục cho số nhân viên này - dù là giáo dục theo lập trường chính trị tư sản, ý thức sâu sắc về bổn phận và nghĩa vụ.

Sự khác nhau căn bản giữa chế độ dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa về phương diện này lại nằm ở chỗ: dân chủ tư sản thực hành dân chủ thông qua hình thức nhà nước pháp quyền tư sản, trong khi đó, dân chủ xã hội chủ nghĩa thực hành dân chủ thông qua hình thức nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Mặc dù nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền tư sản đều phải thừa nhận phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước do pháp luật quy định. Nhưng bản chất và nội dung pháp luật về tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy của hai nhà nước đó có nhiều điểm khác nhau rất cơ bản. Đó là sự khác nhau trong các quy phạm của hiến pháp và pháp luật về tổ chức, cơ cấu nhân sự và việc xây dựng, vận hành của bộ máy quyền lực như: quốc hội và nghị viện; tổng thống và chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ, tòa án, tòa án hiến pháp, v.v.. Pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa thừa nhận tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân bầu ra các cơ quan quyền lực (quốc hội, chính phủ...) và chỉ có nhân dân trực tiếp hoặc thông qua các đại biểu của mình là chủ thể duy nhất có quyền tuyên bố chấm dứt hoạt động của quốc hội, chính phủ hoặc tổ chức ra quốc hội và chính phủ nhiệm kỳ mới (như Việt Nam, Trung Quốc). Trong khi đó, hiến pháp và pháp luật tư sản lại thừa nhận quyền lực của cá nhân tổng thống hoặc cá nhân thủ tướng có quyền giải tán nghị viện (quốc hội) hoặc giải tán chính phủ... (điển hình là Mỹ).

Mặt khác, trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước và công dân đều phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật, vì pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí và nguyện vọng của toàn thể nhân dân. Trong nhà nước pháp quyền tư sản, nhà nước và công dân cũng phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật, nhưng pháp luật tư sản không phải là pháp luật của toàn dân, không thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của toàn dân mà chỉ phản ánh ý chí, nguyện vọng của một bộ phận nhân dân, đó là những người giàu, là giai cấp tư sản. Nói cách khác, luật pháp của nhà nước pháp quyền tư sản chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản và gạt ra ngoài lề quyền lợi của người lao động - những người bị áp bức bóc lột. Đây là nội dung khác biệt cơ bản nhất giữa nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền tư sản.

Các nhà nước pháp quyền tư sản đều tổ chức theo nguyên tắc phân chia

Một phần của tài liệu LA _ Thu Mai _cap Hoc vien_ (Trang 75 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w