TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG CHÍNHTRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC NƢỚC TA HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Luận án Trương Thị Phương Thảo (Trang 144 - 151)

ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC NƢỚC TA HIỆN NAY

Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển văn hóa, xã hội và con người ở mỗi giai đoạn lịch sử. Quá trình hình thành, phát triển của đạo đức chủ yếu qua hai con đường: một là,

đạo đức hình thành một cách tự phát từ chính cuộc sống của con người nhằm đáp ứng đòi hỏi khách quan của cộng đồng. Hai là, ý thức đạo đức ở trình độ lý luận phản ánh đời sống đạo đức xã hội được hình thành bằng con đường tự giác thông qua giáo dục, trong đó có giáo dục đạo đức.

Trước những tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, các giá trị đạo đức công vụ truyền thống của công chức đã có những biến đổi phức tạp, khó kiểm soát. Trong lĩnh vực tư tưởng chính trị - như Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương khoá XII đánh giá - việc "nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trường, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước" [30, tr.28] đang diễn ra

ở không ít cán bộ, đảng viên, công chức nước ta. Do đó, việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho công chức là hết sức cần thiết, phải được coi là một trong những giải pháp quan trọng để chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, sự biến đổi đạo đức theo hướng tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, công chức nước ta hiện nay.

Giáo dục đạo đức là quá trình kết hợp giữa giáo dục và tự giáo dục, là sự thức tỉnh lương tâm con người. Mục tiêu của quá trình giáo dục đạo đức là biến cái tất yếu thành cái tự do, biến ý thức nghĩa vụ thành tình cảm, thành niềm tin, thành sự thôi thúc bên trong, thành ý thức về cái cần phải làm và mong muốn được làm vì niềm vui và hạnh phúc của người khác. Đối với đạo đức công vụ, giáo dục đạo đức nhằm nâng cao nhận thức về giá trị lương tâm, nhân cách, lối sống của người cán bộ công chức trong hoạt động công vụ; hình thành thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm cá nhân, chuẩn mực đạo đức công chức trong thực thi công vụ. Thông qua hoạt động công vụ phục vụ nhân dân, người cán bộ công chức không chỉ thực hiện nghĩa vụ của mình là cống hiến cho xã hội mà còn phát triển phong phú bản thân, tạo điều kiện cơ bản để đạt được hạnh phúc. Bởi thế, việc rèn luyện đạo đức là một quá trình lâu dài. Mọi cán bộ công chức từ thấp đến cao, ở tất cả các ngành đều phải thường xuyên

tu dưỡng, rèn luyện đạo đức công vụ. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: Đạo đức cách mạng không phải tự nhiên mà có, không phải từ trên trời rơi xuống, nó là kết quả của một quá trình khổ luyện, phấn đấu không ngừng như "Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong".

Về bản chất, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho công chức là quá trình thực hiện sự chuyển hóa những yêu cầu khách quan của xã hội, những quy định, quy trình thực thi công vụ, thể hiện tập trung dưới dạng hệ thống các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức thành lập trường sống tích cực, thành niềm tin sâu sắc, thành nhu cầu nội tâm vững chắc và thành hệ thống tập quán, thói quen hành vi đạo đức công vụ tích cực ở người cán bộ, công chức trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Để thực hiện được sự chuyển hóa đó, giáo dục đạo đức, lối sống, kỷ luật, kỷ cương phải tập trung giải quyết hai nhiệm vụ chủ yếu và thống nhất biện chứng: Một là, chuyển hóa những nguyên tắc chuẩn mực đạo đức thành nhu cầu bên trong vững chắc của mỗi công chức; hai là, tạo ra một hệ thống tập quán hành vi đạo đức công vụ tốt đẹp, phù hợp với những chuẩn mực đã được tiếp nhận. Chính trong sự thống nhất hai mặt đó, những phẩm chất đạo đức của người công chức mới hình thành, phát triển và trở thành thuộc tính bền vững trong nhân cách của họ. Đúng như V.I.Lênin đã khẳng định: Chỉ có cái gì đã ăn sâu vào đời sống văn hóa, vào phong tục, tập quán, mới có thể coi là đã được thực hiện.

Thực tiễn giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức nước ta những năm gần đây cho thấy: Bên cạnh những thành quả đạt được, chúng ta còn những mặt thiếu sót và yếu kém, cả về quan niệm cũng như trong thực hành giáo dục. Điều này không những hạn chế chất lượng và hiệu quả của giáo dục đạo đức, mà trong nhiều trường hợp cụ thể còn dẫn đến kết quả ngược lại, dẫn sự biến đổi đạo đức công vụ của đội ngũ công chức theo hướng tiêu cực.

Để phát huy tác dụng của giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức cần đổi mới quan niệm về giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ công

chức, đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục, làm cho giáo dục đạo đức công vụ được thực sự coi trọng, chất lượng và hiệu quả được nâng cao. Tính tất yếu của sự đổi mới trong giáo dục đạo đức công vụ được xác định không chỉ từ thực trạng tình hình giáo dục đạo đức những năm gần đây, mà trước hết là do sự thay đổi của tồn tại xã hội đặt ra. Hiện nay, trên cả bình diện lý luận và thực tiễn, đời sống xã hội đang có những thay đổi lớn, có tính chất bước ngoặt, diễn ra nhanh chóng và rất phức tạp. Điều đó đặt ra cho toàn xã hội và cho mỗi người những vấn đề chung và riêng nhiều điều khác trước. Đổi mới là xu thế của thời đại. Cùng với những phát triển của cuộc sống, người cán bộ, công chức nước ta hiện nay cũng có những phát triển mới so với người công chức ở giai đoạn lịch sử trước đây; khả năng giao tiếp xã hội rộng hơn, điều kiện tiếp nhận và sử lý thông tin lớn hơn, có những nhu cầu phong phú và đa dạng hơn, yêu cầu dân chủ cao hơn, "cái tôi" có xu hướng muốn được bộc lộ và được khẳng định mạnh mẽ hơn.v.v… Sự phát triển đó của chủ thể đạo đức là điều hợp quy luật, không thể phủ nhận mà cần phải được quan tâm đúng mức.

Xuất phát từ bản chất của giáo dục đạo đức, từ thực tiễn đạo đức và giáo dục đạo đức công vụ trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị những năm gần đây, trước những phát triển mới của cuộc sống và theo những định hướng công tác tư tưởng mà các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ ra, phương hướng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ công chức hiện nay tuân theo những vấn đề mang tính quy luật sau đây: Thực hiện quan điểm tổng hợp trên mọi phương diện của hoạt động giáo dục, tăng cường tính định hướng, tính khoa học, tính đảng, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính thực tiễn trong thực hành giáo dục, coi trọng bồi dưỡng và phát huy cao bản lĩnh tự giáo dục của mỗi công chức với tư cách vừa là chủ thể vừa là khách thể của hoạt động giáo dục đạo đức công vụ. Đây cũng chính là những vấn đề cơ bản, mang tính bức thiết, cần được nhận thức đúng và tổ chức thực hiện tốt trong thực hành giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức hiện nay.

Những phẩm chất nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa là một thể thống nhất toàn vẹn, phát triển toàn diện, phải được giáo dục theo quan điểm tổng hợp. Do đó, giáo dục đạo đức phải mang tính hệ thống, tính tổng hợp ngày càng cao, bảo đảm sự thống nhất hữu cơ của các nỗ lực giáo dục, nhằm hoàn thiện toàn diện những phẩm chất đạo đức ở cán bộ, công chức. Để thực hiện tốt điều đó trong giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức nước ta hiện nay, chúng ta cần phải thực hiện tốt một số nội dung sau:

Một là, bảo đảm tính nhiều mặt, tính phong phú và đa dạng của sự tác động giáo dục đến quá trình hình thành, phát triển những phẩm chất đạo đức của người cán bộ, công chức. Khắc phục tình trạng đơn điệu, phiến diện trong hoạt động giáo dục.

Hai là, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất biện chứng của tất cả các tác động giáo dục, hỗ trợ lẫn nhau cùng hướng tới mục tiêu hoàn thiện toàn diện những phẩm chất đạo đức công vụ cho người công chức. Khắc phục tình trạng phân tán, tách rời, thậm chí hạn chế và triệt tiêu lẫn nhau của các tác động giáo dục.

Ba là, trên cơ sở bảo đảm tính nhiều mặt và sự thống nhất hữu cơ của tất cả các tác động giáo dục, tập trung giải quyết những mắt khâu trọng yếu, những vấn đề bức thiết nổi lên trong những giai đoạn lịch sử cụ thể. Khắc phục tình trạng dàn trải, dễ sa vào chung chung, trừu tượng, thiếu sức thuyết phục trong hoạt động giáo dục.

Cùng với việc giáo dục nâng cao giác ngộ chính trị, kỹ năng lao động nghề nghiệp, cần chú trọng giáo dục tinh thần hướng nội, giáo dục phẩm hạnh, lòng tự trọng, sự hảo tâm, lòng vị tha cao cả, tình thương yêu con người, yêu thương đồng loại. Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức xã hội để xây dựng giá trị đạo đức mới phù hợp với điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế đã làm biến đổi những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp cũng như làm chệch hướng sự vận động của đạo đức

công vụ của một bộ phận công chức. Để khắc phục tình trạng đó, cần tăng cường hơn nữa công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho công chức. Trước mắt, phải "Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, coi đó là công việc thường xuyên của tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, đơn vị gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ"[30, tr.202]. Đây là định hướng căn bản để mỗi công chức tự soi rọi, phấn đấu, tự hoàn thiện nhân cách của mình, không để cho mặt trái của kinh tế thị trường tác động, làm biến đổi đạo đức công vụ theo chiều hướng tiêu cực.

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không dừng lại ở phong trào mang tính hình thức mà phải mang tính thiết thực trong các hoạt động thực tiễn. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải trở thành động lực tinh thần thúc đẩy người công chức hành động. Điều này chỉ có được khi công chức thấm nhuần chuẩn mực đạo đức cách mạng và khao khát thực hiện như một hành động không thể thiếu của lương tâm, trách nhiệm. Muốn vậy, cần quán triệt các nguyên tắc xây dựng đạo đức công vụ theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là: nói đi đôi với làm, thực hiện nêu gương về đạo đức, xây dựng và bồi dưỡng phẩm chất tốt đẹp, thực hiện tu dưỡng đạo đức suốt đời, đồng thời lên án những biểu hiện tiêu cực, suy thoái. Trong đó, đội ngũ cán bộ công chức lãnh đạo phải thực sự là tấm gương sáng để nhân viên noi theo.

Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã khẳng định: mỗi cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu phải không ngừng nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng; phát huy tính tích cực, tự giác phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống; học tập phong cách Hồ Chí Minh, cụ thể là phong cách quần chúng, phong cách dân chủ và phong cách nêu gương; phải xây dựng và thực hiện tốt chương trình hành động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và thực hiện một cách nghiêm túc

bền bỉ, thường xuyên là một giải pháp có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người cán bộ để phát triển nhân cách của mình trong cơ chế thị trường.

Trên tinh thần thực hiện nội dung của Chỉ thị 05-CT/TW, chúng ta thấy rõ giáo dục đạo đức công vụ là quá trình thống nhất giữa lý luận và thực tiễn thực thi hoạt động công vụ. Quá trình này không chỉ tạo điều kiện để cán bộ công chức nhận thức đầy đủ về đạo đức nghề nghiệp của mình, mà còn chú trọng hơn đến việc xây dựng những kỹ năng cần thiết, giúp công chức xử lý đúng đắn trong các tình huống liên quan đến đạo đức công vụ cũng như trong đời sống thường nhật. Để quá trình này đạt hiệu quả cao, theo chúng tôi cần phải:

Một, về phẩm chất chính trị: đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, nắm vững chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nói và làm theo đúng nghị quyết. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ. Thực hành tiết kiệm, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, trục lợi cá nhân, kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong thực thi công vụ. Mặt khác, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, thái độ phục vụ nhân dân, chấp hành sự phân công của cấp trên. Đồng thời, phát huy tính trung thực, động cơ trong sáng, công bằng, khách quan, giữ vững nguyên tắc trong công việc, nâng cao tinh thần phê bình và tự phê bình. Có tác phong khiêm tốn, không quan cách, xa rời quần chúng, cầu thị, chịu khó để nâng cao trình độ, năng lực. Cùng với đó là nâng cao sự gương mẫu của bản thân và gia đình về đạo đức, lối sống, chấp hành chính sách pháp luật, nâng cao uy tín của người cán bộ công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước.

Hai, về năng lực thực tiễn: giúp cho người cán bộ công chức có sự hiểu biết nhất định về những nguyên tắc cơ bản của nền công vụ, tiếp cận một cách có hệ thống những nguyên tắc về tổ chức bộ máy nền công vụ; có khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng vào quá trình công tác; có khả năng tư duy độc lập trong thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả, đúng quy định và sáng tạo

phù hợp với thực tiễn; có khả năng nhận diện và phát triển vấn đề; phân tích, tổng hợp, đánh giá thông tin chính xác, kịp thời, biết đưa ra giải pháp thích hợp, sáng tạo trong quá trình thực thi công vụ, vừa đảm bảo đúng luật, vừa phù hợp thực tiễn khách quan.

4.6. PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CỦA NGƢỜICÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG KHẮC PHỤC SỰ BIẾN ĐỔI TIÊU CỰC ĐẠO

Một phần của tài liệu Luận án Trương Thị Phương Thảo (Trang 144 - 151)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w