ngũ công chức Việt Nam dưới tác động của kinh tế thị trường
Quá trình chuyển đổi từ cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường đã tác động đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, trong đó có đạo đức. Theo đó, thang giá trị đạo đức của xã hội nói chung, của đội ngũ công chức Việt Nam nói riêng đã có sự dịch chuyển, biến đổi. Sự biến đổi đó được quy định không chỉ bởi những nhân tố chủ quan mà cả bởi những yếu tố khách quan. Điều này được cắt nghĩa bởi mấy lý do chính sau đây:
Thứ nhất, xuất phát từ quy luật tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.
Quan niệm duy vật về lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư là hai phát hiện vĩ đại của C. Mác. Nhờ hai phát hiện vĩ đại đó mà chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học. Quan niệm duy vật về lịch sử khẳng định rằng tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, mỗi khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng. C.Mác viết rằng: "ph- ương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của con người quyết định tồn
tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ" [66, tr.15]. Đối lập với quan niệm duy tâm về lịch sử, đứng trên lập trường duy vật triệt để và phương pháp biện chứng khoa học, C.Mác chỉ ra rằng: quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất là những quan hệ xã hội cơ bản quyết định mọi quan hệ tư tưởng, trong đó có đạo đức. Do đó chúng ta không thể lấy bản thân những quan hệ pháp quyền cũng như những hình thái nhà nước, hay lấy cái gọi là sự phát triển chung của tinh thần của con người để giải thích những quan hệ và hình thái đó, mà trái lại, phải thấy rằng những quan hệ và hình thái đó đều bắt nguồn từ những điều kiện sinh hoạt vật chất. Vì vậy, chúng ta "phải giải thích ý thức ấy bằng những mâu thuẫn của đời sống vật chất, bằng sự xung đột hiện có giữa các lực lượng sản xuất xã hội và những quan hệ sản xuất xã hội" [66, tr.15].
Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay đã làm thay đổi cả lực lượng sản xuất lẫn quan hệ sản xuất. Sự thay đổi đó kéo theo sự thay đổi nhiều mặt khác nhau của đời sống xã hội, trong đó có đạo đức. Thang giá trị đạo đức xã hội nói chung, thang giá trị đạo đức của đội ngũ công chức nói riêng có sự biến đổi theo sự thay đổi của đời sống vật chất, của những quan hệ sản xuất xã hội đã sản sinh ra nó. Đúng như C.Mác và Ph.Ăngghen nói: "chính con người, khi phát triển sự sản xuất vật chất và sự giao tiếp vật chất của mình, đã làm biến đổi, cùng với hiện thực đó của mình, cả tư duy lẫn sản phẩm tư duy của mình" [65, tr.38].
Thứ hai, xuất phát từ quy luật tương tác giữa các hình thái ý thức xã hội. Các hình thái ý thức xã hội trong đó có đạo đức hình thành trên cơ sở
tồn tại xã hội, phản ánh các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội dưới những góc độ, khía cạnh, phương diện khác nhau, bằng những phương thức riêng với những quy luật đặc thù nhưng giữa chúng có sự tác động qua lại lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế. Ph.Ăngghen viết rằng: "Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật... đều dựa trên cơ sở sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế" [69, tr.271].
Trong các hình thái ý thức xã hội, ý thức đạo đức xuất hiện tương đối sớm và có vai trò to lớn trong việc thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người. Nhưng khi xã hội có sự phân chia giai cấp, một số hình thái ý thức xã hội khác xuất hiện, trong đó có hệ tư tưởng chính trị, ý thức pháp quyền. Khi hệ tư tưởng chính trị xuất hiện thì ngay lập tức nó thay thế một phần chức năng điều chỉnh hành vi con người của đạo đức.
Không chỉ thay thế một phần chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức, hệ tư tưởng chính trị còn làm biến đổi cả quan hệ đạo đức. Từ hành vi, quan hệ xã hội nói chung đến hành vi, quan hệ đạo đức nói riêng đều bị chi phối bởi hệ tư tưởng chính trị. Trên thực tế giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực lượng tinh thần thống trị trong xã hội. Giai cấp nào chi phối những tư liệu sản xuất vật chất thì cũng chi phối luôn cả những tư liệu sản xuất tinh thần và "Những tư tưởng thống trị không phải là cái gì khác mà chỉ là sự biểu hiện tinh thần của những quan hệ vật chất thống trị" [65, tr.66] mà thôi. Nói theo cách của C.Mác và Ph.Ăngghen thì ngay cả những ảo tưởng hình thành trong đầu óc con người cũng là những "vật thăng hoa tất yếu của quá trình đời sống vật chất của họ". Do đó, ý thức đạo đức hay hành vi, quan hệ đạo đức trong xã hội có giai cấp bao giờ cũng mang tính giai cấp, tức là chịu sự chi phối của hệ tư tưởng chính trị của giai cấp thống trị trong xã hội, hệ tư tưởng chính trị đó chỉ là "vật thăng hoa" tất yếu của quá trình đời sống vật chất của giai cấp thống trị mà thôi.
Hệ tư tưởng thống trị trong xã hội Việt Nam hiện nay là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của mình. Mọi hoạt động trên lĩnh vực tinh thần, tư tưởng, đạo đức v.v. đều chịu sự chi phối của hệ tư tưởng chính trị đó.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được Đại hội lần thứ XII đề ra là: kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường
lối đổi mới.... Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh, coi đó là công việc thường xuyên của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội, địa phương, đơn vị gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ". Mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đều phải kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh [29,
tr.202]. Ý thức đạo đức, hành vi đạo đức hay quan hệ đạo đức của đội ngũ công chức Việt Nam hiện nay phải lấy đạo đức Mác-Lênin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và quan điểm đạo đức của Đảng ta làm chuẩn, làm hệ quy chiếu.
Thứ ba, xuất phát từ quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế .
Sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam gắn liền với quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới. Đây là xu thế tất yếu của thời đại mà Việt Nam không là ngoại lệ. Xu thế này đang làm thay đổi quan hệ giữa Việt Nam với "phần còn lại của thế giới", nó đã và đang tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Việt Nam trong đó có đời sống đạo đức.
Sự giao lưu và tiếp biến văn hóa với thế giới, trong đó có văn hóa đạo đức, một mặtgiúp cho chúng ta có cơ hội tiếp thu, học hỏi thành tựu văn hóa, văn minh nhân loại, góp phần bổ sung, làm phong phú thêm các giá trị văn hóa, giá trị đạo đức con người Việt Nam, đồng thời góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới. Tuy nhiên, chính quá trình này đem lại nguy cơ làm cho môi trường văn hóa thiếu lành mạnh, đi ngược với truyền thống văn hóa, đạo đức của dân tộc. Nhất là "Tình trạng nhập khẩu, quảng bá, tiếp thu dễ dãi, thiếu chọn lọc sản phẩm văn hóa nước ngoài đã tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa của một bộ phận nhân dân, nhất là lớp trẻ" [29, tr.125]
Chủ nghĩa cá nhân là tư tưởng và cũng là lối sống đặc trưng của xã hội tư bản. Tư tưởng và lối sống đó được du nhập vào nước ta bằng nhiều kênh khác nhau, nhất là thông qua các ấn phẩm văn hóa. Không ít ấn phẩm văn hóa truyền bá chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, tối đa hóa lợi nhuận, tìm kiếm sự giàu có "giàu có, giàu có nữa và luôn luôn giàu có
thêm, không phải là sự giàu có của xã hội, mà là sự giàu có của cá nhân riêng rẽ nhỏ nhen" [68, tr.262]. Chính chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng đã ảnh hưởng không nhỏ đến ý thức, hành vi, quan hệ đạo đức của không ít công chức Việt Nam, nhất là từ khi chúng ta tiến hành đổi mới, mở cửa, hội nhập thế giới. Tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII, Đảng ta đánh giá: "Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước"
[30, tr.22], tức là tập trung chủ yếu ở đội ngũ công chức nước ta.
Có thể thấy, sự biến đổi đạo đức công vụ của đội ngũ công chức nước ta dưới tác động của kinh tế thị trường là khách quan. Tính khách quan đó được quy định bở quy luật tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng ; bởi quy luật tương tác giữa các hình thái ý thức xã hội; bởi quá trình mở cửa họi nhập kinh tế thế giới.
Ngoài ra, sự biến đổi trên còn có nguyên nhân khác, đó là nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân chủ quan tập trung chủ yếu ở: 1) Cán bộ, công chức thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm trước Đảng, trước Nhà nước và nhân dân; 2) Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị, quy định về xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở một số nơi chưa đến nơi, đến chốn, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, nói không đi đôi với làm hoặc làm chiếu lệ; 3) Các nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình ở nhiều nơi vừa bị buông lỏng trong thực hiện, vừa chưa được quy định cụ thể để làm cơ sở cho công tác kiểm tra , giám sát; 4) Việc đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ còn nể nang, cục bộ, chưa chú trọng phát hiện và có cơ chế thật sự để trọng dụng người có đức, có tài, không kiên quyết thay thế người vi phạm , uy tín giảm sút, năng lực yếu kém v.v. Việc hạn chế tác động tiêu cực từ chính các nguyên nhân chủ quan này sẽ góp phần quan trọng trong việc khắc phục sự biến đổi đạo đức công vụ ở nước ta hiện nay.