MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ SỰ BIẾN ĐỔI ĐẠOĐỨC CÔNG VỤ CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƢỜNG

Một phần của tài liệu Luận án Trương Thị Phương Thảo (Trang 110 - 120)

CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một là, chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ, thực dụng, vụ lợi... có xu hướng phát triển.

Chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ, thực dụng là một trong những biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức, lối sống đã được Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng chỉ ra. Theo đó, Đảng ta xác định đây là một trong những biểu hiện về suy thoái đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức "Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình"[30, tr.30]

Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, một bộ phận công chức chỉ coi trọng lợi ích cá nhân, vun vén cho bản thân mình, làm trái với lời dạy của Hồ Chí Minh là phải đặt lợi ích của Nhà nước, của nhân dân lên trên hết. Ở họ thiếu tinh thần đồng cam, cộng khổ với nhân dân. Mục tiêu cuối cùng của họ là quyền lực, quyền lợi cá nhân. Bởi vậy, họ luôn lấy "cái tôi" của mình để xử lý các mối quan hệ và giải quyết công việc; coi thường pháp luật, kỷ cương, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức cá nhân bị xuống cấp. Với bệnh chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ, thực dụng, một số công chức luôn tìm cách lợi dụng kẽ hở của pháp luật để mưu cầu lợi ích riêng, lợi dụng những sơ hở trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chính sách để tiến thân, phục vụ cho tham vọng chính trị, lợi ích của mình. Không ít cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận hối lộ, tham nhũng gây tổn thất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng.

Bản chất của Nhà nước ta là "Nhà nước của dân, do dân, vì dân". Trong khi đó, một số người có chức, quyền lại quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu nhân dân, coi thường người dân, không lấy kết quả chăm lo đời sống của nhân dân làm thước đo sự lãnh đạo và phẩm chất của mình mà chỉ biết vun vén lợi ích cá nhân.

Chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ, thực dụng là nguồn gốc của những "căn bệnh": quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cục bộ, địa phương, nhũng nhiễu

nhân dân,... làm suy yếu tổ chức, cơ quan nhà nước, làm tha hóa đội ngũ công chức. Nó là một mối nguy hiểm với sự nghiệp đổi mới mà nhân dân ta đang thực hiện. Với đạo đức công vụ của người công chức, chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ, thực dụng là căn bệnh đáng lo ngại nhất trong giai đoạn hiện nay.

Hai là,nạn tham nhũng, quan liêu, hối lộ, bòn rút của công, lãng phí diễn ra ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực

Chủ trương chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã thu được những thành tựu rất quan trọng, tạo đà thuận lợi cho việc tiếp tục đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh mặt tích cực, chúng ta cũng đang đối mặt với không ít những khó khăn thách thức, đặc biệt nạn tham nhũng ở một bộ phận cán bộ, đảng viên nói chung và công chức nói riêng. Đại hội Đảng lần thứ VII đã khẳng định tham nhũng là một trong bốn nguy cơ mà chúng ta không bao giờ được xem thường. Các nguy cơ đó đến nay - như Đại hội Đảng lần thứ XII của Đảng khẳng định: "vẫn tồn tại, có mặt diễn biến phức tạp, như tham nhũng, lãng phí "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch với những thủ đoạn mới" làm cho "niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng, chế độ có mặt bị giảm sút" [29, tr.68].

Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, lợi dụng quyền giám sát quản lý, cấp phép và xử lý vi phạm, một số cán bộ đã buộc các đối tượng liên quan phải hối lộ dưới mọi hình thức. Họ buông lỏng hoạt động quản lý để tìm cách tạo ra các điều kiện về cạnh tranh, về cơ chế xin cho nhằm trục lợi. Thậm chí, một số người còn tìm cách bảo hộ hoặc tạo điều kiện cho các hoạt động phi pháp ở địa phương, như sản xuất tiêu thụ hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại....

Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng, một số cán bộ thoái hóa, biến chất đã cấu kết với nhau, tạo kẽ hở trong các hợp đồng liên doanh, liên kết để chia lợi nhuận, thực chất là tham ô công quỹ. Hành vi tham nhũng của những người này còn thể hiện dưới dạng nhận quà biếu để lập hồ sơ giả cho vay trái pháp luật hoặc cho vay không thế chấp, không có phương án kinh doanh,

buông lỏng quản lý tài chính, không giám sát, kiểm tra nguồn vốn, dẫn tới lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của nhà nước với số lượng lớn.

Ở lĩnh vực cấp phát vốn thuộc sở hữu nhà nước và xét duyệt các dự án đầu tư, để được phê duyệt dự án, cấp vốn thuộc ngân sách, các đối tượng nhận dự án, nhận vốn, thường thông đồng, hối lộ những cán bộ có thẩm quyền phê duyệt dự án, duyệt vốn… Quy mô thông đồng, tham nhũng tùy thuộc vào các quy mô dự án, vốn được cấp nhiều hay ít.

Lĩnh vực xây dựng, quản lý và sử dụng nhà đất cũng là lĩnh vực xảy ra nhiều tham nhũng nghiêm trọng. Một số cán bộ có chức có quyền trong lĩnh vực này đã cấp đất, giao đất sai thẩm quyền, mua bán chuyển nhượng đất trái phép, sử dụng sai nguyên tắc và tham ô tiền đền bù, tiền thuế…Trong việc quản lý các công trình xây dựng, một số cán bộ cố ý làm trái trong khảo sát, thiết kế, thi công sửa chữa, nâng cấp… gây thất thoát lớn. Họ lợi dụng việc mua bán vật tư, thiết bị để tự ý khai khống, nâng giá, hợp thức hóa bằng hóa đơn tài chính phát hành tại nơi khác để hưởng chênh lệch, lập quỹ trái phép.

Điều đáng báo động là vấn nạn tham nhũng đang diễn ra ở diện rộng và với mức độ ngày càng nghiêm trọng bởi sự lạm dụng chức quyền ở một bộ phận công chức nói chung và công chức lãnh đạo, quản lý nói riêng. Những năm gần đây, dư luận xã hội bàn nhiều đến sự giàu có, phát tài nhanh chóng của nhiều cán bộ công chức chủ chốt cấp cao. Trong xã hội xuất hiện một hiện tượng được gọi là "quá trình tích lũy tư bản ban đầu bằng tham nhũng". Hành vi tham nhũng của một số công chức lãnh đạo các cấp đã và đang gây những tác hại to lớn về nhiều mặt, làm xói mòn "định hướng xã hội chủ nghĩa" của nền kinh tế thị trường mà chúng ta đang xây dựng. Hiện tượng này là một sự tha hóa mới, đe dọa trực tiếp ổn định xã hội.

Như vậy, mức độ nghiêm trọng, phổ biến của tệ tham nhũng được biểu hiện trước hết là quy mô các vụ tham nhũng ngày càng lớn, làm thất thoát một lượng lớn tài sản nhà nước, tập thể và nhân dân. Tham nhũng ở nước ta hiện nay xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử

dụng đất đai, quản lý sử dụng ngân sách, tiền tệ, thuế, phí, lệ phí, xuất nhập khẩu cho đến các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tư pháp, y tế, giáo dục.v.v.. Tham nhũng luôn gắn với quyền lực; do đó, chức vụ càng cao, quyền lực càng lớn thì càng tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng do chức vụ mà có. Có thể khẳng định rằng, tham nhũng đang là vấn đề nóng nhất, bức xúc nhất của xã hội và cùng với đó là tình trạng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp.

Cùng với tham những, bệnh quan liêu ở một bộ phận cán bộ, công chức đã đưa lại những tác hại không nhỏ. Biểu hiện của bệnh quan liêu trong đội ngũ công chức nước ta hiện nay là:

Thứ nhất, không có quan điểm phục vụ nhân dân mà muốn đứng trên nhân dân.

Công chức gắn liền với nhà nước. Chính nguồn gốc ra đời của nhà nước - một thiết chế - tổ chức xuất hiện từ trong xã hội nhưng lại dường như đứng trên xã hội để lãnh đạo xã hội đã làm cho không ít công chức nhà nước hiểu nhầm quyền lực của nhà nước, của công chức là cái vốn có, "của họ’’ chứ không phải do xã hội trao cho, và họ chỉ là người thừa hành.v.v.. Điều này đã đến tình trạng quan liêu

Bệnh quan liêu làm cho người công chức quen cách làm việc theo kiểu mệnh lệnh, độc đoán. Cứ tưởng mình biết tất cả vì mình là cán bộ, hoặc biết một chút cũng đủ rồi. Việc gì cũng làm ra vẻ quan trọng, tự kiêu, tự mãn. Khi xuống cơ sở tự cho mình là kẻ bề trên, chỉ biết truyền lệnh không quan tâm đến tâm trạng của dân chúng, lúc nào cũng coi mình là kẻ ban ơn. Là những người lãnh đạo khi bị mắc bệnh quan liêu tới mức nghiêm trọng thì về thực chất họ lại bị kẻ xu nịnh, cơ hội lãnh đạo. Khi bị tiêm nhiễm bệnh quan liêu người ta thường tự kiêu, tự mãn với những hiểu biết của mình, thiếu trách nhiệm với dân, tùy tiện trước pháp luật; trong chỉ đạo thì lộng quyền bất chấp dư luận; thích địa vị, đẳng cấp, kèn cựa để giữ được vị trí "an nhàn hưởng lợi". Theo V.I.Lênin, vì bị bệnh quan liêu nên nó làm cho đầu óc anh ta lúc nào cũng bám đầy bụi bẩn; nó gây nên tình trạng bùng nhùng, hỗn tạp, lộn

xộn; nó đưa anh ta đến trì trệ; nó làm chúng ta phải não lòng.

Thứ hai, thoát ly thực tiễn trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

Thoát ly thực tiễn, chỉ coi trọng hình thức giấy tờ, báo cáo, công văn, chú ý đến việc ban hành quyết định thuần túy hơn là nghiên cứu tình hình, kinh nghiệm sáng kiến của quần chúng, của địa phương là đặc trưng của phương pháp tổ chức và quản lý kiểu quan liêu. Do mắc bệnh quan liêu cho nên một số cán bộ, công chức có chức, có quyền thích đưa ra những khẩu hiệu chung chung, thiếu cụ thể và hoàn toàn mang dụng ý chủ quan khi triển khai công việc thường theo lối áp đặt. Nếu xét về mục đích thì những người mắc bệnh quan liêu coi việc ra quyết định là tất cả, không cần tính đến hiệu quả của việc ra quyết định. Có thể nói đó là một thứ chủ nghĩa hình thức điển hình. Chỉ biết lấy hình thức thay cho nội dung, lấy kết quả trung gian, vụn vặt thay cho mục tiêu cuối cùng; coi việc xử lý vẫn nằm trong văn bản, giấy tờ thay cho kết quả hiện thực. Trong công tác cán bộ, những người mắc bệnh quan liêu thường lấy ý kiến chủ quan

"óc bè phái" thay cho phương pháp làm việc khoa học. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn chúng ta là phải "hiểu biết cán bộ", "khéo dùng cán bộ", "cất nhắc cán bộ", "thương yêu cán bộ". Ngược lại, người cán bộ, công chức cũng phải biết chức trách, nhiệm vụ của mình mà phấn đấu hoàn thành cho tốt. Phải vì dân, vì nước mà cống hiến, hy sinh, luôn phải lấy dân làm "gốc".

Thứ ba, quan liêu trong tác phong làm việc, trong thực thi công vụ. Công chức mắc bệnh quan liêu, một mặt, ảnh hưởng chất lượng và hiệu quả phục vụ của nền công vụ, gây mất uy tin của Đảng và Nhà nước trong nhân. Mặt khác, bệnh quan liêu chi phối tác phong, lề lối làm việc của một số công chức, là một trong những nguyên nhân làm suy thoái đạo đức công vụ ở họ. Công chức lãnh đạo một khi mắc bệnh quan liêu thì chỉ đạo không gắn với trách nhiệm của mình, với quyền lợi của tập thể, làm việc nhiều khi mang tính tùy tiện, không theo nguyên tắc, quy chế. Họ thường say sưa với cái cũ thích bộ máy nhiều tầng, nhiều nấc, nhiều khâu trung gian. Nếu có đề cập đến đổi mới thì cũng chỉ dừng lại ở chỉ thị, nghị quyết không đưa ra biện pháp cụ thể để thực hiện, với họ "chủ nghĩa kinh nghiệm" là tất cả, coi kinh nghiệm của

mình là chân lý, ít quan tâm đến những thay đổi hằng ngày. Từ đó họ coi thường việc tổng kết thực tiễn, coi thường công tác nghiên cứu cái gì cũng tỏ ra "biết rồi". Ngược lại, để phục vụ cho lợi ích của bản thân, họ lại "quan tâm" khác thường, lẫn lộn trắng đen, lấy đổi mới làm cái bình phong. Loại quan liêu mới này làm cho chúng ta khó chống vì họ lấy danh hiệu cộng sản, chức quyền, mối quan hệ thân thuộc, ê kíp... để che đậy và bảo vệ cho bệnh quan liêu. Trong công tác xây dựng đảng và xác lập vai trò lãnh đạo của đảng họ đưa ra sự độc quyền lãnh đạo của đảng đến mức phi lý, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, cục bộ, địa phương trong công tác cán bộ; thủ tiêu dân chủ nội bộ. Những công chức làm công tác chuyên môn mà quan liêu thì xa dân, gây khó dễ với nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ. Với đồng nghiệp thì luôn cho mình là đúng, không chịu lắng nghe, không có ý thức hợp tác, chia sẻ với cộng sự trong giải quyết công việc.

Ba là, tha hóa quyền lực, thiếu trung thực trong thực thi công vụ của một bộ phận công chức.

Thực tiễn đổi mới trong bối cảnh tác động của kinh tế thị trường thời gian qua cho thấy, sự tha hóa quyền lực của một bộ phận công chức, nhất là những công chức có quyền trong bộ máy nhà nước diễn ra bằng nhiều phương thức khác nhau, tinh vi, phức tạp. Từ việc dùng quyền hạn của mình để tác động không đúng, không phù hợp cho đến sự "ưu ái" đối với các lĩnh vực nhằm trục lợi cho mình và nhóm lợi ích… Hầu hết sai phạm đều có liên quan đến công chức có chức vụ, quyền hạn trong việc quyết định chủ trương, chính sách, cấp phép, cấp vốn, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ.v.v.

Không chỉ có công chức lãnh đạo, quản lý tha hóa quyền lực mà cả những công chức trong đó có cán bộ tham mưu, giúp việc, trợ lý, thư ký riêng… cũng lợi dụng vị trí công tác được phân công để trục lợi cá nhân, phe nhóm, gây bức xúc trong xã hội. Đặc biệt, sự tha hóa quyền lực vừa trắng trợn vừa tinh vi, câu kết chặt chẽ "trên - dưới", "trong - ngoài" bằng "luật ngầm" đã xuất hiện ở nhiều nơi, nhiều ngành. Thậm chí, trong chừng mực nhất định, đã xuất hiện dấu hiệu tha hóa quyền lực của công chức gắn với tội phạm có tổ chức.

Tư tưởng địa vị, lợi dụng chức quyền, cơ hội, "chạy chọt" vì lợi ích cá nhân, như chạy thành tích, bằng cấp, chức quyền, dự án, đề tài..., khá phổ biến; khi bị phát hiện thì chạy tội. Trong quan hệ với đồng nghiệp thì kèn cựa, địa vị, gây mất đoàn kết nội bộ hay lạm dụng chức vụ, lợi dụng quyền hạn, thói gia trưởng đang tồn tại khá phổ biến nhằm "vinh danh, phì gia", "một người làm quan cả họ được nhờ".

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn, tha hóa quyền lực còn thể hiện ở tệ tham quyền cố vị, vì thế mặc dù đã hết nhiệm kỳ, đến tuổi về hưu hoặc không đủ uy tín để làm việc nhưng họ vẫn không muốn rời "ghế". Đồng thời với tệ lạm quyền là tệ thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc không dám chịu trách nhiệm cá nhân. Khi xảy ra hậu quả, họ tìm mọi lý do đổ cho khách quan hoặc đổ vấy cho người khác, cho cơ chế, cho tập thể. Hậu quả của nó không chỉ làm tha hóa bản thân mình, mà còn làm suy yếu tổ chức, bộ máy, làm tổn hại lợi ích của đất nước, của nhân dân, lợi dụng chức, quyền để trục lợi.

Địa vị, chức quyền tự nó không làm nên quan liêu, tham nhũng, mặc dù có chức, có quyền dễ dẫn đến lợi dụng, lạm dụng chức quyền vì mục đích cá nhân, nhất là trong điều kiện chính sách còn nhiều thiếu sót, sơ hở, cơ chế quản lý, giám sát cán bộ lỏng lẻo, bất cập. Nhưng đó không phải là cái chủ yếu. Bởi trên thực tế, trong điều kiện đó phần lớn cán bộ lãnh đạo có chức

Một phần của tài liệu Luận án Trương Thị Phương Thảo (Trang 110 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w