Trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc nhận diện một cách chính xác chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ, thực dụng trong đội ngũ công chức nhà nước để có biện pháp đấu tranh là vấn đề bức thiết. Nếu nhận diện đúng thì sẽ có giải pháp đấu tranh, khắc phục hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, củng cố niềm tin của nhân dân đối với tổ chức bộ máy nhà nước; ngược lại, chính những biểu hiện này sẽ làm mất uy tín của nhà nước từ bên trong, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch bên ngoài lợi dụng chống phá.
Tại Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII), Đảng ta xác định: một trong chín biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là: "Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình" [30, tr30]. Chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ, thực dụng là nguy cơ làm tha hóa đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Những công chức bị nhiễm "căn bệnh" này, luôn lấy "cái tôi"
của mình để xử lý các mối quan hệ và giải quyết công việc, coi thường pháp luật, kỷ cương, đạo đức công vụ bị suy thoái, xuống cấp. Trong thực thi nhiệm vụ thì tìm cách lợi dụng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để mưu cầu lợi ích riêng, phục vụ cho tham vọng cá nhân, dễ cấu kết, bè phái gây mất đoàn kết nội bộ. Khi không thực hiện được ý đồ cá nhân của mình thì sinh ra bất mãn. Nguy hiểm hơn, nếu có sự móc nối, lôi kéo của các thế lực thù địch, bộ phận công chức này dễ trở thành lực lượng làm trái các quy định của Nhà nước, đi ngược với lợi ích của nhân dân.
Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướngXHCN ở nước ta hiện nay, bên cạnh những thuận lợi chúng ta còn chịu sự chi phối từ mặt trái của cơ chế thị trường, những tiêu cực nảy sinh trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Tại Đại hội lần thứ XI, Đảng ta đánh giá "Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp" [27, tr. 173]. Một bộ phận không nhỏ công chức thiếu ý thức tu dưỡng, rèn luyện; ở một số cơ quan việc giáo dục đạo đức, lối sống còn bị xem nhẹ hoặc mang tính hình thức. Sự xuống cấp về lý tưởng chính trị, biến chất về đạo đức, lối sống, để cho chủ nghĩa cá nhân phát triển đã làm cho đạo đức công vụ ở một bộ phận công chức biến đổi theo xu hướng tiêu cực, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động nền công vụ, giảm sút lòng tin của nhân dân, gây trở ngại lớn đến sự nghiệp đổi mới đất nước. Do vậy, phải kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện cá nhân chủ nghĩa, kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" của một bộ phận công chức. Đây là vấn đề khó khăn, phức tạp bởi những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân luôn được che đậy rất khôn khéo, tinh vi dưới nhiều hình thức, gắn liền với lợi ích của từng cá nhân, lợi ích nhóm. Cùng với những định hướng của Đảng trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), theo chúng tôi đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ, thực dụng trong đội ngũ công chức nước ta hiện nay, cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ cụ thể sau:
Một là, tăng cường giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ công chức. Đạo đức được hình thành chủ yếu bằng hai con đường: tự giác và tự phát. Trong con đường tự giác, giáo dục đạo đức đóng vai trò quan trọng. Về bản chất, giáo dục đạo đức là hoạt động tự giác, có hệ thống nhằm hình thành và phát triển về nhận thức, hành vi đạo đức, làm cho đối tượng giáo dục có được những phẩm chất và năng lực cần thiết phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực đạo đức xã hội. Theo đó giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức là quá trình làm cho đội ngũ công chức hiểu được các giá trị của đạo đức công vụ và tiêu chuẩn hành vi trong thực thi công vụ, qua đó khơi dậy động cơ đạo đức và thúc đẩy hành vi đạo đức của người công chức. Cốt lõi của giáo dục đạo đức công vụ là làm cho đội ngũ công chức hiểu được vai trò và nghĩa vụ của mình, hiểu được giá trị và ý nghĩa của công việc mà bản thân mình đang thực hiện; nắm được các chuẩn mực, giá trị, hành vi đạo đức trong thực thi công vụ mà họ phải tuân theo.
Để nâng cao hiệu quả công tác giáo dụcđạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức nước ta hiện nay, thiết nghĩ cần phải tăng cường hơn nữa vai trò của cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng đào tạo, bồi dưỡng, trong đó có giáo dục, bồi dưỡng đạo đức công vụ. Cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc thiết kế chương trình đào tạo, bồi dưỡng về đạo đức công vụ; tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng định kỳ cho các đối tượng khác nhau; xây dựng cẩm nang hướng dẫn về đạo đức công vụ. Việc đào tạo, bồi dưỡng không nặng về lý thuyết, cái quan trọng hơn là việc hướng dẫn thực hành đạo đức công vụ cho người học; giúp cho người học có khả năng đưa ra lựa chọn hợp lý trong bối cảnh có sự xung đột giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, cộng đồng.
Bên cạnh đó, chúng ta cần tiến hành tổng kết và nghiên cứu để xác lập hệ thống chuẩn mực, giá trị về đạo đức công vụ. Hiện nay, trong một số văn bản như "Quy chế văn hóa công sở tại cơ quan hành chính nhà nước" được ban hành theo quyết định số 129/2007/QĐ - TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ; hay "Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm
việc trong bộ máy chính quyền địa phương" theo quyết định số 03/2007/QĐ - BNV, ngày 26/02/2007 của Bộ Nội vụ.v.v. đã đưa ra một số quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Tuy nhiên, việc "đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế" [29, tr.126] nói chung, cho đội ngũ công chức nói riêng vẫn còn thiếu. Do đó, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận để xác lập hệ thống giá trị, chuẩn mực đạo đức công vụ là việc làm hết sức cấp bách và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Nghiên cứu thực tiễn của nhiều quốc gia cho thấy, tuy mỗi nước đề ra chuẩn mực, tiêu chuẩn khác nhau về đạo đức công vụ, song những giá trị, chuẩn mực sau đều được hầu hết các nước nhấn mạnh và thừa nhận, đó là: phục vụ công; lợi ích công; trách nhiệm công (gồm trách nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp luật, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm nêu gương về đạo đức); công bằng xã hội; sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực công; công khai, minh bạch và phát huy dân chủ.
Thực chất, con đường hiệu quả nhất để xây dựng đạo đức công vụ chính là nỗ lực để làm cho hệ thống thể chế thật sự phản ánh và thể hiện đầy đủ các giá trị đạo đức tốt đẹp. Hoạt động công vụ của đội ngũ công chức phần nhiều là hoạt động thực thi thể chế. Do đó, nếu thể chế thể hiện đầy đủ các giá trị đạo đức thì có tác dụng khơi dậy tình cảm đạo đức và thúc đẩy hành vi đạo đức của cán bộ, công chức.
Hai là,Phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các phương tiện thông tin đại chúng và của nhân dân trong việc giám sát cán bộ, công chức, có cơ chế để nhân dân tham gia vào công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền Nhà nước.
Đây là giải pháp vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài của công tác xây dựng Đảng, cũng như trong việc phòng chống chủ nghĩa cá nhân, tình trạng suy thoái đạo đức của cán bộ, công chức,đảng viên hiện nay. Đồng thời, phát huy vai trò giám sát của nhân dân, của các phương tiện thông tin đại chúng đối với việc rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của đội ngũ
công chức; có cơ chế khen thưởng những cá nhân, cơ quan báo chí đã tích cực đấu tranh, phê phán những hành động sai trái.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: "Kiểm tra có tác dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viên và cán bộ làm trọn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, làm gương mẫu tốt cho nhân dân. Do đó mà góp phần vào việc củng cố Đảng về tư tưởng và tổ chức" [74, tr.302]. Thông qua kiểm tra, giám sát sẽ góp phần quản lý chặt chẽ từng cán bộ, công chức ở nơi công tác, nơi cư trú và khi công tác xa đơn vị, nhất là đi công tác nước ngoài; đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời những công chức vi phạm tư cách, thoái hóa biến chất về đạo đức, lối sống, những phần tử cơ hội, bất mãn, gây mất đoàn kết nội bộ, vi phạm đạo đức công vụ.
Giám sát, kiểm tra, quản lý công chức bao gồm nhiều nội dung từ phẩm chất đạo đức đến việc thực thi công vụ. Nếu làm tốt công tác giám sát, kiểm tra, quản lý đội ngũ công chức sẽ giảm thiểu tình trạng công chức khai man tuổi, khai man thời gian đi học tập, kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, không chấp hành tốt quy định ở khu dân cư, v.v.. Mặt khác, cán bộ, công chức là đảng viên phải thường xuyên giữ mối liên hệ với cấp ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú.
Thực tế cho thấy, nhiều công chức là đảng viên không dự các cuộc họp tổ dân phố, thường là cử vợ, con, cha, mẹ đi họp thay. Dân cư ở tổ dân phố không biết những công chức là đảng viên này làm gì, ở cơ quan nào. Do vậy, phải có cơ chế, chính sách để mỗi cán bộ công chức phải được quản lý bởi tổ chức, đoàn thể, cán bộ và nhân dân ở nơi cư trú. Muốn vậy, phải đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; thực hiện dân chủ trong Đảng; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong kiểm tra, giám sát công chức theo đúng chức năng và thẩm quyền của mỗi cơ quan. Biện pháp quản lý cán bộ đảng viên hiệu quả là "định kỳ lấy ý kiến nhận xét của nhân dân về tư cách, đạo đức của cán bộ, đảng viên" [27,
tr.258]. Nếu công chức là đảng viên được lấy ý kiến nhận xét của nhân dân (02 lần/năm) về tư cách, đạo đức mà không đạt yêu cầu thì cương quyết bãi
nhiệm, thay thế. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử để nâng cao hiệu quả công tác chống tham nhũng, quan liêu, chủ nghĩa cá nhân cơ hội. Qua đó, nâng cao hiệu quả giám sát, kiểm tra, quản lý đội ngũ công chức.
Song hành cùng công tác tuyên truyền để nhân dân nhận biết, phòng và chống chủ nghĩa cá nhân, cần tăng cường đoàn kết thống nhất trong cơ quan đơn vị, củng cố mối liên hệ mật thiết giữa đội ngũ công chức hành chính với với nhân dân. Đây là nội dung quan trọng tác động trực tiếp đến nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, công chức khi thực thi công vụ. Theo đó, mỗi công chức cần nêu cao tinh thần đoàn kết thống nhất trên cơ sở quy chế hoạt động công vụ và tinh thần đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, đối tác và nhân dân trong quá trình công tác.
Ba là,xây dựng quy chế làm việc, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức; phát huy dân chủ, đề cao tự phê bình và phê bình.
Trong bối cảnh chúng ta chưa đúc kết, chưa xây dựng được hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường cũng như hệ giá trị, chuẩn mực đạo đức công vụ nói riêng, việc ban hành các quy tắc hay quy chế làm việc, chẳng hạn như "Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước" của Thủ tướng Chính phủ (số 129/2007/QĐ - TTg ngày 02/8/2007) là hoàn toàn cần thiết. Tại điểm 2, Điều 3 của Quy chế quy định: "Xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao" và "cán bộ, công chức, viên chức không được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ".
Phát huy dân chủ, đề cao tự phê bình và phê bình nhằm tạo sự thống nhất về ý chí và hành động, phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, tăng cường sự giám sát của tập thể đối với cá nhân công chức.Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đây là vũ khí sắc bén và rất cần thiết để chống chủ nghĩa cá nhân. Người chỉ rõ, trong tự phê bình và phê bình phải thực hiện một cách thường
xuyên, nghiêm túc; tự phê bình và phê bình có lý, có tình, trên tinh thần thương yêu đồng chí, tôn trọng nhân cách của mỗi con người.
Bốn là, pháp điển hoá đạo đức công vụ.
Thông qua pháp luật để xác lập các chuẩn mực của đạo đức công vụ và thúc đẩy việc thực hành đạo đức công vụ phải được coi là một trong những giải pháp quan trọng để chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng trong một bộ phận cán bộ, công chức nước ta hiện nay.
Hiện nay, các chuẩn mực và yêu cầu về đạo đức công vụ ở nước ta đã được thể hiện trong một số văn bản pháp luật, như Hiến pháp năm 2013; Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi năm 2018... Tuy nhiên, nước ta vẫn chưa xây dựng được một luật riêng quy định về đạo đức công vụ. Do đó, để hạn chế những biến đổi tiêu cực của đạo đức công vụ trong một bộ phận công chức nước ta hiện nay, để chống chủ nghĩa cá nhân và lối sống thực dụng, cần pháp điển hóa đạo đức công vụ; xây dựng và ban hành Luật đạo đức công vụ hay Luật đạo đức của công chức. Việc ban hành luật này không những có tác dụng nêu lên các nguyên tắc, chuẩn mực về đạo đức công vụ, mà còn đưa ra những quy định cụ thể về mục đích đạo đức, hành vi đạo đức và công cụ đạo đức trong quá trình cán bộ, công chức tiếp xúc, làm việc với cơ quan, xã hội, doanh nghiệp và công dân. Hơn nữa, việc ban hành luật này sẽ tạo cơ sở hành lang pháp lý cho hoạt động giám sát hành vi của đội ngũ công chức trong thực thi nhiệm vụ của hệ thống chính trị.
Năm là,
, qua đó góp phần ngăn chặn tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, lối sống vị kỷ thực dụng.
Công khai, minh bạch trong hoạt động công vụ với xây dựng đạo đức công vụ có mối quan hệ biện chứng với nhau. Việc thực hiện công khai, minh bạch vừa là một chuẩn mực về đạo đức công vụ, vừa là phương thức để nhận diện, phát hiện, ngăn ngừa các biểu hiện cá nhân chủ nghĩa, thực dụng, lợi ích nhóm. Chỉ có công khai thông tin mới tạo cơ sở cho các tổ chức xã hội, báo chí và người dân phát huy vai trò trong ngăn chặn suy thoái đạo đức nghề nghiệp ở đội ngũ công chức. Áp lực của công chúng còn làm cho nhà nước quan tâm tập trung giải quyết vấn đề xung đột lợi ích và cá nhân chủ nghĩa. Thực hiện công khai, minh bạch sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của các kênh thanh tra, kiểm tra, giám sát, nhất là phát huy vai trò giám sát của báo chí, các tổ chức xã hội và người dân trong hoạt động công vụ và trong thực hành đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.
Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ trong các đơn vị, nhất là trong các khâu tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều