chức Việt Nam dưới tác động của kinh tế thị trường
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, các sự vật, hiện tượng ở trong quá trình vận động, biến đổi không ngừng. Có thể coi biến đổi là một trong những phương thức tồn tại phổ biến nhất của tất cả các sự vật và hiện tượng.
Biến đổi bao hàm mọi sự vận động và chuyển hóa từ trạng thái này sang trạng thái khác.
Dưới góc độ triết học, biến đổi luôn đối lập với sự ổn định tương đối của những đặc tính, của cơ cấu hoặc của những quy luật tồn tại của các sự vật, hiện tượng. Về thực chất, bản thân cơ cấu, những đặc tính và quy luật của các sự vật hiện tượng là kết quả của những tác động qua lại, bị chi phối bởi những mối liên hệ khác nhau của các sự vật hiện tượng, do đó, được sản sinh từ sự biến đổi của chúng.
Theo cách hiểu đó, biến đổi đạo đức công vụ là sự vận động và chuyển hóa ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức công vụ cũng như hệ thống các quy tắc, chuẩn mực dùng để đánh giá và điều chỉnh mối quan hệ giữa công chức với công chức, giữa công chức với xã hội trong quá trình thực thi công vụ. Sự biến đổi này suy cho cùng được quyết định bởi sự vận động biến đổi của đời sống vật chất, đời sống kinh tế của xã hội.
Thứ nhất, sự biến đổi tích cực đạo đức công vụ của đội ngũ công chức dưới tác động của kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
Kể từ khi đổi mới (1986), Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực trên mọi lĩnh vực. Kinh tế ngày càng tăng trưởng, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao. Chính trị được đánh giá là tương đối ổn định trong khu vực. Văn hóa, xã hội có những biến đổi tích cực, các giá trị văn hóa truyền thống không ngừng được phát huy, kết hợp với các giá trị văn hóa tiên tiến, hiện đại phù hợp với hoàn cảnh và xu hướng vận động mới. Trong bối cảnh đó, công chức nước ta - với tư cách là chủ thể của nền hành chính nhà nước, cũng có quá trình đổi khác: tích cực, tiến bộ, khả năng đáp ứng nhu cầu cải cách nền hành chính nhà nước cũng như nhu cầu phục vụ người dân ngày càng cao.
Thực tiễn xây dựng và bảo về đất nước thời gian qua cho thấy: đội ngũ công chức nước ta ngày càng phát huy bản chất đạo đức là người "đầy tớ" của nhân dân, các giá trị đạo đức xã hội cũng như đạo đức nghề nghiệp của người công chức không ngừng được phát huy trong điều kiện mới. Những tư tưởng lạc hậu, tác phong thụ động do cơ chế bao cấp cũ tạo ra đã dần được khắc phục, thay vào đó là sự năng động, sáng tạo, thái độ phục vụ dân cũng như ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện ở công chức ngày càng có nhiều biến đổi tích cực. Những biến đổi này diễn ra cả ở ý thức đạo đức đến hành vi và các quan hệ đạo đức của công chức. Theo đó, các chuẩn mực cơ bản của đạo đức công vụ luôn được bổ sung phù hợp với nhu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, phù hợp với sự tác động của kinh tế thị trường lên văn hóa, đạo đức. Điều này không chỉ làm cho hoạt động công vụ ngày càng đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước, mà vai trò đạo đức công vụ của công chức cũng ngày càng được khẳng định, là yếu tố quyết định hiệu quả và năng suất của hoạt động công vụ.Có thể khái quát sự biến đổi đạo đức công vụ của đội ngũ công chức nước ta hiện nay năm yếu tố sau:
Một là, trung thành với chính thể, với Tổ quốc, ý thức bảo vệ danh dự, lợi ích quốc gia vốn là truyền thống đạo đức tốt đẹp của công chức nước ta. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, phẩm chất đạo đức này không ngừng được phát huy một cách linh động, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới.
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung quan liêu bao cấp, lòng trung thành với chính thể, với Nhà nước của đội ngũ công nhân viên chức được thể hiện ở việc làm đúng, làm đủ kế hoạch, pháp lệnh mà Nhà nước đề ra, bảo vệ CNXH ở miền Bắc, sẵn sàng nhập ngũ để giải phóng miền Nam. Từ sau đổi mới, đặc biệt từ khi xây dựng, phát triển kinh tế thị trường, tình cảm với đất nước, lòng trung thành với chế độ, với chính thể ở đội ngũ công chức nước ta đang ngày càng được bổ sung những nội dung và phương thức thể hiện mới. Thay vì xung phong ra trận hay nhất nhất làm theo chỉ thị, pháp lệnh của nhà nước, tuân thủ chỉ đạo của cấp trên một cách máy móc, một chiều, cán bộ, công
chức nước ta hiện nay, một mặt, tôn trọng pháp luật, nhận thức đúng bản chất, đúng tinh thần và vận dụng linh hoạt, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tích cực, chủ động tham gia xây dựng Nhà nước, cải cách nền hành chính quốc gia bằng những ý tưởng, giải pháp tích cực, phù hợp, nhờ đó, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động công vụ không ngừng được nâng cao, vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng được khẳng định.
Với đặc trưng nghề nghiệp, hoạt động công vụ của cán bộ, công chức luôn là nơi mà những kẻ cơ hội, những người muốn làm giàu một cách nhanh chóng tiếp cận, mua chuộc. Hơn lúc nào hết, đội ngũ cán bộ, công chức nước ta thể hiện sự kiên định, bản lĩnh chính trị của mình, tôn trọng pháp luật, nhất quán với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, kiên quyết không làm trái với quy trình và quy định của hoạt động công vụ. Dù đâu đó vẫn còn một bộ phận công chức vi phạm pháp luật, nhưng về cơ bản công chức nước ta những năm quan đã và đang không ngừng phát huy tình yêu và lòng trung thành với Nhà nước, Tổ quốc XHCN, với chế độ công vụ mà họ đang đảm nhận. Thậm chí, tình cảm ấy ngày càng được thể hiện sâu sắc hơn, bản lĩnh hơn.
Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với các âm mưu chống phá chính quyền Nhà nước, chống phá Đảng cộng sản và chế độ chính trị mà nhân dân ta đã chọn. Đứng trước tình hình đó, cùng với toàn đảng, toàn dân và toàn quân, đội ngũ cán bộ công chức nước ta không ngừng nâng cao cảnh giác, phát hiện và đấu tranh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch, trung thành phấn đấu vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Tuyệt đối tin tưởng vào lý tưởng cách mạng, đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, trung thành với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, kiên quyết chống lại những hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại hòa bình, độc lập dân tộc, tích cực và sẵn sàng tham gia bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Hai là, tận tụy, sáng tạo, tích cực, tự giác trongcông việc
Tính hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh của kinh tế thị trường đòi hỏi người công chức phải nâng cao ý thức và thái độ của bản thân với công việc.
Tinh thần làm việc tận tụy, sáng tạo, tích cực tự giác trong thực thi nhiệm vụ của đội ngũ công chức không ngừng được đẩy mạnh trong bối cảnh thực thi công vụ mới. Thể chế kinh tế thị trường đã tạo cơ sở kinh tế cho việc xác lập địa vị chủ thể của cá nhân, bởi nó đòi hỏi ở con người tính tích cực, tự giác tối đa. Nó giải phóng các cá nhân tham gia hoạt động kinh tế khỏi sự phụ thuộc vào những kế hoạch mệnh lệnh hành chính quan liêu,...và tạo điều kiện để họ trở thành chủ thể tự chủ của hoạt động kinh tế. Sở dĩ hình thức tổ chức kinh tế này có ưu thế hơn về mặt tác động vào sự phát triển của con người, chính vì ở đó, cá nhân hoạt động kinh tế trở thành chủ thể vận hành kinh tế, có tính độc lập, tự chủ cao. Tính độc lập tự chủ này góp phần hình thành nên tính năng động sáng tạo của mỗi thành viên trong xã hội. Điều này dẫn đến sự biến đổi tích cực đạo đức công vụ của công chức nước ta: thay cho tâm lý ỷ lại, trông chờ vào các kế hoạch và chỉ đạo của nhà nước, họ trở nên độc lập hơn, có trách nhiệm hơn trong thực thi công vụ; lâu dần hình thành ở họ tác phong làm việc mới, lối sống, cách tư duy mới năng động hơn, dám làm giám chịu hơn.
Kinh tế thị trường kích thích tính tích cực và tiềm năng sáng tạo của con người, hình thành các nhân cách độc lập, phát triển tính tự chủ. Nó cũng là nơi đánh giá khách quan sản phẩm hàng hóa, tạo sự sàng lọc tự nhiên với hàng hóa và con người, buộc con người phải quan tâm đến chất lượng sản phẩm, hiệu quả công việc nếu muốn tồn tại và phát triển; là yếu tố kích thích con người không ngừng vươn lên để tự khẳng định mình. Trước sự tác động chung đó, công chức phải năng động, sáng tạo, thường xuyên chú ý cải tiến, đổi mới phương pháp làm việc để đạt hiệu quả cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu hoàn thiện nền công vụ.
Ba là,gần dân, học dân,tôn trọng nhân dân,phục vụ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Phát huy ý thức tôn trọng nhân dân, lấy dân làm gốc, đạo đức công vụ của đội ngũ công chức nước ta hiện nay diễn ra với những nội dung và hình thức thể hiện mới. Yêu cầu về hiệu quả, năng suất trong mọi hoạt động mà nền kinh tế thị trường đặt ra đã dẫn đến sự thay đổi trong tổ chức hoạt động
cũng như đạo đức công vụ. Thay vì thực hiện hành chính một cách cảm tính, theo thói quen thì mỗi khâu, mỗi mắt xích trong quy trình thực thi công vụ phải đảm bảo hiệu quả thực tế, giải quyết được cái gì, hướng tới cái gì. Điều này kéo theo sự thay đổi trong thái độ phục vụ người dân của đội ngũ công chức. Dân là trung tâm của hoạt động công vụ, do đó, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ, muốn đảm bảo hiệu quả trong thực thi công vụ, công chức phải biết lắng nghe và tôn trọng nguyện vọng của nhân dân; phải có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, với cá nhân, tổ chức trong thực thi công vụ. Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân nhân chính là thước đo giá trị trong hoạt động công vụ của người công chức trước tác động của nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì tinh thần và thái độ ấy ngày càng được củng cố, ngày càng được chú trọng hơn.
Bốn là, tự giác thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ công chức, nâng cao ý thức tự tu dưỡng, tự rèn luyện của bản thân.
Khác với cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, kinh tế thị trường đề cao trách nhiệm cá nhân, gắn động cơ và hiệu quả như là một chuẩn mực giá trị trong hoạt động của con người, trong nhân cách mỗi người. Trong hoạt động công vụ, nó buộc người công chức phải khắc phục lối tư duy ỷ lại, trông chờ hay đá bóng vào người khác. Thay vào đó, đội ngũ công chức ngày càng tự giác thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm, bổn phận của mình. Không ngừng nâng cao ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là trước tác động mặt trái của kinh tế thị trường. Mục đích, động cơ hoạt động của học phải trên cơ sở hiện thực và phải đi đôi với những biện pháp, những phương tiện hữu hiệu để hiện thực hóa trong thực tế. Đó là nền kinh tế kích thích tăng năng suất lao động không ngừng. Sự tìm tòi, sáng tạo của cá nhân luôn được khuyến khích. Chính điều này đòi hỏi mỗi người phải ra sức học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như phẩm chất đạo đức của mình.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu khác nhau tạo cơ hội cho cá nhân, tổ chức có nhiều quyền lựa chọn trong sản xuất, kinh doanh. Trong thể chế kinh tế cũ, do
cá nhân không có vị trí độc lập tự chủ trong hoạt động kinh tế nên tự do sáng tạo của họ ít nhiều bị hạn chế, họ bị phụ thuộc vào nhiều mối quan hệ nhất là quan hệ giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo, cấp trên với cấp dưới. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa góp phần phá bỏ quan hệ đặc quyền giữa các cá nhân, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, hợp pháp, độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh tế từ đó hình thành ý thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm về ý thức, hành vi và quan hệ đạo đức của mình.
Năm là, đoàn kết, hợp tác, chia sẻ với đồng nghiệp.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, phân công lao động, hợp tác và cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh ít nhiều đã ảnh hưởng đến tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, sự tương trợ, giúp đỡ nhau trong quá trình thực thi công vụ của người công chức. Sống trong môi trường kinh tế - xã hội vừa có hợp tác, vừa có cạnh tranh, người công chức không thể không chịu ảnh hưởng của môi trường đó. Bởi lẽ con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy. Thực tế cho thấy cá nhân người công chức không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình nếu không kết nối, hợp tác chặt chẽ với đồng nghiệp, với các đối tác trong và ngoài cơ quan mình. Điều này làm cho tinh thần đoàn kết, hợp tác giữa công chức với nhau ngày càng chặt chẽ. Sự hợp tác đoàn kết đó vừa được bắt nguồn từ truyền thống đoàn kết, nhân ái của dân tộc được kết tinh trong đạo đức cá nhân của người công chức, vừa không ngừng được bồi đắp do nhu cầu của quá trình thực thi công vụ một cách hiệu quả, chuyên nghiệp trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường. Tinh thần đoàn kết, hợp tác ấy thể hiện tính chuyên nghiệp của người công chức trong nền công vụ hiện đại, linh hoạt, có khả năng đáp ứng những đòi hỏi mà nền kinh tế thị trường đặt ra.
Có thể nói, sự biến đổi tích cực đạo đức công vụ của đội ngũ công chức dưới tác động của kinh tế thị trường diễn ra nhanh chóng, đa dạng. Nó làm cho các chuẩn mực cơ bản của đạo đức công vụ biến đổi ở cả nội dung lẫn hình thức thể hiện. Điều này được quyết định bởi, một mặt nhu cầu xây dựng một nền công vụ năng động, linh hoạt đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, mặt khác, nhu cầu phát triển kinh tế gắn với giữ vững ổn định chính
trị, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống trong bối cảnh mới. Do đó, ý thức, hành vi, và quan hệ đạo đức công vụ của công chức với Nhà nước, với nhân dân, với công việc, với đồng nghiệp và với chính bản thân mình không ngừng được bồi đắp, bổ sung thêm nhiều nội dung mới với hình thức thể hiện khác trước, phù hợp với xu thế của thời đại, đáp ứng được nhu cầu phát triển trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường.
Thứ hai, sự biến đổi tiêu cực của đạo đức công vụ của đội ngũ công chức Việt Nam dưới tác động của kinh tế thị trường
Thực trạng công chức những năm qua cho thấy, có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức nước ta vốn là những công chức ưu tú, có khả năng làm việc, được nhân dân tin yêu, thậm chí được đề bạt lên làm cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhưng do ý thức rèn luyện kém, lại bị tác động bởi những "cám dỗ" từ kinh tế thị trường đã làm thui chột các giá trị đạo đức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp. Trong điều kiện thiếu thốn, khó khăn, họ không ngại nỗ lực vượt khó, vượt khổ nhưng trước cám dỗ của đồng tiền và lợi ích vật chất thì trở nên nhu nhược, không kiên định, kém bản lĩnh.v.v.. Lâu dần, họ rơi vào chủ nghĩa cơ hội, cá nhân, thiếu trung thực, làm việc thì quan liêu, tham nhũng; sẵn sàng làm trái đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; với nhân dân thì hách dịch, xa lánh; với chính mình thì lười nhác, ỷ lại; với đồng nghiệp thì đố kỵ, mất đoàn kết;.... Tình trạng này làm cho đạo đức công vụ của một bộ phận