Thức, thái độ đối với công việc của công chức

Một phần của tài liệu Luận án Trương Thị Phương Thảo (Trang 90 - 94)

Việc chuyển từ cơ chế quản lý kinh tế cũ sang cơ chế quản lý kinh tế mới với việc mở rộng quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế và cá nhân người lao động đã khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tăng cường trách nhiệm của các chủ thể kinh tế. Cùng với người lao động nói chung, đội ngũ công chức nước ta nói riêng ngày càng trở nên năng động, trách nhiệm hơn trong công việc. Trước sự sàng lọc khắt khe của cơ chế thị trường, vị trí việc làm của người công chức cũng phải tuân theo các quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu và quy luật giá trị. Để có một việc làm phù hợp

với nhu cầu và năng lực, công chức nước ta phải thay đổi ý thức, thái độ và hành vi với công việc được giao. Theo đó, phải không ngừng phát huy ý thức tự giác, sáng tạo, không ngừng đổi mới phương pháp, phương tiện làm việc, chủ động kết nối, hợp tác với đồng nghiệp, coi trọng chất lượng, hiệu quả phục vụ của đơn vị mình, ngành mình.

Quá trình vận hành nền công vụ nước ta những năm qua chỉ ra: dù cải cách nền hành chính nhà nước còn chậm, việc đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống hành chính chưa đồng bộ, việc tinh giản đội ngũ công chức nhà nước đạt hiệu quả chưa cao, nhưng về cơ bản hoạt động công vụ nước ta đã đáp ứng nhất định yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới. Đại đa số cán bộ, công chức nước ta có ý thức, trách nhiệm với công việc được giao; linh hoạt, thích nghi nhanh với môi trường làm việc mới. Thay vì sáng cắp ô đi, trưa cắp ô về, xử lý công việc thì trông chờ, ỷ lại hay đá bóng cho người khác thì ngày nay, đa số công chức nước ta ý thức rõ trách nhiệm, bổn phận của mình trong công việc. Họ coi trọng công việc, không ngừng sáng tạo, vận dụng công nghệ và phương pháp làm việc mới nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực hoạt động của nền công vụ nhà nước.

Tác động của khoa học công nghệ vào hoạt động công vụ ngày càng sâu đã kéo theo tính chuyên môn hóa trong xử lý công việc của công chức ngày càng cao. Từ đó, trách nhiệm của công chức đối với công việc sẽ ngày càng được khẳng định. Thay vì một nghiệp vụ hành chính có thể do hai đến ba công chức phụ trách như trước đây, thì nay, trong nền kinh tế thị trường và quá trình cải cách nền hành chính nhà nước, mỗi công chức đảm nhiệm một mắt xích quan trọng trong dây chuyền vận hành nền hành chính nhà nước ở cơ quan mình. Cùng với đó, cơ chế hành chính "một cửa" đã từng bước cắt bỏ những khâu trung gian, giảm bớt tính cồng kềnh của bộ máy, thanh lọc đội ngũ công chức hướng tới một nền công vụ chuyên nghiệp, hiện đại.

Có thể nói, mỗi khâu, mỗi thao tác trong quá trình thực thi công vụ được công chức thực hiện một cách chính xác, hợp lý và hiệu quả. Điều này được chứng minh qua sự đánh giá ngày càng cao của Chính phủ và nhân dân

về vai trò của hoạt động hành chính nhà nước đối với sự phát triển chung của đất nước. Và chính sự hài lòng của người dân về hoạt động hành chính trong những năm qua đã cho thấy ý thức và thái độ của công chức đối với công việc đã được phát huy tốt trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Có thể thấy rõ điều này qua các phong trào vận động xây dựng người cán bộ công chức trong công đoàn một số Bộ, ngành và địa phương như: công chức Chính phủ và các bộ là "Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả, phục vụ người dân và doanh nghiệp", công chức ngành kiểm sát thì "Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm", công chức ngành thuế có "Kỷ cương - Liêm chính - Hành động - Sáng tạo - Bứt phá - Hiệu quả - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ", công chức tỉnh Ninh Bình có "Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu", công chức Quảng Ninh có -

- - " v.v..

Bên cạnh đại bộ phận công chức nước ta nêu cao tinh thần trách nhiệm, có ý thức tự giác, tận tụy, sáng tạo trong công việc thì hiện nay vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ có biểu hiện tham nhũng, nhận hối lộ, bòn rút của công, thiếu tự giác, sáng tạo. Chỉ điều gì có lợi cho bản thân thì làm, còn những gì bất lợi thì tránh. Cá biệt, có lúc, có nơi còn có hiện tượng công chức đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, thiếu nhiệt tình trong công việc, tâm lý làm cho có, làm cho xong việc. Họ coi nhiệm vụ chức trách của mình là công cụ kiếm tiền. Họ lầm tưởng quyền lực mà nhà nước trao cho mình để thực thi nhiệm vụ là quyền lực của bản thân họ nên ra sức "ra oai" với người dân, vòi tiền đút lót, hối lộ, quà cáp thậm chí ức hiếp dân; biến việc thực thi công vụ và phục vụ nhân dân thành việc ban phát ân huệ. Một bộ phận công chức, nhất là công chức ở cơ sở còn có biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền gây bức xúc trong nhân dân; vô cảm trước sự bất công và nỗi đau của những người dân "thấp cổ bé họng".

Việc một số công chức ngành Tòa án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân - những người đã tham gia tố tụng trong các vụ án oan sai đối với ông

Nguyễn Thanh Chấn ở tỉnh Bắc Giang và ông Huỳnh Văn Nén ở tỉnh Bình Thuận đã gay hậu quả hết sức nghiêm trọng cho công dân, làm thiệt hại hàng chục tỷ đồng cho nhà nước là một trong những biểu hiện hết sức rõ nét của việc thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm, thái độ làm việc hời hợt trong quá trình thực thi công vụ của một bộ phận công chức nước ta hiện nay. Câu chuyện công chức khi về địa phương thực thi nghiệp vụ lại vòi tiền của dân, nhận tiền của địa phương để bỏ qua các lỗi vi phạm như một số thanh tra của Bộ Xây dựng tại Vĩnh Tường,Vĩnh Phúc vào tháng 6/2019 cũng là một ví dụ. Đây chính là biểu hiện của sự tha hóa quyền lực. Sự tha hóa đi từ ý thức đến hành vi của công chức trong thực thi công vụ.

Hoạt động công vụ trong bối cảnh xây dựng kinh tế thị trường mấy chục năm qua cho thấy, sự tha hóa quyền lực của một bộ phận cán bộ công chức (đặc biệt là công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý) ở nước ta diễn ra đa dạng, tinh vi, phức tạp. Từ việc dùng quyền hạn của mình để tác động không đúng, không phù hợp tính chất công việc cho đến sự "ưu ái" đối với các đối tượng, địa phương, các lĩnh vực đầu tư nhằm trục lợi cá nhân và lợi ích nhóm… Hầu hết sai phạm đều có liên quan đến công chức có chức vụ, quyền hạn trong việc quyết định chủ trương, chính sách, cấp phép, cấp vốn, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ.

Bên cạnh đó, thái độ độc đoán, chuyên quyền trong làm việc ở một bộ phận công chức cũng cần sớm khắc phục. Đó chính là sự vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Chế độ ta là chế độ dân chủ, hệ thống chính trị, các tổ chức bộ máy trong hệ thống đó là những tổ chức, cơ quan thực hiện quyền lực, quyền làm chủ của nhân dân. Cán bộ công chức là những người được nhân dân tín nhiệm và ủy quyền cho họ thực hiện quyền lực vì lợi ích xã hội. Độc đoán, chuyên quyền "đè đầu, cưỡi cổ" dân của một số công chức là trái với bản chất chế độ dân chủ, làm tha hóa quyền lực của hệ thống chính trị và do đó cũng là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức công vụ của công chức.

Quá trình xây dựng và phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam tuy chưa dài nhưng tâm lý sùng bái đồng tiền đã bắt đầu thâm nhập sâu vào các

quan hệ xã hội. Lối sống thực dụng, chạy theo lợi lợi ích cá nhân đã xuất hiện ngày càng nhiều trong suy nghĩ, hành vi quan và hệ xã hội của công chức. Vì tiền, vì lợi ích cá nhân, một bộ phận công chức sẵn sàng hy sinh lợi ích xã hội, bất chấp quy chế công vụ, quy định của cơ quan, nội quy đơn vị công tác. Tình trạng thương mại hoá đã thâm nhập sâu vào những lĩnh vực vốn xưa nay là mảnh đất nuôi dưỡng những hành vi đạo đức, như giáo dục - đào tạo hay y tế. Trong giáo dục thì chạy bằng cấp, chạy thành tích, dùng bằng giả, gian lận thi cử; trong y tế thì nghiệp vụ khám chữa bệnh bị tác động bởi hành vi "bôi trơn" bác sỹ, nhân bản kết quả xét nghiệm, tuồn thuốc và vật tư y tế nhà nước ra ngoài để kiếm lời... Hay câu chuyện dùng bằng cấp 3 của chị gái để thăng tiến của một công chức thuộc văn phòng tỉnh ủy Đắk Lắk vừa bị phát hiện và xử lý vào tháng 10/2019 cho thấy tinh thần trách nhiệm, ý thức thái độ, hành vi trong công việc của không ít công chức không cao, vi phạm chuẩn mực đạo đức của người công chức trong thực thi nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Luận án Trương Thị Phương Thảo (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w