DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Sau hơn 30 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử không chỉ về kinh tế, mà cả về chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.v.v. Việt Nam đã ra khỏi tình trạng nước kém phát triển. Kinh tế ngày càng tăng trưởng, kết cấu hạ tầng được củng cố. Thể chế kinh tế, đặc biệt là hệ thống luật pháp và bộ máy quản lý ngày càng được xây dựng, hoàn thiện theo hướng tiến bộ, phù hợp. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả. Dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững. Tuy nhiên, do kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta đang trong quá trình xây dựng, chưa hoàn thiện. Chúng ta vẫn chưa nhận thức thật đầy đủ cả về lý luận lẫn thực tiễn xây dựng và phát triển của nền kinh tế đó. Điều này dẫn tới: trong khi chúng ta chưa phát huy hết mặt tích cực của nền kinh tế thị trường, thì mặt tiêu cực của nó lại thao túng, ảnh hưởng trên cả lĩnh vực sản xuất sáng tạo, cũng như cả sàng lọc các giá trị tinh thần. Tình hình càng trở nên phức tạp hơn khi chúng ta phải đối diện với những ảnh hưởng tiêu cực từ nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Một khi kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa chi phối thì đương nhiên nó sẽ hy sinh phần xã hội cho kinh tế, duy trì sự phân hóa giàu nghèo, tạo nên sự sa sút về đạo đức và sự phân hóa con người, một thực tế hiển nhiên như C.Mác từng chỉ ra rằng "thắng lợi của kỹ thuật dường như đã được mua bằng cái giá của sự suy đồi về mặt tinh thần" [68, tr.10].
Ở nước ta hiện nay, sự phát triển về đời sống vật chất đã và đang không tỷ lệ thuận với đời sống văn hóa tinh thần và các giá trị đạo đức xã hội cần có
để phát triển hài hòa và bền vững. Các kỳ Đại hội Đảng gần đây đều có những đánh giá, nhận định về tình trạng suy thoái về đạo đức đang diễn ra trong xã hội nói chung, trong một bộ phận cán bộ, công chức nói riêng. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI chỉ rõ "Môi trường văn hóa bị xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc hại làm suy đồi đạo đức" [27, tr.168]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
"Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" tiếp tục gióng lên tiếng chuông báo động đầy trách nhiệm về những hạn chế, yếu kém trong
công tác xây dựng Đảng, trong đó đặc biệt là vấn đề ạo đức. Nghị quyết nhấn mạnh:
Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...[30, tr.22].
Nằm trong xu thế chung đó, đạo đức công vụ của đội ngũ công chức đã có sự biến đổi sâu sắc theo nhiều khuynh hướng khác nhau: có cả sự biến đổi hợp quy luật, đáp ứng nhu cầu phát triển, có cả sự biến đổi tiêu cực, thậm chí đi ngược với quy luật phát triển kinh tế, xã hội, mâu thuẫn với mục tiêu của công cuộc đổi mới mà Đảng và nhân dân ta đang thực hiện. Thực trạng biến đổi đó đang diễn ra đa dạng, phức tạp: ngay cả trong ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và trong quan hệ đạo đức công vụ của công chức.