THƢƠNG MẠI NỘI NGÀNH CỦA NGÀNH THỦY SẢN TỈNH KIÊN

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển xuất – nhập khẩu thủy sản tỉnh kiên giang giai đoạn 2011 – 6_ 2014 (Trang 61 - 65)

KIÊN GIANG

Thƣơng mại nội ngành của ngành thủy sản là việc đồng thời xuất khẩu và nhập khẩu hàng thủy sản trong cùng nhóm phân loại hàng hóa. Hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản của tỉnh Kiên Giang là hoạt động trao đổi, mua bán các mặt hàng thủy sản giữa các doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang với nƣớc ngoài trên cơ sở thanh toán bằng ngoại tệ. Ngành thủy sản có thể hiểu là một nhóm các sản phẩm có nguồn gốc từ thủy sản, có thể dễ dàng thay thế nhau đối với ngƣời tiêu dùng. Có hai danh mục phân loại hàng hóa phổ biến là Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (mã HS) và Danh mục Tiêu chuẩn Ngoại thƣơng (mã SITC) và ngành thủy sản, các mặt hàng trong ngành thủy sản đƣợc xác định ở một mức phân loại hàng hóa nhất định. Theo dữ liệu có đƣợc các mặt hàng thủy sản xuất nhập khẩu tỉnh Kiên Giang phân loại theo mã HS mức 4 chữ số.

Bảng 4.4: Các nhóm hàng và giá trị xuất nhập khẩu từ năm 2011 đến năm 2013 của các nhóm hàng đƣợc phân phân theo mã HS 4 chữ số

Đơn vị tính: Triệu USD Mã

hàng

Tên nhóm hàng

Giá trị xuất khẩu Giá trị nhập khẩu

2011 2012 2013 2011 2012 2013 0302 Cá tƣơi, ƣớp lạnh 0 0 0 0,522 0,827 0,672 0303 Cá đông lạnh 10,591 4,618 4,997 0,368 0,383 0,464 0304 Cá fillet, chả cá đông lạnh 10,340 14,432 14,542 0,363 0,454 0,409 0305 Cá cơm sấy khô và phụ phẩm ăn đƣợc từ cá 4,077 2,524 3,178 0 0 0

0306 Tôm, cua, ghẹ đông lạnh 34,028 30,751 49,815 0,293 1,537 1,447

0307 Mực, bạch tuột đông lạnh 80,118 60,908 53,266 0,279 1,164 0,981 1604 Đồ hộp và sản phẩm chế biến khác 8,530 24,046 26,526 0,533 0,750 0,691 2301 Bột cá, vỏ tôm, ghẹ 6,963 3,855 4,265 0,060 0,074 0,068 Tổng 154,647 141,134 156,589 2,418 5,189 4,732

49

Việc tính toán mức độ thƣơng mại nội ngành của ngành thủy sản dựa vào giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu trong cùng nhóm phân loại hàng hóa, nhằm thấy đƣợc quan hệ luân chuyển hàng hóa trong ngành thủy sản và thấy đƣợc thị hiếu tiêu dùng hiện tại của thị trƣờng nội địa và ngoại địa.

Trong giai đoạn 2011 – 6/2014, quan hệ xuất khẩu thủy sản ra nƣớc ngoài và nhập khẩu thủy sản vào tỉnh có xu hƣớng ngày càng đƣợc trú trọng và phát triển – điều đó đƣợc thể hiện trong thƣơng mại nội ngành của ngành thủy sản.

Bảng 4.5: Thƣơng mại nội ngành chung của ngành thủy sản giai đoạn 2011- 6/2014

Chỉ tiêu Xuất khẩu Nhập khẩu ITT B

2011 154,647 2,418 4,836 0,0308

2012 141,134 5,189 10,378 0,0709

2013 156,589 4,732 9,464 0,0587

6 tháng 2013 62,404 2,708 5,416 0,0832

6 tháng 2014 74,143 1,069 2,138 0,0284

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Sở Công thương Kiên Giang, 2014

Nhìn chung, mức độ thƣơng mại nội ngành của ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 – 2013 thấp nhƣng có biến động nhẹ. Năm 2012 là năm có chỉ số thƣơng mại nội ngành cao nhất nhƣng tỷ trọng này rất thấp, điều này cho thấy thƣơng mại trong ngành thủy sản của tỉnh Kiên Giang vẫn còn diễn ra theo hƣớng thƣơng mại một chiều tƣơng đối cao. Tuy vậy, thƣơng mại nội ngành trong những năm qua nhìn chung có xu hƣớng tăng cũng cho thấy nhu cầu sử dụng hàng hóa trong nội địa đang thay đổi. Trong 6 tháng đầu năm 2014, mức độ thƣơng mại thấp hơn so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2013 do giá trị nhập khẩu thủy sản khá thấp, các doanh nghiệp trong tỉnh chủ yếu sử dụng nguồn cung nguyên liệu từ các thị trƣờng lân cận.

Trong giai đoạn 2011 – 2013, thƣơng mại nội ngành của từng mặt hàng trong ngành thủy sản có sự thay đổi đáng kể với xu hƣớng tăng hàng năm. Năm 2011, mặt hàng đồ hộp và sản phẩm chế biến khác (HS 1604) có mức độ thƣơng mại nội ngành cao nhất, nhƣng đến năm 2012 và năm 2013, mặt hàng này tuy có mức độ thƣơng mại nội ngành tăng lên hàng năm nhƣng thƣơng mại nội ngành của hàng đông lạnh là cao nhất, nhất là ở mặt hàng tôm, cua, ghẹ đông lạnh (HS 0306) và tiếp theo là mực, bạch tuột đông lạnh (HS 0307).

50

Bảng 4.6: Thƣơng mại nội ngành của các mặt hàng thủy sản năm 2011 Mã hàng Tên hàng Xuất khẩu Nhập khẩu IIT B

0302 Cá tƣơi, ƣớp lạnh 0 0,522 0,000 0,0000 0303 Cá đông lạnh 10,591 0,368 0,736 0,0047 0304 Cá fillet, chả cá đông

lạnh 10,340 0,363

0,726 0,0046

0305 Cá cơm sấy khô và phụ

phẩm ăn đƣợc từ cá 4,077 0

0,000 0,0000

0306 Tôm, cua, ghẹ đông lạnh 34,028 0,293 0,586 0,0037 0307 Mực, bạch tuột đông lạnh 80,118 0,279 0,558 0,0036 1604 Đồ hộp và sản phẩm chế biến khác 8,530 0,533 1,066 0,0068 2301 Bột cá, vỏ tôm, ghẹ 6,963 0,060 0,120 0,0008 Tổng cộng 154,647 2,418 3,792 0,0241

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Sở Công thương Kiên Giang, 2014

Bảng 4.7: Thƣơng mại nội ngành của các mặt hàng thủy sản năm 2012 Mã hàng Tên hàng Xuất khẩu Nhập khẩu IIT B

0302 Cá tƣơi, ƣớp lạnh 0 0,827 0,000 0,0000 0303 Cá đông lạnh 4,618 0,383 0,766 0,0052

0304 Cá fillet, chả cá đông

lạnh 14,432 0,454

0,908 0,0062

0305 Cá cơm sấy khô và phụ

phẩm ăn đƣợc từ cá 2,524 0

0,000 0,0000

0306 Tôm, cua, ghẹ đông lạnh 30,751 1,537 3,074 0,0210 0307 Mực, bạch tuột đông lạnh 60,908 1,164 2,328 0,0159 1604 Đồ hộp và sản phẩm chế biến khác 24,046 0,750 1,500 0,0103 2301 Bột cá, vỏ tôm, ghẹ 3,855 0,074 0,148 0,0010 Tổng cộng 141,134 5,189 8,724 0,0596

51

Bảng 4.8: Thƣơng mại nội ngành của các mặt hàng thủy sản năm 2013 Mã hàng Tên hàng Xuất khẩu Nhập khẩu IIT B

0302 Cá tƣơi, ƣớp lạnh 0 0,672 0,000 0,0000 0303 Cá đông lạnh 4,997 0,464 0,928 0,0058 0304 Cá fillet, chả cá đông

lạnh 14,542 0,409

0,818 0,0051

0305 Cá cơm sấy khô và phụ

phẩm ăn đƣợc từ cá 3,178 0

0,000 0,0000

0306 Tôm, cua, ghẹ đông lạnh 49,815 1,447 2,894 0,0179 0307 Mực, bạch tuột đông lạnh 53,266 0,981 1,962 0,0122 1604 Đồ hộp và sản phẩm chế biến khác 26,526 0,691 1,382 0,0086 2301 Bột cá, vỏ tôm, ghẹ 4,265 0,068 0,136 0,0008 Tổng cộng 156,589 4,732 8,120 0,0504

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Sở Công thương Kiên Giang, 2014

Bên cạnh đó, mặt hàng cá tƣơi, ƣớp lạnh (HS 0302) và cá cơm sấy khô, phụ phẩm từ cá ăn đƣợc (HS 0305) có mức độ thƣơng mại bằng 0 – nghĩa là chỉ có thƣơng mại một chiều xảy ra. Nhƣ vậy, trong cơ cấu các nhóm hàng thủy sản thì thƣơng mại trong những nhóm hàng tôm, cua, ghẹ đông lạnh và mực, bạch tuột đông lạnh của Kiên Giang với thị trƣờng nƣớc ngoài có sự trao đổi, buôn bán cao hơn những mặt hàng khác.

Quan hệ thƣơng mại trong ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đối với những hàng hóa ở cùng một giai đoạn sản xuất – thƣơng mại nội ngành theo chiều ngang, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức thƣơng mại nội ngành của ngành thủy sản. Nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu đa dạng tiêu dùng trên địa bàn tỉnh ngày càng cao nhất là sự đa dạng tiêu dùng của du khách trong và ngoài nƣớc, trong khi nguồn cung thủy sản trong tỉnh tuy dồi dào nhƣng biến động, vì thế Kiên Giang cũng đã nhập khẩu những sản phẩm tƣơng tự, thay thế nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng phong phú cho ngƣời tiêu dùng.

52

Bảng 4.9: Thƣơng mại nội ngành theo chiều ngang và chiều dọc của ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 - 2013

Năm

Thƣơng mại nội ngành theo chiều ngang

Thƣơng mại nội ngành theo chiều dọc Giá trị HIIT Chỉ số BHIIT Giá trị VIIT Chỉ số BVIIT

2011 3,792 0,0241 1,044 0,0067

2012 8,724 0,0596 1,654 0,0113

2013 8,120 0,0504 1,344 0,0084

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Sở Công thương Kiên Giang, 2014

Năm 2012, chỉ số thƣơng mại nội ngành theo hàng ngang của ngành thủy sản là cao nhất, đến năm 2013 tỷ trọng này có phần giảm nhẹ. Thƣơng mại nội ngành theo chiều dọc của ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2011 – 2013 còn ở mức rất thấp, tuy nhiên nhìn chung mức độ thƣơng mại nội ngành theo chiều dọc cũng đang đƣợc cải thiện. Trong ngành thủy sản Kiên Giang, khả năng phân tách thành nhiều giai đoạn sản xuất khác nhau rất thấp, chủ yếu là nhập khẩu nguồn nguyên liệu thô và xuất khẩu sản phẩm sơ chế hoặc sản phẩm đã chế biến thành phẩm, đồng thời cùng với sự đa dạng tiêu dùng hàng hóa thủy sản có thể nhập khẩu những sản phẩm thành phẩm hoặc đã qua sơ chế từ nƣớc ngoài về làm tăng giá trị để tiêu thụ trong thị trƣờng nội địa. Với Kiên Giang là tỉnh dồi dào nguồn cung nguyên liệu thủy sản đầu vào cho các cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh nên việc nhập khẩu từ nƣớc ngoài về khá ít, chủ yếu nhập khẩu do đáp ứng kịp thời chủng loại hàng hóa thủy sản cho xuất khẩu, và nhập khẩu những sản phẩm thủy sản chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của đa dạng khách du lịch. Nhƣ vậy, thƣơng mại nội ngành của ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang mang đặc điểm của việc trao đổi buôn bán hàng hóa thủy sản ở cùng một giai đoạn sản xuất là chủ yếu. Hiện nay, nhằm mở rộng quan hệ thƣơng mại trong ngành thủy sản, Kiên Giang cần quan tâm phát triển qui mô sản xuất cũng nhƣ chất lƣợng của các công ty xí nghiệp trong tỉnh, không chỉ sử dụng nguồn thủy sản trong tỉnh mà còn có khả năng nhập khẩu nguồn thủy sản để gia công, chế biến làm tăng giá trị sản phẩm để xuất khẩu thu ngoại tệ.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển xuất – nhập khẩu thủy sản tỉnh kiên giang giai đoạn 2011 – 6_ 2014 (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)