GIỚI THIỆU TỈNH KIÊN GIANG

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển xuất – nhập khẩu thủy sản tỉnh kiên giang giai đoạn 2011 – 6_ 2014 (Trang 26)

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Kiên Giang là tỉnh cực Tây Nam của Tổ quốc, nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhƣ là một Việt Nam thu nhỏ, đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, phú cho Kiên Giang có đủ cả: sông nƣớc, núi rừng, đồng bằng và biển cả. Đặc biệt, Kiên Giang nằm trong vùng vịnh Thái Lan, gần với các nƣớc Đông Nam Á nhƣ Campuchia, Thái Lan, Malaysia, singapore có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lƣu kinh tế với các nƣớc trong khu vực, đồng thời đóng vai trò là cầu nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ với bên ngoài.

Tỉnh Kiên Giang nằm ở tọa độ từ 104040’ đến 105032’40” kinh độ Đông và 9023’50” đến 10032’30” vĩ độ Bắc (phần đất liền). Địa hình phần đất liền tƣơng đối bằng phẳng có hƣớng thấp dần từ hƣớng phía Đông Bắc xuống Tây Nam, tạo nhiều kênh rạch, sông ngòi. Ranh giới hành chính của tỉnh Kiên Giang nhƣ sau:

Phía Bắc giáp Campuchia

Phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu Phía Đông giáp các tỉnh An Giang và Cần Thơ Phía Tây giáp Vịnh Thái Lan

Tỉnh Kiên Giang có diện tích tự nhiên 6.269 km2, trải rộng trên 4 vùng sinh thái: Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu, bán đảo Cà Mau và hải đảo. gồm thành phố Rạch Giá và 13 huyện, thị xã ở đất liền gồm: Thị xã Hà Tiên; các huyện: Kiên Lƣơng, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Giang Thành, U Minh Thƣợng và 2 huyện đảo: Phú Quốc và Kiên Hải.

Tỉnh có bờ biển dài trên 200km, 56,8 km đƣờng biên giới quốc gia và vùng biển có trên 100 hòn đảo lớn nhỏ với nhiều cảnh quan nổi tiếng nhƣ: Thạch Động, khu di tích núi Đá Dựng, khu du lịch Hà Tiên, khu du lịch Hòn Phụ Tử… cùng với ƣu thế về vị trí địa lý và tài nguyên phong phú đã tạo cho Kiên Giang có các lợi thế về đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, phát triển nông nghiệp và thƣơng mại – du lịch.

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Kiên Giang có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, cao độ thay đổi không lớn, trung bình từ khoảng 0,8 m - 1,2 m, đƣợc phân chia thành 4 vùng.

Vùng Tứ giác Long Xuyên: Địa hình có hƣớng dốc từ Tây Bắc sang Đông Nam, với các vùng trũng cục bộ, cao trình biến đổi từ 0,2 - 1,2 m. Nơi cao nhất là vùng đất giáp Campuchia từ 0,8 m - 1,2 m và nơi thấp nhất là vùng phía Tây kênh Rạch Giá - Hà Tiên từ 0,2 - 0,7 m. Ven biển Rạch Giá - Hà Tiên có rãi rác các đồi núi thấp cặp với quốc lộ 80, tạo nên một bờ viền ngăn nƣớc.

Vùng Tây Sông Hậu: Địa hình có hƣớng dốc chính từ Đông Bắc sang Tây Nam, là vùng cửa mở tiếp giáp với vùng Tứ Giác Long Xuyên, thoát lũ sông Hậu ra sông Cái Lớn. Cao độ biến đổi từ 0,2 - 0,8 m, nơi cao nhất là

14

vùng Tân Hiệp từ 0,7 - 0,9 m và thấp nhất là vùng ven sông Cái Bé từ 0,1 - 0,2 m.

Vùng U Minh Thƣợng: Địa hình nghiêng dần ra biển Tây, có nhiều vùng trũng, là trung tâm ngập nƣớc vào mùa mƣa. Cao độ biến động từ - 0,1 đến - 1,1 m, nơi cao nhất của tiểu vùng là trung tâm Hồ Rừng từ 0,8 - 1,2 m và thấp nhất là vùng ven sông Cái Lớn từ - 0,1 đến - 0,4 m.

Vùng đảo và hải đảo: Địa hình thƣờng cao nhất ở phần giữa đảo và thoải đều dần 4 phía. Riêng đảo Phú Quốc, có địa hình có phức tạp hơn và bị chia cắt bởi các sông, rạch, nơi có địa hình cao nhất là phía Bắc đảo và thấp dần về phía Nam đảo.

3.1.1.3 Khí hậu

Kiên Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm. Gồm mùa mƣa và mùa khô, mùa mƣa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Khí hậu với những đặc trƣng chính nhƣ sau:

Lƣợng mƣa lớn, trung bình hàng năm khoảng 1.600 – 2.000 mm ở đất liền và 2.400 – 2.800 mm ở vùng đảo Phú Quốc. Mùa mƣa đến sớm và kết thúc muộn hơn các tỉnh khác ở đồng bằng sông Cửu Long. Trong thời kỳ đầu của mùa mƣa thƣờng xảy ra hạn hán ảnh hƣởng đến các vùng đất mặn, đất phèn nằm ở cuối nguồn nƣớc ngọt và mƣa nhiều vào cuối mùa mƣa nhiều gây ra ngập úng trên diện rộng. Với những hạn chế này, để canh tác và sản xuất ổn định cần phải đặc biệt coi trọng biện pháp cung cấp nƣớc vào mùa khô và tƣới tiêu trong mùa lũ.

Nắng nhiều: Trung bình từ 6,5 – 7,5 giờ/ngày, có chiều hƣớng tăng dần theo trục từ Tây sang Đông. Năng lƣợng bức xạ tổng cộng lớn, trung bình từ 150 – 160 kcal/cm2 năm. Nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 270C – 27,50C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 nhiệt độ nằm trong khoảng từ 250C – 260C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 và tháng 5 nhiệt độ trung bình cũng chỉ từ 280

C – 290C. Nắng nhiều, bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ít có thiên tai là những thuận lợi cơ bản cho phát triển nuôi trồng và khai thác hải sản trên biển nói riêng và ngành nông nghiệp Kiên Giang nói chung.

3.1.1.4 Nguồn nước – thủy văn

Kiên Giang, có một hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, với tổng chiều dài 2.054,93 km phân bố hầu khắp trên địa bàn tỉnh, có ảnh hƣởng lớn đến việc điều tiết nƣớc, tính chất đất, chế độ canh tác và có tác động rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Một số sông chính chảy qua Kiên Giang nhƣ:

- Sông Cái Lớn: Dài 44,8 km, dòng sông nhiễm mặn, do đó chủ yếu là tiêu nƣớc vào mùa mƣa.

- Sông Cái Bé: Dài 58,2 km, mang nƣớc ngọt từ kinh Thác Lác và Thị Đội về, đẩy lùi sự xâm nhập mặn của nƣớc biển vào mùa khô.

- Sông Giang Thành: Chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của thuỷ triều, nên gây

ra sự nhiễm mặn, vào mùa mƣa sông có tác dụng tiêu nƣớc cho các cánh đồng trên thƣợng nguồn.

15

Ngoài ra, hệ thống các kênh Vĩnh Tế, kênh T3, Kênh Tri Tôn, kênh Ba Thê, Kênh Cái Sắn, kênh Thốt Nốt, kênh Thị Đội... có tác dụng tiêu nƣớc lũ vào mùa mƣa và ngăn cản sự xâm nhập mặn sâu vào trong nội đồng.

Hệ thống thủy văn, bị chi phối bởi các chế độ thủy văn triều biển Tây, thủy văn sông Hậu, thủy văn nội đồng và thuỷ văn khu vực đảo Phú Quốc. Do đó, cần có chƣơng trình ngăn cản lũ bằng các thảm rừng ngập nƣớc và bố trí nhiều đập ngăn dòng chảy nƣớc ngọt, giảm bớt bào mòn lớp đất màu, cũng nhƣ kéo dài thời gian thoát nƣớc trong mùa khô trên toàn hệ thống suối của đảo.

3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên

3.1.2.1 Tài nguyên đất

Đất đai ở Kiên Giang phù hợp cho việc phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, với tổng diện tích đất tự nhiên là 634.853 ha, chiếm 15,63% diện tích tự nhiên toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm 576.452 ha, đất phi nông nghiệp 52.990 ha, đất chƣa sử dụng 5.411 ha, đất có mặt nƣớc ven biển 14.534 ha. Theo phân loại đất thì toàn tỉnh có 7 nhóm đất chính:

- Đất phù sa ngọt

Diện tích 137.401 ha, chiếm 22,08% tổng diện tích toàn tỉnh, phân bố tập trung ở khu vực Tây sông Hậu gồm các tỉnh Tân Hiệp, Giồng Riềng, Châu Thành, thị xã Rạch Giá và Gò Quao. Nhóm đất phù sa gồm 2 loại:

(1)Đất phù sa phát triển tầng mặt giàu hữu cơ: 120.509 ha (2)Đất phù sa phát triển: 16.892 ha

- Đất nhiễm mặn

Diện tích 87.809 ha, chiếm 14,1% tổng diện tích toàn tỉnh, phân bố tập trung ở vùng bán đảo Cà Mau và ven vùng tứ giác Long Xuyên và Tây sông Hậu. nhóm đất mặn gồm 3 loại:

(1)Đất phù sa bị ngập mặn thƣờng xuyên: 6.325 ha (2)Đất phù sa phát triển nhiễm mặn: 67.155 ha

(3)Đất phù sa phát triển tầng mặt giàu hữu cơ nhiễm mặn: 14.329 ha

- Đất phèn

Diện tích 319.599 ha, chiếm 51,37% tổng diện tích toàn tỉnh, phân bố tập trung ở khu vực tứ giác Long Xuyên. Đất phèn đƣợc chia thành:

(1)Đất phèn tiềm tàng: 52.889 ha chiếm 8,49% (2)Đất phèn hoạt động: 266.710 ha chiếm 42,88%

- Đất đồi núi và phù sa cổ

Diện tích 60.363 ha, chiếm 9,66% tổng diện tích toàn tỉnh, phân bố tập trung ở các huyện đảo và rải rác ở khu vực ven biển Hòn Đất, Hà Tiên. Gồm 7 loại đất đồi núi và hải đảo:

(1)Đất xám phù sa cổ: 14.503 ha

(2)Đất phù sa cổ có tầng loang lổ: 640 ha (3)Đất phù sa cổ có tầng loang lổ sâu: 3.372 ha (4)Đất phù sa cổ, tầng mặt hữu cơ, Gley: 1.721 ha

16 (5)Đất vàng xám: 1.940 ha

(6)Đất vàng đỏ: 340 ha (7)Đất núi: 37.847 ha

- Nhóm đất cát

Diện tích 8.658 ha, chiếm 1,39% tổng diện tích toàn tỉnh, phân bố tập trung ven biển Hà Tiên, Kiên Lƣơng và Phú Quốc.

- Nhóm đất than bùn phèn

Diện tích 2.310 ha, chiếm 0,37% tổng diện tích đất toàn tỉnh, phân bố rải rác trên các chân đất thấp trũng, bao gồm 2 loại:

(1)Đất hữu cơ, phèn hoạt động trung bình, tầng phèn > 50 cm: 1.250 ha (2)Đất hữu cơ, phèn tiềm tàng, tầng phèn > 50 cm: 1.060 ha

- Sông, rạch, ao, hồ tự nhiên

Sông, rạch, ao, hồ có diện tích 8.360 ha chiếm 1,1% diện tích của toàn tỉnh.

3.1.2.2 Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng là một trong những thế mạnh phát triển kinh tế của tỉnh. Kiên Giang là một trong hai tỉnh có diện tích rừng lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 91.288 ha. Trong đó:

Rừng sản xuất: 22.675 ha Rừng phòng hộ: 28.888 ha Rừng đặc dụng: 39.727 ha

Rừng có độ che phủ cao tập trung ở khu vực phía Bắc đảo Phú Quốc, nhƣ dãy Hàm Ninh, núi Bãi Đại. Kiên Giang có nhiều loại gỗ quý nhƣ kiền kiền, trai, săng lẻ…Rừng cấm thuộc khu vực bảo tồn thiên nhiên khoảng 14.400 ha rừng ngập mặn, tập trung ở Cửa Cạn, rạch Tràm, rạch Cái Lấp. Các loại cây đặc chủng trong rừng bảo tồn thiên nhiên nhƣ đƣớc, vẹt, rừng tràm…

Rừng ở Kiên Giang có ý nghĩa rất quan trọng giữ nguồn nƣớc, bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái, các khu rừng nguyên sinh còn lại đặc trƣng cho rừng cây họ dầu ẩm nhiệt đới có giá trị lớn về mặt nghiên cứu thảm thực vật, bảo vệ hệ sinh thái, có giá trị trong việc lập các khu bảo tồn và khu du lịch. Rừng còn tồn tại trên 140 loại động vật rừng quý hiếm.

3.1.2.3 Tài nguyên khoáng sản

Kiên Giang là tỉnh có nguồn khoáng sản dồi dào nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, đã xác định đƣợc 152 điểm quặng và mỏ của 23 loại khoáng sản thuộc các nhóm nhƣ:

Nhóm nhiên liệu: than bùn Nhóm kim loại: sắt, laterit sắt…

Nhóm đá bán quý: Huyền thạch anh – opal…

Đặc biệt là nhóm phi kim loại: Đá vôi, đá xây dựng, đất sét… là nguyên liệu dùng để sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng, than bùn với trữ lƣợng lớn.

17

Kiên Giang cũng là tỉnh duy nhất ở đồng bằng sông Cửu Long có nguồn đá vôi khá phong phú. Trữ lƣợng đá vôi toàn tỉnh hiện có 440 triệu tấn, có khả năng khai thác 342 triệu tấn, trong đó trữ lƣợng khai thác công nghiệp là 235 triệu tấn, có thể sản xuất 4,6 triệu tấn clinker/năm trong suốt 40 năm. Than bùn, ƣớc tính còn khoảng 150 triệu tấn, phân bố tập trung ở U Minh Thƣợng, huyện An Minh, Vĩnh Thuận, Kiên Lƣơng. Ngoài ra còn có đất sét để sản xuất xi măng, đất sét làm gạch ngói, gốm sứ.

3.1.2.4 Tài nguyên du lịch

Kiên Giang đƣợc thiên nhiên ban tặng nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tổng hợp. Kiên Giang có bờ biển dài, nhiều danh lam thắng cảnh nhƣ đảo Phú Quốc, Hà Tiên, quần đảo Nam Du, quần đảo Bà Lụa, rừng U Minh Thƣợng… rất thuận lợi để phát triển du lịch, nhất là đảo Phú Quốc trong tƣơng lai sẽ trở thành khu du lịch sinh thái cao cấp của cả nƣớc và khu vực. Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều di tích lịch sử, hang động, chùa chiền… tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình du lịch.

3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.3.1 Dân số và lao động

Dân số của tỉnh năm 2013 là 1.738.833 ngƣời, trong đó dân số thành thị 475.493 ngƣời, nông thôn 1.263.340 ngƣời. Mật độ dân số 277 ngƣời/km2. Cộng đồng dân cƣ Kiên Giang thuộc nhiều dân tộc cùng sinh sống hòa thuận với nhau. Kiên Giang là một trong những tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ ngƣời khmer sinh sống cao gồm 218.122 ngƣời chiếm 12,5% trong tổng dân số, ngƣời Hoa 31.737 ngƣời chiếm 1,8%. Tỷ lệ tăng dân số trung bình giai đoạn 2011 – 2013 là 0,8%.

Năm 2013, số ngƣời trong độ tuổi lao động của Kiên Giang là 1.085.270 ngƣời. Trong đó, lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân là 977.600 ngƣời, trong khu vực nhà nƣớc là 79.996 ngƣời và thất nghiệp tồn tại 27.674 ngƣời chiếm tỷ lệ 2,55%. Phần lớn lao động là lao động trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

3.1.3.2 Cơ sở hạ tầng

Giao thông vận tải: Kiên Giang cách thành phố Hồ Chí Minh 250 km, cách thành phố Cần Thơ 115 km. Mạng lƣới giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy và đƣờng hàng không nối liền các tỉnh trong cả nƣớc và các nƣớc trong khu vực, thuận lợi cho việc giao lƣu phát triển đồng loạt các dự án nhƣ: dự án đƣờng hành lang ven biển phía Nam, dự án đƣờng Hồ Chí Minh, dự án làm đƣờng quanh đảo Phú Quốc, dự án đƣờng cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, dự án nâng cấp tuyến quốc lộ 61, dự án tuyến đƣờng thủy hành lang 2, kênh tám Ngàn từ thành phố Hồ Chí Minh đến Kiên Giang…

Đƣờng bộ: Quốc lộ 80 nối các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đến cửa khẩu quốc tế Xà Xía sang Vƣơng quốc Camphuchia, Quốc lộ 61 nối tỉnh Hậu Giang, Quốc lộ 63 nối Cà Mau. Hệ thống đƣờng bộ của tỉnh thông suốt đến các trung tâm huyện, xã.

18

Đƣờng thủy: Hệ thống sông rạch chằng chịt nối với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống cảng biển đa dạng và phong phú đáp ứng năng lực bốc dỡ hàng hóa nhƣ: cảng biển An Thới, Rạch Giá, Hòn Chông, cảng Tắc Cậu. Hiện nay, tỉnh đang đầu tƣ xây dựng cảng quốc tế Vịnh Đầm tại Phú Quốc để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và du lịch.

Đƣờng hàng không: Kiên Giang có hai sân bay Rạch Sỏi và Phú Quốc đáp ứng nhu cầu đi lại của ngƣời dân và các nhà đầu tƣ. Hàng ngày có các tuyến bay từ thành phố Hồ Chí Minh đến Rạch Giá – Phú Quốc và ngƣợc lại thời gian mỗi chuyến bay từ 30’- 45’.

Bƣu chính viễn thông: Mạng lƣới bƣu chính, viễn thông có tốc độ phát triển khá nhanh. Mạng lƣới bƣu cục, các điểm bƣu điện văn hóa trên địa bàn tỉnh đã đến tận các xã vùng sâu, vùng xa và hải đảo, 100% các xã, phƣờng, thị trấn đã có máy điện thoại cố định. Các loại hình dịch vụ nhƣ: điện thoại di động, internet băng thông rộng đã phủ khắp các xã, phƣờng, thị trấn trong tỉnh.

Mạng lƣới điện: Tỉnh đang xây dựng trung tâm nhiệt điện tại huyện Kiên Lƣơng để bồ sung nguồn điện cung cấp trong nƣớc và có thể xuất khẩu qua nƣớc bạn Camphuchia.

Cấp nƣớc: Toàn tỉnh hiện có 13 nhà máy cung cấp nƣớc sạch với công suất 60.700 m3/ngày/đêm. Nƣớc sạch đã đáp ứng đƣợc 91,9% nhu cầu sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh.

Tài chính ngân hàng:Hệ thống ngân hàng phát triển mạnh mẽ. Năm

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển xuất – nhập khẩu thủy sản tỉnh kiên giang giai đoạn 2011 – 6_ 2014 (Trang 26)