Về nhân lực

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển xuất – nhập khẩu thủy sản tỉnh kiên giang giai đoạn 2011 – 6_ 2014 (Trang 71)

Nguồn lao động phục vụ cho hoạt động sản xuất có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Trong thời gian qua, sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thủy sản đã thu hút một số lƣợng lớn lao động tham gia, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi tại nông thôn, làm giảm sự chuyển dịch lực lƣợng lao động trong tỉnh sang các khu kinh tế khác, thu nhập lao động ngày càng đƣợc nâng lên, đời sống ngƣời lao động từng bƣớc đƣợc cải thiện.

Tổng số lao động trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản là 17.347 ngƣời chiếm 22,02% trong tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp năm 2013. Trình độ, tay nghề lao động trong thời gian qua ngày càng đƣợc nâng lên tuy nhiên, lực lƣợng lao động kỹ thuật, tay nghề cao còn chiếm tỷ trọng thấp, chủ yếu là lao động phổ thông có kinh nghiệm, chƣa đƣợc qua các lớp huấn luyện và đào tạo nghề. Cụ thể: Lao động có trình độ đại học là 487 ngƣời, chiếm 2,8% trong tổng số lao động thủy sản; cao đẳng có 131 ngƣời, chiếm 0,76%; trung cấp có 593 ngƣời, chiếm 3,42%; công nhân có tay nghề có 9.971, chiếm 57,48% còn lại 35,54% là lao động phổ thông. Thu nhập bình quân của lao động chế biến thủy sản dao động từ 2 – 4,5 triệu đồng/ngƣời

Kiên Giang tuy có lực lƣợng lao động dồi dào nhƣng chủ yếu là các lao động phổ thông, lao động có tay nghề phục vụ cho dây chuyền sản xuất sản phẩm xuất khẩu rất thấp. Hiện nay, qui mô một số doanh nghiệp trong tỉnh đang mở rộng, áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, thì vấn đề khó khăn là thiếu nguồn nhân lực có tay nghề cao. Về nguồn lao động phổ thông cũng rất biến động, do họ có xu hƣớng chỉ làm việc tạm thời và khi tìm đƣợc công việc khác ƣa thích hơn họ sẽ nghỉ việc gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp chƣa giữ chân hay thu hút đƣợc ngƣời lao động có tay nghề là do lao động chƣa tha thiết với nghề, tiền lƣơng, nơi sinh sống của công nhân của doanh nghiệp chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời lao động nên họ dễ dàng rời bỏ doanh nghiệp và chuyển sang làm việc khác có thu nhập cao hơn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Kiên Giang cần nâng cao trình độ tay nghề, có những chính sách ƣu đãi tốt hơn nữa cho công nhân, để họ yên tâm lao động phục vụ sản xuất cho doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển xuất – nhập khẩu thủy sản tỉnh kiên giang giai đoạn 2011 – 6_ 2014 (Trang 71)