Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển xuất – nhập khẩu thủy sản tỉnh kiên giang giai đoạn 2011 – 6_ 2014 (Trang 79 - 82)

5.2.2.1 Giải pháp về nguồn nguyên liệu

Để đảm bảo các doanh nghiệp sản xuất liên tục và đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trƣờng, thì nguồn cung nguyên liệu cần đƣợc cung ứng chất lƣợng và tốt nhất.

Tỉnh cần đầu tƣ xây dựng các trại sản xuất giống thủy sản và cơ sở ƣơm giống để đảm bảo cung cấp con giống chất lƣợng cho nuôi trồng thủy sản. Đối với những con giống nhập vào tỉnh cần đƣợc kiểm dịch trƣớc khi thả xuống ao nuôi nhằm tránh tình trạng lây lan mầm bệnh. Bên cạnh đó, mở rộng khai thác và nuôi trồng tập trung theo công nghệ cao, nuôi theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp. hƣớng dẫn các hộ nuôi trồng áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào quá trình nuôi trồng để thu hoạch đạt năng suất và chất lƣợng cao, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng.

Ngoài ra, đối với khai thác cần đầu tƣ phát triển năng lực tàu thuyền, thành lập các đội đánh bắt xa bờ, cách bảo quản nguồn nguyên liệu nhằm nâng cao sản lƣợng khai thác hơn nữa trong thời gian tới.

5.2.2.2 Giải pháp về vốn và nguồn nhân lực

Nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất cũng nhƣ các hộ dân nuôi trồng và đánh bắt có thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn đầu tƣ để mở rộng qui mô

67

sản xuất, các cấp lãnh đạo tỉnh Kiên Giang cần có chính sách hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp từ các ngân hàng. Về hoạt động đánh bắt, cần có chính sách hỗ trợ giá nhiên liệu để các ngƣ dân có thể thực hiện nhiều chuyến biển hơn nữa.

Để đáp ứng đầy đủ nguồn nhân lực cả về số lƣợng và chất lƣợng tay nghề để phục vụ cho sản xuất và chế biến, Kiên Giang cần đầu tƣ hơn nữa cho giáo dục và đào tạo nghề. Kiên Giang cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chế biến thủy sản có trình độ công nghệ phù hợp, nắm vững và sử dụng tốt máy móc thiết bị, có kiến thức và am hiểu về an toàn vệ sinh thực phẩm… Song song đó, các doanh nghiệp trong tỉnh cần quan tâm và dành nhiều ƣu đãi hơn cho ngƣời lao động nhƣ bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm thất nghiệp, lƣơng, thƣởng, đãi ngộ… để giữ chân nguồn lao động, phục vụ cho hoạt động sản xuất lâu dài của doanh nghiệp.

5.2.2.3 Giải pháp về thị trường

Trong những năm nay, các thị trƣờng nhập khẩu áp đặt nhiều rào cản thƣơng mại, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của tỉnh trong thời gian tới, các doanh nghiệp trong tỉnh cần phải nâng cao chất lƣợng sản phẩm, cải tiến mẫu mã và mở rộng thêm thị trƣờng tiêu thụ. Hiện nay, các thị trƣờng truyền thống của Kiên Giang nhƣ Nhật Bản, Mỹ, EU… đang có nhu cầu tiêu dùng thủy sản phục hồi trở lại. Vì vậy, các doanh nghiệp cần nắm lấy cơ hội để xuất khẩu hiệu quả hơn, đồng thời các doanh nghiệp cũng nên chủ động thâm nhập thị trƣờng mới nhƣng cần nắm rõ:

+ Nghiên cứu văn hóa và thị hiếu của ngƣời tiêu dùng tại thị trƣờng mới để chủ động sản xuất đáp ứng những sản phẩm phù hợp cho ngƣời tiêu dùng.

+ Nghiên cứu yếu tố kinh tế của thị trƣờng mới để dự đoán đƣợc sức tiêu dùng của thị trƣờng để có hƣớng đi đúng đắn.

+ Thiết lập kênh phân phối sản phẩm, chiêu thị nhằm quảng bá sản phẩm để ngƣời tiêu dùng biết đến sản phẩm nhiều hơn.

Hiện nay, các doanh nghiệp trong tỉnh Kiên Giang có thể thâm nhập vào các thị trƣờng tiềm năng nhƣ: Hồng Kông, Đài Loan, Singapore…

5.2.2.4 Giải pháp về Marketing

- Về sản phẩm

Cung cấp đa dạng mẫu mã và chủng loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Chú trọng xây dựng, quảng bá thƣơng hiệu sản phẩm của doanh nghiệp, nâng cao chất lƣợng và an toàn vệ sinh thực phẩm để chủ động đối phó với các hàng rào kỹ thuật của các nƣớc nhập khẩu.

68

- Về giá

Các doanh nghiệp trong tỉnh cần tham gia vào chuỗi sản xuất có sự liên kết doanh nghiệp với nông dân để có đƣợc nguồn nguyên liệu ổn định, giá thành sẽ thấp hơn từ đó sản phẩm sẽ bán với giá thấp hơn tạo điều kiện cạnh tranh với các đối thủ. Tuy nhiên, với các bạn hàng truyền thống nhƣ Mỹ, Nhật Bản, EU… là những nƣớc có quan điểm “tiền nào của nấy” nên khi xuất khẩu qua các quốc gia này thì giá sản phẩm nên theo giá thị trƣờng.

- Về phân phối

Việc chọn nơi phân phối rất quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, vì vậy các doanh nghiệp trong tỉnh cần chọn những nơi phân phối đem lại hiệu quả cao. Các thành phố lớn và những trung tâm thƣơng mại là những nơi hiệu quả nhất, các doanh nghiệp trong tỉnh cần thiết lập mối quan hệ tốt với các nhà nhập khẩu vì tại đây mạng lƣới phân phối sẽ tỏa đi khắp nƣớc khi đó ngƣời tiêu dùng biết đến nhiều hơn nữa các sản phẩm xuất khẩu của tỉnh. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên xây dựng thêm nhiều đại lý, cửa hàng đại diện ở các nƣớc sở tại, để thuận tiện cho việc vừa giới thiệu sản phẩm vừa bán hàng trực tiếp, nhằm xây dựng thƣơng hiệu với ngƣời tiêu dùng.

- Về chiêu thị

Sử dụng website doanh nghiệp, tạp chí, Catalogues để giới thiệu về doanh nghiệp về sản phẩm của các công ty, công nghệ sản xuất hay những thành tích mà doanh nghiệp đạt đƣơc… để quảng bá hình ảnh doanh nghiệp đến ngƣời tiêu dùng.

Doanh nghiệp thƣờng xuyên mời các đối tác đến tham quan trụ sở doanh nghiệp và các nhà máy chế biến để xây dựng lòng tin của khách hàng về chất lƣợng sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tham gia nhiều hội chợ, triển lãm quốc tế để nắm bắt thông tin, tìm hiểu nhu cầu, xu hƣớng tiêu dùng và cơ hội tìm kiếm thêm đối tác mới.

69

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển xuất – nhập khẩu thủy sản tỉnh kiên giang giai đoạn 2011 – 6_ 2014 (Trang 79 - 82)