Tiềm năng hải sản

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển xuất – nhập khẩu thủy sản tỉnh kiên giang giai đoạn 2011 – 6_ 2014 (Trang 31 - 32)

Kiên Giang có 200km bờ biển với ngƣ trƣờng khai thác thủy sản rộng 63.000km2 theo điều tra của viện nghiên cứu biển Việt Nam thì trữ lƣợng tôm cá ở đây khoảng 500.000 tấn, trong đó vùng ven bờ có độ sâu 20 – 50m có trữ lƣợng chiếm 56% và trữ lƣợng cá tôm ở tầng nổi chiếm 51,5%.

Vùng biển Kiên Giang có 273 loài, 139 giống thuộc 71 họ, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao nhƣ cá hồng, cá kẻm, cá thu, cá chim, cá thiều, tôm thẻ, tôm chì… có nhiều loại đặc sản quý nhƣ: Đồi mồi, hải sâm, sò huyết, nghêu lụa, rau câu, ngọc trai, mực, bào ngƣ… khả năng khai thác cho phép bằng 44% trữ lƣợng, tức hàng năm có thể khai thác trên 200.000

19

tấn. Ngoài ra, tỉnh đã và đang thực hiện dự án đánh bắt xa bờ tại vùng biển Đông Nam bộ có trữ lƣợng trên 611.000 tấn với sản lƣợng cho phép khai thác 243.660 tấn chiếm 40% trữ lƣợng.

- Nguồn lợi biển

Ngoài nguồn lợi các bãi tôm, bãi cá có khả năng khai thác với trữ lƣợng lớn, ở vùng biển Kiên Giang còn có các loài đặc sản phân bố chủ yếu ở một số vùng, nhiều loài nằm trong sách đỏ cần đƣợc bảo vệ.

Sò huyết, sò lông ở ven bờ từ Rạch Đùng (Hà Tiên) đến Thuận Hòa (An Minh, khả năng khai thác từ 1.500 – 2.000 tấn.

Hải Sâm phân bố ở Bãi Nò (Hà Tiên) với mật độ 1 – 17 con/m2, mùa khai thác từ tháng 2 đến tháng 4 và tháng 9 đến tháng 10.

Trai ngọc (ngọc diệp, ngọc nữ, hào bao) thƣờng phân bố ở một số đảo thuộc quần đảo Nam Du, quần đảo An Thới và quần đảo Thổ Châu.

Nghêu lụa là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ phân bố tập trung ở quần đảo Bà Lụa, trữ lƣợng ƣớc tính từ 20.000 – 25.000 tấn, khả năng khai thác cho phép khoảng 10.000 – 13.000 tấn/năm.

Rong câu phân bố tại Hà Tiên, Phú Quốc có thể khai thác khoảng 300 tấn tƣơi/năm.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển xuất – nhập khẩu thủy sản tỉnh kiên giang giai đoạn 2011 – 6_ 2014 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)