Trƣớc tình trạng kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới còn trong khó khăn, chƣa thoát khỏi suy thoái hoăc tăng trƣởng thấp đã tác động đến nền kinh tế chung của đất nƣớc ta và tác động không tốt đến nền kinh tế của tỉnh Kiên Giang nói riêng. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã kịp thời ban hành một số giải pháp để ổn định nền kinh
20
tế vĩ môi, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, cùng với sự nghiêm túc thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ và sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong tỉnh, sự đồng thuận của các doanh nghiệp, các hộ kinh tế cá thể và nhân dân trong tỉnh đã phấn đấu vƣợt qua khó khăn và đã đạt đƣợc một số kết quả quan trọng trong tăng trƣởng và phát triển kinh tế của tỉnh.
Trong giai đoạn 2011 – 2013, mức tăng trƣởng GDP của tỉnh Kiên Giang có chiều hƣớng tích cực với mức tăng trƣởng bình quân đạt 10,6% cao hơn mức tăng trƣởng bình quân 5,52% giai đoạn 2011 – 2013 của cả nƣớc. Nền kinh tế tỉnh Kiên Giang đang chuyển dịch sang hƣớng công nghiệp hóa, nhƣng chuyển dịch vẫn còn chậm do phần lớn giá trị sản xuất kinh tế của tỉnh là lĩnh vực nông – lâm – thủy sản.
Năm 2011, tổng sản phẩm (GDP) trong tỉnh theo giá so sánh 2010 đạt 49.348,506 tỷ đồng tăng 12% so với năm 2010. Theo Cục Thống kê Kiên Giang, nền kinh tế năm 2011 tăng trƣởng 11,75% so với năm 2010. Năm 2012, GDP của tỉnh tăng trƣởng 11,82% so với năm 2011 tức đạt 55.183,053 tỷ đồng. Đến năm 2013, GDP của tỉnh tăng lên 60.368,217 tỷ đồng, nền kinh tế tăng trƣởng 9,4% so với năm 2012. Mặc dù tăng trƣởng năm 2013 là 9,4% có thấp hơn mục tiêu tăng trƣởng của tỉnh đề ra và thấp hơn mức tăng của năm 2011 và năm 2012, nhƣng vẫn là mức tăng cao so với bình quân chung cả nƣớc (5,4%) và là mức tăng khá cao so với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Bảng 3.1: GDP của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 – 2013 theo giá so sánh 2010 phân theo khu vực kinh tế
Đơn vị tính: Triệu đồng Khu vực kinh tế 2011 2012 2013 2012 2013 Tăng trƣởng Đóng góp Tăng trƣởng Đóng góp Nông – lâm – thủy sản 20.424.125 22.617.076 23.764.818 10,74 4,84 5,07 3,70 Công nghiệp, xây dựng 11.887.095 13.187.185 15.144.673 10,94 2,83 14,84 2,36 Dịch vụ 17.037.286 19.378.792 21.458.726 13,74 4,15 10,73 3,34 Tổng số 49.348.506 55.183.053 60.368.217 11,82 11,82 9,40 9,40
Nguồn: Cục Thống kê Kiên Giang, 2011 - 2013
Mức tăng và đóng góp cho tăng trƣởng chung của từng khu vực kinh tế trong giai đoạn 2011 – 2013 nhƣ sau:
- Năm 2011
Khu vực nông – lâm – thủy sản đạt 20.424.125 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao nhất với 41,39% GDP của tỉnh, tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2010
21
đóng góp cho tăng trƣởng chung năm 2011 là 3,71%. Khu vực này đạt tăng trƣởng cao chủ yếu do sản xuất lúa vụ đông xuân, vụ hè thu và lúa vụ 3 trong năm đều tăng cả diện tích, năng suất và sản lƣợng tăng 424.000 tấn so với năm trƣớc, bên cạnh đó là sự đóng góp khá lớn của ngành thủy sản với giá trị 6.119.520 triệu đồng tăng 9,21% so với cùng kỳ năm 2010.
Khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 11.887.095 triệu đồng, so với cùng kỳ năm 2010 tăng 11,17% nhƣng vẫn thấp hơn mức tăng so với năm 2010 (13.13%), đóng góp cho tăng trƣởng chung 3,57%. Khu vực này tăng trƣởng thấp do chịu tác động nhiều nhất của tình trạng lạm phát đã đẩy lãi suất tín dụng lên cao, làm cho chi phí sản xuất đầu vào tăng lên ảnh hƣởng xấu đến khả năng tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh.
Khu vực dịch vụ đạt 17.037.286 triệu đồng, mức tăng trƣởng khá cao 16,3% so với cùng kỳ năm trƣớc, đã đóng góp cho tăng trƣởng chung năm 2011 là 4,47%. Mặc dù kinh tế còn gặp khó khăn nhƣng theo khảo sát của cục thống kê Kiên Giang, một số ngành trong lĩnh vực này vẫn tăng mạnh nhƣ: tài chính, tín dụng tăng 20,66%, dịch vụ lƣu trú, ăn uống tăng 18,2%.
- Năm 2012
Khu vực nông – lâm – thủy sản vẫn giữ vai trò quan trọng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP của tỉnh. Năm 2012, khu vực nông – lâm – thủy sản đạt 55.183.053 triệu đồng, tăng 10,74% so với năm 2011, đóng góp 4,84% trong tăng trƣởng chung của tỉnh, trong đó lĩnh vực nông, lâm đóng góp 3,35% và ngành thủy sản đóng góp 1,5% vào tăng trƣởng của ngành nông – lâm – thủy sản. Năm 2012, mặc dù khu vực này có sự tăng trƣởng nhƣng không cao lắm so với mức tăng trƣởng năm 2011 (9,89%). Sản lƣợng lúa năm 2012 đạt rất cao 366.026 tấn nhƣng về lâm nghiệp không đạt kế hoạch, chăn nuôi không ổn định và tôm là sản phẩm có giá trị cao nhƣng do sản lƣợng đạt thấp không hoàn thành kế hoạch trên 4000 tấn đã đề ra nên đã ảnh hƣởng khá lớn đến mức hoàn thành kế hoạch và tăng trƣởng của ngành thủy sản.
Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 23,9% GDP, tăng 10,94% so với cùng kỳ năm 2011 nhƣng vẫn chƣa đạt kế hoạch đề ra và thấp hơn mức tăng trƣởng của năm 2011. Năm 2012, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 2,83% trong tăng trƣởng kinh tế của tỉnh. Khu vực này năm nay tăng trƣởng thấp do sản xuất công nghiệp và xây dựng đều gặp khó khăn, nhiều mặt hàng chiến lƣợc nhƣ cá đông, mực đông… đạt giá trị thấp so với kế hoạch và có phần giảm so với năm trƣớc.
Khu vực dịch vụ đóng góp cho tăng trƣởng kinh tế 4,15%. Năm 2012, khu vực dịch vụ đạt 19.378.792 triệu đồng, chiếm 35,1% GDP của tỉnh, tăng 13,74% so với cùng kỳ năm 2011. Năm nay, tăng trƣởng tuy thấp hơn mức tăng trƣởng của năm 2011 nhƣng đó là tăng trƣởng khá tốt, do gặp nhiều vấn đề khó khăn và tỉnh đã tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn vƣớng mắt cho các doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, gắn với công tác quản lý thị trƣờng và xử lý nghiêm các hành vi gian lận thƣơng mại, buôn bán, vận chuyển hàng lậu.
22
- Năm 2013
Năm 2012, mức tăng của cả ba khu vực đều đạt thấp hơn so với năm 2011, và đến năm 2013 đầy khó khăn của nền kinh tế và sự nỗ lực của các cấp lãnh đạo tỉnh và doanh nghiệp, mức tăng trƣởng của ba khu vực kinh tế vẫn tiếp tục tăng trƣởng thấp hơn so với năm trƣớc.
Lĩnh vực nông nghiệp đạt 23.764.818 triệu đồng theo giá so sánh 2010, tăng 5,07% so với năm 2012, đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế 3,7%. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Thời tiết năm nay không đƣợc thuận lợi, mƣa lớn làm gãy đổ, ảnh hƣởng đến năng suất lúa nhất là vụ lúa hè thu. Về ngành thủy sản cũng giảm về sản lƣợng do gặp dịch bệnh, giá cả thị trƣờng thiếu ổn định đã ảnh hƣởng rất nhiều đến tăng trƣởng kinh tế.
Trên lĩnh vực công nghiệp, sản xuất chƣa mở rộng quy mô, thị trƣờng cũng nhƣ sức tiêu thụ sản phẩm chậm, chi phí đầu vào thiếu ổn định đã ảnh hƣởng đến sự phát triển của ngành, tuy nhiên nếu so với năm 2012 thì năm 2013 có sự phát triển hơn. Năm 2013, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có sự phát triển, đạt 15.144.673 triệu đồng tăng 14,84% so với năm 2012 đóng góp 2,36% vào tăng trƣởng chung của nền kinh tế.
Năm 2013, khu vực dịch vụ chỉ đạt 21.458.726 triệu đồng tăng 10,73% so với cùng kỳ năm 2012, nhƣng mức tăng trƣởng này còn thấp hơn năm 2012 (13,74%) đóng góp 3,34% trong tăng trƣởng chung của nền kinh tế. Do hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn ảnh hƣởng đến mức thu nhập của ngƣời dân, làm giảm chi tiêu, đã ảnh hƣởng đến hoạt động thƣơng mại – dịch vụ.
3.4 TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG VÀ KHAI THÁC THỦY SẢN CỦA TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2011 – 6/2014