Các Yếu tố của ma trận

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển xuất – nhập khẩu thủy sản tỉnh kiên giang giai đoạn 2011 – 6_ 2014 (Trang 72 - 77)

4.6.1.1 Điểm mạnh

Tỉnh Kiên Giang, có hệ thống nƣớc ngọt, lợ, mặn tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, nuôi trồng thủy sản ngày một phát triển. Nguồn nguyên liệu thuỷ sản phong phú, đa dạng cả về sản lƣợng lẫn chủng loại nhƣ tôm, cá, mực, nhuyễn thể... Trong đó mực, tôm, cá là nguồn nguyên liệu có trữ lƣợng đánh bắt, nuôi trồng lớn đã và đang là mặt hàng chủ lực mang lại giá trị xuất khẩu cao cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

60

Trang thiết bị sản xuất luôn đƣợc chú trọng đầu tƣ, đổi mới theo hƣớng tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm năng lƣợng sử dụng. Từ đó, làm giảm giá thành sản xuất, sản phẩm đƣợc đa dạng hoá, chất lƣợng ngày càng ổn định hơn, đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu.

Lực lƣợng lao động trong vùng tỉnh Kiên Giang lớn, cần cù và chịu khó. Năm 2013 có 17.347 lao động trong ngành chế biến nông sản, thuỷ sản, chiếm khoảng 22,02% trong tổng số lao động của toàn ngành công nghiệp, là một trong những ƣu thế của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất.

Chất lƣợng thủy sản ngày càng đƣợc nâng cao đạt nhiều tiêu chuẩn quốc tế nhƣ: HACCP, HALAL, BRC...

Các cấp lãnh đạo Kiên Giang luôn quan tâm, phối hợp cùng doanh nghiệp nhằm phát triển ngành thủy sản góp phần tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch kinh tế nông thôn.

4.6.1.2 Điểm yếu

Nguồn lao tuy dồi dào về số lƣợng nhƣng chất lƣợng lao động trong ngành chế biến thủy sản hiện nay vẫn còn thấp, số lƣợng lao động kỹ thuật qua đào tạo còn quá ít. Đây là trở ngại lớn trong tiến trình đổi mới phƣơng thức quản lý, nâng cao năng suất lao động và tăng cƣờng năng lực cạnh tranh để hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Nguồn nguyên liệu thủy sản tuy dồi dào nhƣng sản xuất phụ thuộc vào thời tiết. Mô hình sản xuất nhỏ lẻ, manh mún còn phổ biến. Việc sử dụng các chất kháng sinh cấm trong sản xuất và bảo quản nguyên liệu thủy sản tƣơi sau thu hoạch, vẫn đang âm thầm diễn ra. Mặt khác, có rất nhiều cơ sở, tầng nấc trung gian thực hiện việc mua đi bán lại và sơ chế trƣớc khi đến nhà máy, nên tình trạng cho tạp chất lẫn vào tôm nguyên liệu đã trở nên hết sức tinh vi.

Các doanh nghiệp trong tỉnh chủ yếu mua nguồn nguyên liệu đầu vào thông qua các thƣơng lái nên phải trả thêm khoảng chi phí trung gian, khi nguồn cung giảm các thƣơng lái sẽ tăng giá gây sức ép cho các doanh nghiệp.

Thƣơng hiệu chƣa mạnh do việc xây dựng, phát triển và quảng bá thƣơng hiệu chƣa có kế hoạch, tầm nhìn dài hạn và mang tính chiến lƣợc, một số doanh nghiệp chƣa quan tâm đến việc mở văn phòng đại điện đặt tại các thị trƣờng xuất khẩu...

4.6.1.3 Cơ hội

Quan hệ hợp tác quốc tế của nƣớc ta ngày càng mở rộng, thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia, bên cạnh đó Việt Nam là thành viên của 63 tổ chức quốc tế nhƣ WTO, ASEAN, APEC… và có quan hệ hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Đã tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp trên cả nƣớc có thể vƣơn xa, mở rộng và thâm nhập thị trƣờng tốt hơn.

61

Hiện nay, nền kinh tế thế giới đang phục hồi và dần ổn định tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp trong giao thƣơng hàng hóa vào thị trƣờng tiêu thụ. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản trên thế giới ngày càng tăng cao, tạo điều điện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tƣ phát triển và mở rộng quy mô sản xuất.

Ngành thủy sản hiện là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nói riêng và của cả nƣớc nói chung. Vì vậy, luôn đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo và sự hỗ trợ thƣờng xuyên của các Bộ ngành từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, Nhà nƣớc thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ xuất khẩu, mở rộng quan hệ với các nƣớc nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản phát triển.

Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần tăng năng suất lao động, giảm chi phí đồng thời chất lƣợng sản phẩm đƣợc đảm bảo hơn từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trên những thị trƣờng khó tính.

4.6.1.3 Thách thức

Hiện nay, các thị trƣờng xuất khẩu trên thế giới áp đặt nhiều rào cản thƣơng mại nhằm bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nƣớc có nhiều khả năng cạnh tranh với hàng hóa nƣớc nhập khẩu, gây nhiều thách thức trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp.

Việc gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới, tạo ra sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo nên thị trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn, nhất là đối với các quốc gia: Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, một số nƣớc Nam Mỹ và ngay cả cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nƣớc.

Bên cạnh đó, thời tiết bất thƣờng ảnh hƣởng đến nuôi trồng và khai thác thủy sản, dịch bệnh dễ bùng phát và lây lan trên diện rộng ảnh hƣởng đến năng suất và chất lƣợng nguồn nguyên liệu.

62 Bảng 4.10: Phân tích ma trận SWOT CƠ HỘI (O: OPPORTUNITIES) ĐE DỌA (T: THREATENS)

1. Quan hệ hợp tác quốc tế của nƣớc ta ngày càng mở rộng.

2. Nền kinh tế thế giới đang từng bƣớc phục hồi.

3. Nhu cầu tiêu dùng hàng thủy sản gia tăng trở lại.

4. Nhà nƣớc, các cấp, ban ngành lãnh đạo quan tâm và hỗ trợ phát triển ngành thủy sản.

5. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển.

1. Rào cản thƣơng mại ngày càng khắt khe hơn.

2. Cạnh tranh ngày càng gay gắt với doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. 3. Thời tiết bất thƣờng, phát sinh dịch

bệnh.

ĐIỂM MẠNH (S: STRENGTHS)

CHIẾN LƢỢC SO CHIẾN LƢỢC ST

1. Kiên Giang có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thủy sản.

2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ ngày càng đƣợc nâng cao.

3. Nguồn lao động dồi dào, chịu khó. 4. Chất lƣợng sản phẩm ngày càng

SO1, SO2: đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trƣờng truyền thống đồng thời thâm nhập thị trƣờng mới, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu.

SO3: Đa dạng hóa sản phẩm và đảm bảo chất lƣợng để tiêu thụ tốt hơn.

SO4, SO5: không ngừng đầu tƣ đổi mới

ST1, ST2: kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất, chế biến từ khâu nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra vừa đáp ứng các tiêu chuẩn chất lƣợng vừa tăng khả năng cạnh tranh.

ST3: Đẩy mạnh công tác kiểm tra chất lƣợng con giống trƣớc khi thả xuống ao.

63 nâng cao.

5. Các cấp lãnh đạo Kiên Giang luôn phối hợp cùng doanh nghiệp nhằm phát triển ngành thủy sản.

trang thiết bị chế biến nhằm làm tăng chất lƣợng và hiệu quả trong chế biến.

ĐIỂM YẾU (W: WEAKNESSES)

CHIẾN LƢỢC WO CHIẾN LƢỢC WT

1. Thiếu nguồn lao động có tay ngề cao.

2. Nguồn cung thủy sản theo thời vụ gây ra thiếu nguồn nguyên liệu, vẫn còn nạn bơm tạp chất vào nguyên liệu.

3. Giá nguyên liệu đầu vào cao. 4. Thƣơng hiệu chƣa mạnh.

WO1, WO2, WO3, WO5: Tìm hiểu thị trƣờng nhằm nâng cao hoạt động quảng bá, tạo thƣơng hiệu cho sản phẩm.

WO4: Tiến hành sản xuất nguyên liệu theo vùng tập trung, có sự liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân sẽ khắc phục đƣợc tình trạng về giá và nguồn nguyên liệu, đào tạo nguồn nhân lực, tăng cƣờng trình độ cho ngƣời lao động.

WT1, WT3: chủ động tìm kiếm các đối tác phù hợp có thể đảm bảo nguồn đầu ra và hợp tác lâu dài.

WT2: Chiến lƣợc liên kết, liên doanh các doanh nghiệp trong nƣớc.

64

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển xuất – nhập khẩu thủy sản tỉnh kiên giang giai đoạn 2011 – 6_ 2014 (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)