4.6.2.1 Chiến lược SO
Nhằm phát huy những thế mạnh để tận dụng những cơ hội thuận lợi trên thị trƣờng, các doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lƣợc:
Đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trƣờng truyền thống đồng thời thâm nhập thị trƣờng mới nhằm mở rộng thị phần xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Đa dạng hóa sản phẩm đi đôi với nâng cao chất lƣợng hàng hóa nhằm đảm bảo khả năng tiêu thụ tốt hơn.
Đầu tƣ đổi mới trang thiết bị hiện đại nhằm làm tăng chất lƣợng, nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng.
4.6.2.2 Chiến lược WO
Tìm hiểu thị trƣờng nhằm nâng cao hoạt động quảng bá để ngƣời tiêu dùng biết đến sản phẩm nhiều hơn nhằm tạo thƣơng hiệu mạnh cho sản phẩm từ đó sức cạnh tranh cũng đƣợc nâng lên.
Tiến hành sản xuất nguyên liệu theo vùng tập trung, có sự liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân sẽ khắc phục đƣợc tình trạng về giá và nguồn nguyên liệu.
Đồng thời tăng cƣờng đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ tay nghề cho ngƣời lao động để đáp ứng tốt hơn cho sản xuất.
4.6.2.3 Chiến lược ST
Chiến lƣợc thực hiện kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất, chế biến từ khâu nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra nhằm đảm bảo sản phẩm đạt các tiêu chuẩn chất lƣợng và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra chất lƣợng con giống trƣớc khi thả xuống ao, nhƣ vậy sẽ giảm nguy cơ nhiễm bệnh đảm bảo chất lƣợng nguồn cung nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu.
4.6.2.4 Chiến lược WT
Chiến lƣợc hội nhập về phía sau: Chủ động tìm kiếm các đối tác phù hợp có thể đảm bảo nguồn đầu ra và hợp tác lâu dài.
Chiến lƣợc liên kết, liên doanh các doanh nghiệp trong nƣớc để tạo tiếng nói chung, một mặt có thể tăng sức cạnh tranh với các đối thủ nƣớc ngoài vừa có thể tăng cƣờng nguồn vốn hoạt động.
65
CHƢƠNG 5
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT – NHẬP KHẨU THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG