Biến động kinh tế

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển xuất – nhập khẩu thủy sản tỉnh kiên giang giai đoạn 2011 – 6_ 2014 (Trang 66 - 67)

Kinh tế là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến việc xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia. Khi một thị trƣờng nào đó bị rơi vào tình trạng khủng hoảng thì việc xuất khẩu sang thị trƣờng đó rất khó khăn, vì khi đó thu nhập của ngƣời dân giảm xuống và kéo theo nhu cầu tiêu dùng những hàng hóa có giá trị cao sẽ giảm hoặc rất thấp, do đó việc xuất khẩu sang các thị trƣờng đó sẽ gặp khó khăn, giá trị xuất khẩu thu về cũng giảm đi hoặc có thể bị lỗ.

Năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế xãy ra và lan rộng trên toàn cầu, các quốc gia dù ít hay nhiều cũng đều bị ảnh hƣởng đến nền kinh tế và Việt nam cũng vậy. Với ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nƣớc ta rơi vào tình trạng lạm phát cao, báo động ở mức hai con số từ năm 2008 đến năm 2011 và đến năm 2012 và năm 2013 lạm phát trong nƣớc đã đƣợc kiềm chế chỉ còn ở mức một con số. Lạm phát đƣợc kiềm chế, tình hình kinh tế trong nƣớc cũng ổn định và tăng trƣởng, nhƣng khó khăn nhất là khi Nhà nƣớc đƣa ra chính sách thắt chặt tiền tệ đã làm cho lãi suất tăng cao, giá nguyên liệu, nhiên liệu tăng… ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong tỉnh trong đó có doanh nghiệp thủy sản và những hộ nuôi trồng, khai thác hải sản biển. Hiện nay, tuy lạm phát đã đƣợc kiềm chế, nền kinh tế nƣớc ta đã ổn định nhƣng hoạt động thƣơng mại nói chung và thƣơng mại trong ngành thủy sản nói riêng vẫn còn chịu ảnh hƣởng từ nền kinh tế của nƣớc đối tác.

54

Nền kinh tế thế giới hiện nay có bƣớc phát triển nhƣng các nền kinh tế lớn vẫn chƣa thực sự khôi phục từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Đến năm 2012, nền kinh tế thế giới có nhiều bất ổn do chịu ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chƣa đƣợc giải quyết, suy thoái trong khu vực đồng Euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nƣớc thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn. Hoạt động sản xuất và thƣơng mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản và EU là những nƣớc, khối nƣớc lớn có vị trí quan trọng trong quan hệ thƣơng mại với nƣớc ta, hiện nay phải đối mặt với nhiều thách thức nên tăng trƣởng chậm. Những bất lợi từ sự sụt giảm của các nền kinh tế lớn trên thế giới ảnh hƣởng xấu đến hoạt động thƣơng mại, sản xuất kinh doanh trong nƣớc ta nói chung và Kiên Giang nói riêng. Từ năm 2013 đến nay, nền kinh tế thế giới có nhiều điểm khả quan hơn, thu nhập và sức tiêu dùng các sản phẩm thủy sản tăng trở lại, thƣơng mại hàng hóa trong nƣớc cũng gặp nhiều thuận lợi hơn so với năm 2012.

Nhƣ vậy, yếu tố kinh tế có tác động rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung và hàng thủy sản nói riêng. Các doanh nghiệp của tỉnh Kiên Giang cần phải quan tâm, lƣu ý đến tình hình kinh tế của thị trƣờng xuất khẩu vì nó sẽ ảnh hƣởng xấu đến lợi ích của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển xuất – nhập khẩu thủy sản tỉnh kiên giang giai đoạn 2011 – 6_ 2014 (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)