7. Kết cấu đề tài
2.3.2. Các nguồn lực kinh tế-xã hội
2.3.2.1. Đơn vị hành chính
Theo số liệu thống kê thì đến đầu năm 2010 Bến Tre có hệ thống các đơn vị
hành chính theo 3 cấp được thể hiện qua bảng số liệu như sau:
Qua bảng số liệu ta thấy, các đơn vị hành chính của Bến Tre bao gồm có 1 thành phố Bến Tre, 8 huyện (Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Giồng Trôm, Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú); với 8 thị trấn , 147 xã, 10 phường. Mật độ dân số phân bố không đều theo các địa bàn hành chính trong tỉnh, bình quân chung của Bến Tre là 532 người/ km2 nhưng ở thành phố Bến Tre mật độ dân số gấp 3.3 lần so với mật độ dân số chung của tỉnh.
63
Bảng 2.2: Các đơn vị hành chính của tỉnh Bến Tre năm 2010
Nguồn: Niên giám thống kê Bến Tre
2.3.2.2. Dân cư, nguồn lao động
2.3.2.2.1. Dân cư
Theo số liệu thống kê (năm 2010), số dân Bến Tre là 1.255.809 người (nông
thôn: 1.128.070, chiếm 90% dân số toàn tỉnh), so với năm 2000 (1.297.875 người)
giảm 169.805 người, chủ yếu là do di dân ra ngoài tỉnh để tìm kiếm việc làm. Tỉ lệ nữ chiếm 50,9% trong tổng dân số Bến Tre năm 2010.
Dân số thành thị là 127.739 người chiến 10.2%, dân số ở nông thôn chiếm
89.8%; Tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ trong tỉnh có nhưng không lớn và đây cũng
là một dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, tỷ lệ chênh lệch giữa thành thị và nông thôn còn khá lớn, nó xuất phát từ nguyên nhân người dân Bến Tre chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp nên tỷ lệ dân nông thôn khá cao để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nông thôn. Số xã Số Phường, thị trấn Diện tích (km2) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (Người/ km2) Tỉnh Bến Tre 147 17 2.360,2 1.255.809 532 1. Tp Bến Tre 6 10 67,5 116.645 1.729 2. Châu Thành 22 1 230,4 156.987 681 3. Chợ Lách 10 1 168,8 110.112 652 4. Mỏ Cày Nam 16 1 222,6 146.829 660 5. Mỏ Cày Bắc 13 - 154,6 109.570 709 6. Giồng Trôm 21 1 312,4 168.166 538 7. Bình Đại 19 1 404,6 132.222 327 8. Ba Tri 23 1 355,8 187.704 528 9. Thạnh Phú 17 1 443,5 127.574 288
64
Mật độ dân số trung bình năm 2000 là 550 người/km2 đến năm 2010 giảm xuống còn 532 người/km2.
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh giảm từ 1,04% năm 2000 xuống còn 0,78% năm 2010, giảm 0,26%.
Tuổi thọ trung bình của người dân tăng lên rất nhanh, từ 59 tuổi (năm 1995) lên 72,8 tuổi (năm 2007). Tuy nhiên, tỉ lệ tử hằng năm vẫn còn cao (5,12‰ năm 2000, 4,92‰ năm 2010) là một thách thức đối với chất lượng dân số.
Theo kết quả điều tra (1/4/2009), trên địa bàn tỉnh Bến Tre có nhiều dân tộc
cùng sinh sống, chủ yếu là người Kinh chiếm 99,6%, các dân tộc khác là người Khmer, Hoa, Chăm, Tày, Thái, Mường, Nùng, Cơ-ho, Ra-glai,...
Bảng 2.3: Dân số trung bình tỉnh Bến Tre phân theo giới tính, thành thị, nông thôn năm 2010
Tổng Nam Nữ Thành thị Nông thôn
Tổng số 1.255.809 616.411 639.398 127.739 1.128.070 1. Tp Bến Tre 116.645 55.294 61.351 64.477 52.168 2. Châu Thành 156.987 76.430 80.557 3.556 153.431 3. Chợ Lách 110.112 54.567 55.545 7.723 102.389 4. Mỏ Cày Nam 146.829 71.514 75.315 11.615 135.214 5. Mỏ Cày Bắc 109.570 53.628 55.942 - 109.570 6. Giồng Trôm 168.166 82.103 86.063 9.983 158.183 7. Bình Đại 132.222 65.716 66.506 10.016 122.206 8. Ba Tri 187.704 93.846 93.858 10.918 176.786 9. Thạnh Phú 127.574 63.313 64.261 9.451 118.123
Nguồn: Niên giám thống kê Bến Tre
2.3.2.2.2. Nguồn lao động
Tổng số lao động đang làm việc thuộc các thành phần kinh tế năm 2010 là
752.018 người (chiếm 59,84% dân số toàn tỉnh). Trong đó, ở khu vực kinh tế ngoài Nhà nước (tư nhân – cá thể) chiếm tỉ lệ 94,61%, lao động ở khu vực Nhà nước chiếm 4,75% và lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 0,64% so với tổng số lao động đang làm việc.
65
Biểu đồ 2.3: Lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp ở Bến Tre (2010)
56.49% 43.51%
Lao động trong nông, lâm, ngư nghiệp Lao động trong các lĩnh vực khác
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre 2010
Lao động nông, lâm, ngư nghiệp năm 2010 là 424.786 người (chiếm 56,49%), số lao động này chỉ sử dụng khoảng 65 – 70% năng lực và tỷ lệ số ngày nhàn rỗi trong năm lên đến 30 – 35%. Lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ lệ lớn, có kinh nghiệm trong sản xuất, nhạy bén với tiến bộ kĩ thuật, nhưng trình độ chuyên môn qua đào tạo lại chiếm tỉ lệ thấp và có trình trạng già hoá. Lao động làm việc
trong ngành công nghiệp và xây dựng 132.261 người (chiếm 17,59%), chủ yếu làm
việc trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn. Lao động làm việc trong khu vực dịch vụ 194.971 người (chiếm 25,92%).
Chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện đáng kể, năm 2000 tỉ lệ lao động qua đào tạo là 7,36% đến năm 2009 (Theo báo cáo 279/BC/UBND, ngày 15/12/2009) đã tăng lên 38% (283.950 người được đào tạo), hàng năm toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 29.975 lao động, trong đó xuất khẩu lao động là 424 người.
2.3.2.3. Giáo dục, y tế, văn hoá
2.3.3.3.1. Giáo dục – đào tạo
Mạng lưới trường lớp được sắp xếp, điều chỉnh và phát triển rộng khắp. Năm
2010, toàn tỉnh có 135 trường mẫu giáo, 356 trường phổ thông (tiểu học: 189 trường, THCS: 137 trường, THPT: 30 trường).
Từ 2000 đến nay, số học sinh các cấp đều gia tăng tỷ lệ huy động trong độ tuổi. Tỉnh đã hoàn thành và giữ vững thành quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu
66
học và đang phổ cập trung học cơ sở trên khắp địa bàn. Cơ sở vật chất – kĩ thuật ở các trường không ngừng phát triển.
Đội ngũ cán bộ quản lý phần lớn được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí giáo dục. Giáo viên các cấp học đã được chuẩn hóa, chất lượng giáo dục được nâng lên, học sinh khá giỏi ngày càng tăng, học sinh lưu ban, bỏ học giảm dần.
Về đào tạo, tỉnh đã phát triển mạng lưới trường lớp và đa đa dạng hóa ngành nghề đào tạo ở các trường cao đẳng, THCN và dạy nghề nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho tỉnh. Hiện trên địa bàn tỉnh có 2 trường cao đẳng (trường Cao đẳng Bến Tre và trường Cao đẳng nghề Đồng Khởi) với 2.308 sinh viên; 3 trường Trung cấp chuyên nghiệp (Trung học Y tế, Trung học Văn hoá – Nghệ thuật, hệ Trung học chuyên nghiệp trong trường Cao đẳng Bến Tre) với 3.217 học sinh.
2.3.2.3.2. Y tế
Ngành y tế có sự phát triển nhanh về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ và
cơ sở vật chất kĩ thuật. Mạng lưới dịch vụ y tế phát triển rộng khắp, từ tuyến tỉnh, đến tuyến huyện và y tế cơ sở (xã, phường, cơ quan, xí nghiệp). Toàn tỉnh có 189 cơ sở y tế (bệnh viện: 11, phòng khám khu vực: 8, nhà hộ sinh: 6, trạm y tế xã, phường: 164) với 3.285 giường bệnh, bình quân 26,14 giường bệnh/1 vạn dân (năm 2010).
Số bác sĩ, y sĩ, y tá, nữ hộ sinh, kĩ thuật viên tăng nhanh. Bình quân có 5,91 bác sĩ/1 vạn dân.
Nhờ thực hiện tốt các chương trình y tế cộng đồng, các chương trình quốc gia
về phòng chống, nên tình hình dịch bệnh trên địa bàn trong 10 năm qua diễn biến tương đối ổn định, không có dịch lớn xảy ra (dịch tả, dịch sốt rét đã được khống chế liên tục trong nhiều năm; dịch sốt xuất huyết, SARS, Rubella và cúm A H5N1 cũng được ngăn chặn kịp thời). Tỉ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vác xin đạt 86,76%. Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi sinh dinh dưỡng ngày càng giảm, từ 22,5% (năm 2006) xuống còn 17,00% (năm 2010),…
2.3.2.3.3. Văn hoá thông tin
Mạng lưới các cơ sở văn hoá đã hình thành và phát triển rộng khắp từ thành
67
Trên địa bàn tỉnh có 1 Trung tâm văn hóa tỉnh, 1 Nhà văn hóa thiếu nhi tỉnh, 1 rạp chiếu phim, 8 Trung tâm văn hóa huyện, 2 Nhà thiếu nhi huyện, 28 Nhà văn hóa xã, 132 điểm văn hóa xã phường; 1 nhà bảo tàng lịch sử; 1 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp, 9 đơn vị văn nghệ quần chúng; 1 trường Trung học văn hóa nghệ thuật; 1 thư viện tỉnh và 8 thư viện huyện và thư viện ở các trường phổ thông,…
Về thông tin, tỉnh hiện có 1 đài phát thanh truyền hình Tỉnh, 9 đài truyền thanh huyện, 164 trạm truyền thanh xã phường, 1 tờ báo địa phương.