Tính tất yếu khách quan phát triển hợp tác xã nông nghiệp nước ta

Một phần của tài liệu định hướng phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh bên tre theo cơ chế thị trường (Trang 40 - 41)

7. Kết cấu đề tài

1.2.3. Tính tất yếu khách quan phát triển hợp tác xã nông nghiệp nước ta

Thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam là nông nghiệp và hơn 70% lực lượng lao động nước ta tập trung trong lĩnh vực này. Mặc dù nước ta đã tiến hành đổi mới kinh tế được hơn 20 năm nhưng khu vực kinh tế nông nghiệp và nông thôn vẫn còn rất nhiều khó khăn do chưa khai thác có hiệu quả tiềm năng này vì nhiều lí do. Vì vậy, phát triển kinh tế HTX nông nghiệp là tất yếu khách quan.

Thứ nhất, do đặc điểm kinh tế nông nghiệp nước ta sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, kỹ thuật sản xuất thô sơ vì đất canh tác để sản xuất nông nghiệp được khoán cho các hộ nông dân. Do đó, sản xuất lệ thuộc vào tự nhiên, năng suất lao động thấp, chỉ có khả năng đáp ứng rất nhỏ nhu cầu thị trường. Muốn phát huy được lợi thế so sánh của ngành nông nghiệp thì phải xây dựng nền sản xuất hàng hoá với quy mô lớn. Vì vậy, để khắc phục tình trạng manh mún, các hộ nông dân phải tự nguyện liên kết với nhau hình thành các HTX trong nông nghiệp và nông thôn.

Thứ hai, xuất phát từ thực tiễn khách quan của hoạt động sản xuất nông nghiệp của nước ta cũng như các hoạt động sản xuất khác. Sau năm 1945 chuyển từ quan hệ sản xuất lạc hậu ở chế độ phong kiến chuyển sang quan hệ sản xuất của chế độ xã hội chủ nghĩa chính vì vậy quan hệ sản xuất trong nông nghiệp thay đổi từ chỗ chiếm hữu ruộng đất và bóc lột lao động của nông dân thành quan hệ người lao động làm chủ ruộng đất và hợp tác với nhau trong sản xuất để mang lại lợi ích chung bằng việc hình thành các HTX trong nông nghiệp. Từ lí do đó, xuất hiện sự tích tụ ruộng đất và hợp tác hoá trong các khâu sản xuất nông nghiệp làm thay đổi căn bản lực lượng sản xuất (bao gồm tư liệu sản xuất và người lao động) trong nông nghiệp. Chính vì thế tất yếu dẫn đến hình thành phương thức sản xuất tiến bộ của chủ nghĩa xã hội.

32

Thứ ba, về mặt xã hội: hình thành HTX nông nghịêp tạo việc làm, góp phần tăng thu nhập cho thành viên và người lao động, cung cấp hàng hoá và dịch vụ xã hội trong nông nghiệp và nông thôn. Thông qua việc đạt được lợi ích chung về kinh tế, thành viên HTX tăng thu nhập, gắn kết hơn với nhau, mở rộng các sinh hoạt cộng đồng, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, cải thiện đời sống văn hoá.

Thứ tư, về mặt chính trị - văn hóa: Hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX hướng tới phát huy vai trò trong phát triển tinh thần “hợp tác”, cộng đồng, từng bước hiện thực hoá các giá trị đạo đức cao đẹp và các nguyên tắc; nâng cao trách nhiệm xã hội của từng công dân cũng như của cộng đồng; tạo điều kiện cho cộng đồng ngày càng ổn định và gắn kết với nhau hơn. Thông qua tổ chức HTX, thành viên của cộng đồng có thể cùng nhau giải quyết các vấn đề có liên quan đến cuộc sống của họ, góp phần giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ dân cư, củng cố an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc.

Thứ năm, về mặt thể chế xây dựng HTX, một mặt tạo ra kênh mới trong huy động nguồn lực để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mặt khác thúc đẩy sự hợp tác giữa các thành viên để nâng cao hiệu quả hoạt động của từng thành viên; vừa góp phần tạo ra sự cạnh tranh trong nền kinh tế, vừa giảm sự khắc nghiệt và cạnh tranh không cần thiết giữa các thành viên; vừa phát huy cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của thành viên, vừa tạo ra sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.

Một phần của tài liệu định hướng phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh bên tre theo cơ chế thị trường (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)