Mô hình HTX tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long

Một phần của tài liệu định hướng phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh bên tre theo cơ chế thị trường (Trang 77 - 78)

7. Kết cấu đề tài

2.4.2. Mô hình HTX tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long

Trong quá trình chuyển đổi mô hình tổ chức HTX kiểu cũ sang kiểu mới theo

Luật HTX năm 2003 đã xuất hiện nhiều mô hình tổ chức HTX làm ăn hiệu quả nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của hộ nông dân, đi đầu là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình thực hiện chuyển đổi tuy còn nhiều khó khăn trở ngại từ nhiều phía nhưng mô hình HTX ở Việt Nam cần phải dứt bỏ nhanh chóng mô hình HTX kiểu cũ trong thời kỳ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, đồng thời xây dựng mô hình HTX kiểu mới và có tính đến điều kiện đặc thù của nước ta. Hai loại hình mô hình tổ chức HTX đã và đang được áp dụng thực hiện ở Việt Nam nói chung và khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng là:

(a) Hợp tác xã dịch vụ phục vụ xã viên: là tổ chức tự chủ của các cá nhân hoặc pháp nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu chung về sản phẩm dịch vụ của các xã viên, được quản lý một cách dân chủ bởi tất cả xã viên hợp tác xã. Mô hình này được ứng dụng chủ yếu trong nông nghiệp, hiện nay đã phát triển phổ biến và chiếm phần lớn trong tổng số hợp tác xã ở nước ta hiện nay. Xã viên về cơ bản có hoạt động kinh tế giống nhau và cùng ở một địa bàn lãnh thổ xác định nhu cầu chung thể hiện trong một hoặc một số sản phẩm, dịch vụ nào đó trong hoạt động kinh tế của mình cần được thoả mãn thông qua HTX với hiệu quả cao hơn so với từng xã viên đơn lẻ tự đáp ứng, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, ví dụ: Hợp tác xã nông nghiệp, Hợp tác xã mua bán, ngoài ra còn có HTX nhà ở, HTX tín dụng, HTX dịch vụ môi trường, HTX bảo hiểm, HTX hạ tầng công

69

nghiệp, HTX dịch vụ trong trường học, HTX điện, HTX dịch vụ tin học v.v. Xã viên của HTX có thể là cá nhân hoặc đại diện cho hộ, hoặc một pháp nhân như doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế khác miễn là có nhu cầu chung và có tự nguyện tham gia HTX. Do mỗi xã viên đều là những người chủ sở hữu và đều là khách hàng của HTX, đều được đáp ứng nhu cầu chung và được hưởng lợi ích từ vốn góp, mức độ sử dụng dịch vụ của HTX, được cung cấp giá rẻ, chất lượng tốt, đúng thời hạn cung ứng sản phẩm, dịch vụ, nên nguyên tắc quản lý dân chủ trong HTX được khả thi, mỗi xã viên có một phiếu biểu quyết như nhau không phụ thuộc vào số lượng vốn góp. Các nguyên tắc tổ chức này đảm bảo hiện thực hoá các nguyên tắc cơ bản của HTX là: quản lý dân chủ - bình đẳng – công khai và cùng có lợi.

(b) Hợp tác xã của người lao động: là tổ chức tự chủ của các cá nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện nhằm đáp ứng nhu cầu về việc làm và thu nhập của các xã viên, được quản lý một cách dân chủ bởi tất cả xã viên của HTX, chủ yếu trong lĩnh vực phi nông nghiệp, ví dụ: HTX trường học, HTX thuỷ sản, HTX ngành nghề… Lọai hình HTX này thường gắn với chương trình giảm nghèo của địa phương và đóng góp cho phát triển cộng đồng.

Một phần của tài liệu định hướng phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh bên tre theo cơ chế thị trường (Trang 77 - 78)