Thực trạng hoạt động của hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Bến Tre gia

Một phần của tài liệu định hướng phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh bên tre theo cơ chế thị trường (Trang 86 - 101)

7. Kết cấu đề tài

2.5.2. Thực trạng hoạt động của hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Bến Tre gia

giai đoạn 2006 - 2010

2.5.2.1. Các cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Trong những năm qua, phát triển mới 11 HTX trong nông nghiệp và tiếp tục giải thể 8 HTX yếu kém. Hiện nay, tổng số HTX trong các lĩnh vực là 111 HTX,

thu hút trên 170.000 xã viên và hộ nông dân tham gia.

Trước những khó khăn của khu vực kinh tế tập thể nói chung và HTXNN nói riêng, khi chuyển sang cơ chế mới, Đảng và Nhà nước đã kịp thời có những chủ trương, chính sách phù hợp như ra Chỉ thị 68 của BBT TW Đảng khoá VII, tiếp đó là Nghị quyết 13 BCH Trung ương Đảng khoá IX về đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, luật HTX 1996 và sửa đổi bổ sung năm 2003, chính phủ có Nghị định 02, 15, 16 và Nghị định 177 thực hiện Luật HTX 2003.

UBND tỉnh Liên minh HTX phối hợp với các ngành và Ủy ban Nhân dân các

huyện, thành phố xây dựng “ Đề án phát triển kinh tế hợp tác, HTX đến năm 2010”. Sau 3 năm thực hiện Đề án, UBND tỉnh có Báo cáo số 96/BC-UBND ngày 01/06/2009, sơ kết tình hình thực hiện Đề án, báo cáo với HĐND tỉnh.

Triển khai Thông tư 04/2008/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 09/07/2008 hướng dẫn một số quy định tại Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về tổ chức hoạt động tổ hợp tác.

Triển khai thực hiện Quyết định 1327/QĐ-TTg ngày 02/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung kinh phí hỗ trợ thành lập mới, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ HTX năm 2007.

Triển khai thực hiện Quyết định 1422/QĐ-TTg ngày 09/09/2009 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung kinh phí hỗ trợ thành lập mới, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ HTX năm 2009.

Bên cạnh đó, Chi cục Phát triển nông thôn đã thường xuyên phối hợp với Uỷ ban nhân dân, các phòng ban chức năng các huyện, thị xã và các cơ quan ban ngành của tỉnh tổ chức phổ biến Luật HTX năm 2003, Nghị định 177/2004/NĐ-CP ngày

78

12/10/2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật HTX năm 2003, Nghị định 77/2005/NĐ-CP ngày 9/6/2005 về ban hành Mẫu hướng dẫn xây dựng Điều lệ HTX, Nghị định 87/2005 NĐ-CP ngày 11/7/2005 về đăng ký kinh doanh HTX, Nghị định 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX của Chính phủ đến Chủ nhiệm, Ban kiểm soát các HTX. Đồng thời tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý, sửa đổi, bổ sung Điều lệ HTX phù hợp với Luật HTX năm 2003 cho cán bộ chuyên trách HTX và Chủ nhiệm các HTX để thông qua Đại hội xã viên HTX hằng năm.

2.5.2.2. Thực trạng hoạt động của các tổ hợp tác ở Bến Tre

Tổ hợp tác là tổ chức kinh tế giản đơn, các tổ hợp tác có hình thức tổ chức, quy mô, nội dung hoạt động đa dạng phần lớn hoạt động mang tính thời vụ, sử dụng lao động tại chỗ. Lĩnh vực hoạt động của tổ hợp tác chủ yếu là dịch vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản và dịch vụ tín dụng…

Bảng 2.6: Tổng hợp số tổ hợp tác giai đoạn 2006 – 2010

Nguồn: Liên minh HTX tỉnh Bến Tre

Năm 2006, toàn tỉnh có 2.350 tổ hợp tác các loại, đến cuối năm 2008 giảm 1.270 tổ, còn 1.080 tổ. Nguyên nhân giảm, do điều tra lại theo Thông tư

04/2008/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do sáp nhập, giải thể các tổ hợp tác

hoạt động kém hiệu quả (Chủ yếu các tổ hợp tác nuôi tôm công nghiệp, tổ vay vốn). Tính đến nay, toàn tỉnh có 1.110 tổ, nhóm hợp tác các loại, với khoảng 14.000

Năm Tổng số tổ hợp tác Số thành viên Tổ hợp tác nông nghiệp Tổ hợp tác nông nghiệp /Tổng số tổ hợp tác (%) 2006 2.350 30.550 1.181 50,2 2007 2.357 30.641 1.185 50,3 2008 2.365 30.580 1.188 50,2 2009 1.087 14.130 380 35 2010 1.110 14.430 395 36

79

thành viên tham gia. Trong đó có 395 tổ hợp tác thuộc lĩnh vực nông nghiệp, 240 tổ thuộc lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, 185 tổ thuộc lĩnh vực tín dụng (tổ tương trợ) và 238 tổ thuộc lĩnh vực thủy sản.

Các tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở nhu cầu liên kết của các hộ kinh tế cá thể cùng ngành nghề; Hình thức hợp tác là hỗ trợ nhau trong sản xuất và đời sống. Bộ máy điều hành các tổ hợp tác gọn nhẹ, một số tổ hợp tác sản xuất qui mô tương đối lớn có xây dựng Qui chế hoạt động, hình thành Ban Điều hành, Ban Kiểm soát. Hoạt động của các tổ hợp tác thường rất linh hoạt, có thể là hợp tác toàn diện, góp vốn sản xuất kinh doanh chung, cũng có thể sản xuất kinh doanh độc lập và chỉ hợp tác trong một hoặc một số khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh (như làm đầu mối vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm ... ).

Phát triển các tổ hợp tác thời gian qua đã giải quyết cho trên 30 ngàn lao động có việc làm, tận dụng được thời gian nhàn rỗi trong nông dân, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống của một bộ phận người lao động nghèo. Thông qua tổ hợp tác nhà nước tác động hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật từ khâu sản suất đến tiêu thụ, nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, dần dần hình thành nguồn nguyên liệu tập trung cung ứng cho các nhà máy chế biến, đảm bảo phát triển bền vững. Sự phát triển của các hình thức tổ hợp tác trong thời gian qua khẳng định nhu cầu khách quan, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các hộ nông dân nhằm giải quyết việc làm, trao đổi và hỗ trợ kỹ thuật là yếu tố tích cực cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy sự phát triển kinh tế hộ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Nhìn chung, các tổ hợp tác trong thời gian qua có phát triển, nhưng còn chậm, tự vận động là chính. Sự quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ của chính quyền các cấp trong thời gian qua còn hạn chế. Mặc dù đã có Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của chính phủ, về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác và Thông tư 04 hướng dẫn thực hiện của bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhưng việc thống kê nắm bắt tình hình hoạt động của các tổ hợp tác vẫn còn nhiều bất cập. Nguyên nhân hạn chế bất cập chủ yếu là do các đơn vị, địa phương chưa có cán bộ chuyên trách;

80

Cán bộ theo dõi kinh tế tập thể kiêm nhiệm nhiều việc, thường xuyên thay đổi cán bộ.

Khi hiệu quả kinh tế của các tổ hợp tác ngày càng cao, nhu cầu gắn kết giữa các thành viên ngày càng lớn và quy mô sản xuất – kinh doanh ngày càng mở rộng trong khi đó tổ hợp tác không thể đáp ứng được, lúc này nhất thiết phải hình thành các HTX mà ở đó khuôn khổ pháp lý thuận lợi hơn và hiệu quả kinh tế mang lại sẽ lớn hơn.

2.5.2.3. Tình hình hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ở Bến Tre

- Tình hình phân bố hoạt động của các HTXNN ở Bến Tre

Bảng 2.7: Tình hình phân bố hoạt động của các HTXNN ở Bến Tre năm 2010 STT Huyện, TP, TX Tổng số HTX HTXNN HTXTS 1 TP. Bến Tre 1 1 - 2 Châu Thành 3 3 - 3 Chợ Lách 9 8 1 4 Ba Tri 4 1 3 5 Bình Đại 7 5 2 6 Giồng Trôm 4 4 - 7 Mỏ Cày Bắc 4 4 - 8 Mỏ Cày Nam 2 1 1 9 Thạnh Phú 6 2 4 Tổng cộng 40 29 11

Nguồn: Liên minh hợp tác xã Bến Tre

Các HTXNN Phân bố không đều giữa các huyện, các HTXTS chủ yếu tập trung ở các huyện ven biển: Thạnh Phú 4 HTX, Ba Tri 3 HTX, Bình Đại 2 HTX. Các HTX lĩnh vực nông nghiệp phân bố ở tất cả các huyện nhiều nhất Chợ Lách 8

HTX, Bình Đại 5 HTX, Giồng Trôm và Mỏ Cày Bắc cùng có 4 HTX. Đều này cho

thấy HTXNN ở Bến Tre phát triển chưa đều chủ yếu tập trung nhiều vào một số huyện còn một số huyện có số lượng còn rất thấp.

81

Bảng 2.8: Mô hình sản xuất của các HTXNN ở Bến Tre năm 2010

Mô hình sản xuất của HTXNN Tần số (HTX) Tỷ trọng (%)

1. Dịch vụ sản xuất cây giống 11 37,9

2. Dịch vụ sản xuất cây giống – hoa kiểng 2 6,9

3. Dịch vụ tiêu thụ nông sản 4 13,9

4. Dịch vụ sản xuất mía đường 1 3,4

5. Sản xuất nấm 1 3,4

6. Chăn nuôi 3 10,4

7. Dịch vụ kinh doanh tổng hợp 7 24,1

Nguồn: Liên minh Hợp tác xã Bến Tre năm 2010

Mô hình sản xuất chủ yếu của HTX nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh là sản xuất cây giống, hoa kiểng và các dịch vụ tiêu thụ nông sản. Trong đó có 11 HTX chuyên sản xuất lĩnh vực cây giống chiếm 37,9% trên tổng số 29 HTX với các loại cây ăn trái chủ yếu như: Xoài, mận, sầu riêng, ổi, mít, chôm chôm, bưởi …; có 7 HTX kinh doanh tổng hợp các dịch vụ trong nông nông nghiệp chiếm 24,1% như phân bón, tem sản phẩm, cung ứng vật tư… Có 4 HTX chuyên về dịch vụ tiêu thụ nông sản chiếm 13,9% . Có 3 HTX chuyên lĩnh vực chăn nuôi chiếm 10,4% gồm có sản xuất bò, heo giống và nuôi trùng. Các lĩnh vực sản xuất của HTXNN của tỉnh rất đa dạng về nhiều lĩnh vực nhưng chiếm tỷ trọng cao là sản xuất giống cây ăn quả , tiêu thụ nông sản và kinh doanh tổng hợp phục vụ trong nông nghiệp vì Bến Tre là một tỉnh thuần nông kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp.

Bảng 2.9: Mô hình sản xuất của các HTXTS ở Bến Tre năm 2010

Mô hình sản xuất của HTXNN Tần số (HTX) Tỷ trọng (%)

1. Quản lý, khai thác và nuôi Nghêu 9 82,0

2. Nuôi tôm Càng Xanh 1 9,0

3. Bảo tồn, quản lý và khai thác Ốc Gạo 1 9,0

Nguồn: Liên minh Hợp tác xã Bến Tre năm 2010

Mô hình chủ yếu của HTX thủy sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre chủ yếu là Quản lý, khai thác và nuôi Nghêu với 9 HTX chiếm 82%. Còn lại và một mô hình nuôi tôm Càng Xanh chiếm 9% và một mô hình bảo tồn, quản lý và khai thác Ốc Gạo

82

chiếm 9% mô hình HTX thủy sản của tỉnh. HTXTS ở Bến Tre chủ yếu là quản lý, khai thác và nuôi Nghêu vì Bến Tre tiếp giáp biển có những bãi bồi lớn có tự nhiên thuận lợi phát triển nuôi Nghêu. Còn lại các mô hình nuôi tôm Càng Xanh và Ốc Gạo thì chiếm không đáng kể.

- Về chất lượng các hợp tác xã nông nghiệp:

Theo số liệu báo cáo của các HTXNN trên địa bàn toàn tỉnh trong các năm gần

đây, đặc biệt là giai đoạn 2006 - 2010, số lượng HTXNN hoạt động khá, tốt ngày càng tăng lên, số HTX hoạt động trung bình và yếu kém ngày càng giảm.

Tổng hợp đánh giá thực trạng HTXNN trên địa bàn tỉnh qua các năm có thể chia các HTX theo 3 nhóm:

Bảng 2.10: Phân loại HTXNN và HTXTS tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006 – 2010

Đơn vị: % Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Số HTX khá - giỏi 28 37 38 45 48 Số HTX TB 53 46 47 45 34 Số HTX yếu - kém 19 17 15 10 18 Tổng số HTX (HTX) 41 42 44 41 40

Nguồn: Liên minh hợp tác xã Bến Tre

- Nhóm hợp tác xã khá, giỏi:

Nhóm HTX khá - giỏi tăng liên tục từ 28% năm 2006 lên 48% năm 2010. Với

chức năng hướng dẫn sản xuất và tổ chức tốt các dịch vụ phục vụ sản xuất cho hộ xã viên, các HTX đã tham mưu giúp UBND xã trong hướng dẫn sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn như phát triển cây nguyên liệu, sản xuất giống lúa và các loại cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày phục vụ sản xuất. Đồng thời phát triển ngành nghề mới, khôi phục phát triển ngành nghề truyền thống ở nông thôn, giúp tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người

lao động.

Ngoài việc tập trung làm tốt các khâu dịch vụ nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu sản xuất của hộ xã viên như thuỷ lợi, làm đất, cung ứng vật tư, tín dụng, các chương

83

trình khuyến nông, hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh, tiêm phòng gia súc… các HTX đã thực hiện liên doanh, liên kết, phát triển ngành nghề, giải quyết lao động địa phương, tăng thu nhập cho xã viên và tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản… Nhiều HTX vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của Nhà nước thông qua liên doanh, liên kết để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất các ngành hàng có thị trường tiêu thụ ổn định và thu hút nhiều lao động như chế biến hải sản, nông sản, sản xuất cây giống… Bên cạnh đó, các HTX đã phối hợp với các ngành chức năng, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất như: xây dựng mới và nâng cấp công trình thủy lợi, trạm bơm… nhằm giảm giá thành và nâng cao chất lượng phục vụ. Ngoài việc chăm lo xây dựng cơ sở vật chất, HTX đã góp phần cùng chính quyền xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn như đường giao thông, hệ thống cung cấp nước sạch, trạm y tế, chợ, thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế do Đảng và Nhà nước đề ra, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Từ thực tế, nhiều HTX đã phát triển mạnh và trở thành điển hình tiên tiến như: HTX nông nghiệp Vĩnh Thành, HTX cây giống Cái Mơn… Những HTX tiêu biểu này đã thực hiện tốt các dịch vụ nông nghiệp, phục vụ kinh tế hộ phát triển, bên cạnh đó còn phát triển ngành nghề công nghiệp, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động ở địa phương.

- Nhóm hợp tác xã trung bình:

HTX trung bình giảm từ 53% năm 2006 xuống còn 34% năm 2010. Phần lớn các HTX này tuy có sự chuyển biến về tổ chức quản lý, về nội dung và phương thức hoạt động nhưng còn hạn chế, không có thị trường ổn định và lâu dài, không có đối

tác liên doanh, liên kết mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển các dịch vụ mới về

ngành nghề nông thôn. Nguyên nhân là do HTX khi chuyển sang cơ chế mới đều ở điểm xuất phát thấp, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất yếu kém, thiếu vốn hoạt động, tư tưởng trông chờ bao cấp vẫn còn trong cán bộ, xã viên HTX, năng lực tổ chức quản lý và điều hành của cán bộ theo cơ chế mới còn nhiều hạn chế, nên hiệu quả phục vụ sản xuất mang lại chưa cao.

84

HTX yếu kém có giảm nhưng còn chậm. Một số HTX hoạt động chưa hiệu

quả như: HTX nông nghiệp Giồng Trôm, HTX nông nghiệp Hữu Định, HTX nông nghiệp Hòa Nghĩa, HTX cây giông hoa kiểng Hưng Hòa… Nguyên nhân yếu kém

bao gồm: tổ chức thành lập HTX không trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện của xã viên,

cán bộ quản lý HTX trình độ, năng lực yếu kém, thiếu hoặc không có vốn để tổ chức hoạt động, gián đoạn trong hoạt động vì tự nhiên hoặc do năng lực quản lý. Vai trò HTX chưa có tác dụng thiết thực đối với phát triển kinh tế địa phương và sản xuất kinh tế hộ nông dân.

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ HTXNN và HTXTS hoạt động khá giỏi, trung bình, yếu kém Bến Tre giai đoạn 2006-2010.

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số HTX yếu, kém Số HTX TB

Một phần của tài liệu định hướng phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh bên tre theo cơ chế thị trường (Trang 86 - 101)