7. Kết cấu đề tài
3.2. Định hướng phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Bến Tre
3.2.1. Định hướng phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp
Định hướng phát triển kinh tế tập thể trên lĩnh vực ngành nông nghiệp trong thời gian tới, phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng mà nồng cốt là hợp tác xã dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rải những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế.
Phát triển kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích của các thành viên và lợi ích tập thể, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho
các thành viên, phát triển cộng đồng.
Phát triển kinh tế tập thể cũng phải nhằm vào việc bảo vệ tài nguyên. Nhân dân địa phương cần phải được tham gia trong việc bảo vệ và quản lý lâu bền các
105
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Họ cần phải được chia sẽ những lợi ích của các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ các khu vực mà họ sinh sống. Vì vậy, để phát triển bền vững các kinh tế tập thể phải gắn kết được lợi ích của mình với lợi ích cộng đồng.
Phát triển HTX thời gian qua đang còn hạn chế và không đồng đều giữa các vùng, còn có nhiều xã chưa có HTX; các HTX điển hình, tiên tiến, nhân tố mới chưa được nhân rộng; số hợp HTX trung bình, yếu kém còn nhiều. Do vậy, để tháo gỡ khó khăn cho HTX và phát triển HTX nông nghiệp trong thời gian tới cần có các giải pháp đồng bộ từ chính sách hỗ trợ đến công tác chỉ đạo và định hướng xây dựng mô hình phát triển HTX nông nghiệp chung cho cả tỉnh và mô hình cụ thể cho từng địa phương.
Thứ nhất: Tiếp tục quán triệt và cụ thể hoá các nhiệm vụ của Nghị quyết Trung ương 5 về kinh tế tập thể và Quyết định 272/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ “Phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm 2006 - 2010”.
Thứ hai: Phát triển kinh tế hợp tác, HTX với các hình thức đa dạng, trình độ phát triển từ thấp đến cao, không giới hạn về quy mô, lĩnh vực địa bàn. Phát triển các HTX, Liên hiệp HTX chuyên ngành và đa ngành. Hướng dẫn tạo điều kiện để các HTX cùng ngành nghề, cùng địa bàn, quy mô nhỏ (nhất là các HTX trong nông nghiệp quy mô thôn, xóm), liên kết, hợp nhất, sáp nhập thành những HTX có quy mô lớn hơn, để tăng tiềm lực tài chính, quy mô hoạt động của HTX nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở đảm bảo đúng các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX.
Thứ ba: Phát triển HTX phải trên cơ sở đảm bảo quyền tự chủ của kinh tế trang trại, hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển. Kinh tế hợp tác, HTX lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích của các thành viên và lợi ích tập thể, đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của các thành viên góp phần xoá đói giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho các thành viên và phát triển cộng đồng.
Thứ tư: Đẩy mạnh việc củng cố, nâng cao năng lực các HTX và phát triển HTX mới. Chỉ đạo chuyển đổi dứt điểm các HTX kiểu cũ còn khả năng chuyển đổi,
106
còn những HTX nào không có khả năng chuyển đổi hoặc đã chuyển đổi mà hoạt động hình thức không có hiệu quả thì chỉ đạo cho giải thể kịp thời.
Thứ năm: Quan tâm tạo điều kiện cho các tổ hợp tác phát triển như là một bộ phận cấu thành quan trọng của kinh tế tập thể, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các tổ hợp tác phát triển thành các HTX khi có đủ điều kiện.
Phát triển kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích của các thành viên và lợi ích tập thể, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho các thành viên, phát triển cộng đồng.
Phát triển kinh tế tập thể cũng phải nhằm vào việc bảo vệ tài nguyên. Nhân dân địa phương cần phải được tham gia trong việc bảo vệ và quản lý lâu bền các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Họ cần phải được chia sẻ những lợi ích của các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ các khu vực mà họ sinh sống. Vì vậy, để phát triển bền vững các kinh tế tập thể phải gắn kết được lợi ích của mình với lợi ích cộng đồng.
3.2.2. Phương hướng phát triển các mô hình hợp tác xã trong nông nghiệp.
Tùy theo điều kiện cụ thể ở mỗi địa phương trên địa bàn tỉnh Bến Tre, việc xây dựng mô hình HTX nông nghiệp theo các hướng cụ thể sau:
Phát triển HTX dịch vụ nông nghiệp, HTX chủ yếu thực hiện các hoạt động tổ chức và hướng dẫn xã viên thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thực hiện dịch vụ đầu vào và hoạt động giúp đỡ nhau mang tính cộng đồng. Cụ thể:
+ Tổ chức hướng dẫn xã viên, nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Làm tốt việc tổ chức sản xuất, hướng dẫn nông dân, xã viên cùng nhau hợp tác trồng cây gì, nuôi con gì, một cách có hiệu quả, xác định cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng và cơ cấu kinh tế hợp lý, ... tạo ra vùng sản xuất sản phẩm tập trung có khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn.
+ Tổ chức dịch vụ sản xuất kinh tế hộ. Tùy theo điều kiện cụ thể từng vùng, từng HTX tổ chức các hoạt động dịch vụ như: tưới tiêu, vật tư, làm đất, bảo vệ thực vật, thú y, giống cây trồng, vật nuôi, tiêu thụ nông sản phẩm...
+ Liên kết với doanh nghiệp chế biến trong việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo các mô hình liên kết.
107
+ Theo quy mô và phạm vi hoạt động của mình mà HTX tổ chức bộ máy quản lý thích hợp (tổ dịch vụ làm đất, tổ dịch vụ vật tư, tổ dịch vụ tín dụng, tổ khoa học - kỹ thuật, tổ tiêu thụ sản phẩm,...).
- Phát triển HTX nông nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ tổng hợp. Ngoài
việc HTX tổ chức, thực hiện những nội dung của mô hình HTX dịch vụ, còn tổ chức sản xuất kinh doanh như: chế biến nông, thủy sản; sản xuất tiểu thủ công nghiệp; cung cấp dịch vụ cho đời sống xã viên và người dân.
- Phát triển HTX nông nghiệp chuyên ngành như: HTX cây giống, bưởi da
xanh; HTX chế biến nông sản... phát triển ở những vùng sản xuất tập trung, có
phong trào, gần thành phố và thị trấn.
Phát triển HTX nông nghiệp trong thời gian tới phải theo cơ chế thị trường và gắn với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; trong đó, HTX đóng vai trò tích cực trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ kinh tế hộ phát triển sản xuất hàng hóa; phát triển kết cấu hạ tầng và dịch vụ; hướng dẫn công tác khuyến nông; phát triển thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ phát triển. Trước mắt, thực hiện lồng ghép các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn với mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể. Tập trung chỉ đạo giải quyết những tồn tại của HTX sau chuyển đổi. Đây là biện pháp nhằm phát huy nội lực của HTX. Đồng thời, tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn cùng với tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đối với phát triển kinh tế tập thể.
3.3. Những giải pháp chủ yếu phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Bến Tre Tre
3.3.1. Giải pháp về thúc đẩy kinh tế hàng hoá và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ vụ
Hoạt động của HTX không nên gói gọn trong một vài dịch vụ mà phải mang tính đa dạng căn cứ vào hoạt động sản xuất hay cung cấp dịch vụ cốt lõi, từ khâu cung cấp dịch vụ đầu vào đến khâu giải quyết đầu ra cho sản phẩm. Để thực hiện
108
được điều đó, HTX phải thực hiện từng bước và phải có sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và doanh nghiệp. Cụ thể:
- Củng cố và tập trung phát triển các dịch vụ hiện tại của HTX
- Huy động nguồn vốn góp và nâng cao tích lũy của HTX để mở rộng các hoạt
động mới nhằm đa dạng hóa thu nhập và giải quyết lao động nhàn rỗi.
- Liên kết với các nhà khoa học, các doanh nghiệp, trong quá trình sản xuất
cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho xã viên.
- Kêu gọi sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc tìm kiếm và cung cấp thông tin thị
trường trong và ngoài nước.
Việc lựa chọn dịch vụ hoạt động cần phải xác định nhu cầu của xã viên và các hộ nông dân trong vùng, tìm hiểu các đơn vị khác trong vùng hiện đang thực hiện dịch vụ đó như thế nào. HTX chỉ thực hiện những dịch vụ mà xã viên có nhu cầu và có khả năng cạnh tranh với các tổ chức khác bằng chất lượng hay giá cả, nghĩa là phải đem lại hiệu quả cho phát triển kinh tế hộ và lợi nhuận tích lũy cho HTX. Việc lựa chọn dịch vụ còn dựa vào trình độ quản lý của Ban quản trị, vốn, cơ sở hạ tầng, lao động.
Đa dạng hóa các loại hình sản xuất và dịch vụ sẽ giúp HTX mở rộng hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường và có thể sẽ đảm bảo sự hoạt động liên tục cho HTX.
Đối với HTX nông nghiệp, việc đa dạng hóa các loại hình sản xuất và dịch vụ sẽ thu hút được nhiều xã viên tham gia vào HTX như vậy sẽ gia tăng thêm nguồn vốn cho HTX hoạt động. HTX cũng mở rộng được thị trường kinh doanh, tạo việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên, xã viên HTX cần phải nâng cao tay nghề và kỹ thuật phù hợp với các loại hình sản xuất và dịch vụ của HTX thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Thứ nhất, tiêp tục đổi mới hoạt động của các HTX nông nghiệp, khuyến khích các HTX mới thành lập chuyển sang hoạt động dịch vụ đầu vào, đầu ra từ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ thành viên, đến mở mang ngành nghề, vươn lên phát triển sản xuất, kinh doanh tổng hợp. Phát triển mô hình liên kết giữa HTX nông nghiệp với các cơ sở chế biến nông sản, với doanh nghiệp để tiếp
109
nhận vốn, kỹ thuật, công nghệ mới, mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp hoặc liên kết trong tiêu thụ sản phẩm.
Thứ hai, là đối với hệ thống dịch vụ tài chính phục vụ nông nghiệp và nông thôn, cần tiếp tục cải thiện để tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn. Mở rộng các đối tượng cho vay vốn nhất là quan tâm ưu đãi hơn cho nông dân. Có cơ chế lãi suất và thời hạn vay hợp lý đối với các doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn nhằm phát triển kinh tế xã hội và giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương.
Thứ ba, là phát triển mạng lưới các cơ sở thu mua, bảo quản, phân loại, sơ chế, đóng gói, thu gom hàng hoá từ các hộ sản xuất cung cấp cho nhà máy chế biến phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu… cung ứng vật tư, trang thiết bị phục vụ nông
nghiệp và hàng hoá công nghiệp tiêu dùng. Bên cạnh đó, quy hoạch, đầu tư xây
dựng phát triển hệ thống chợ từ thành thị đến nông thôn. Chợ vẫn là hình thức tốt để thúc đẩy nền kinh tế thị trường, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Mở rộng thị trường tiêu thụ. Mặt khác, cần nâng cao vai trò quản lý Nhà nước, có chính sách khuyến khích tạo mọi điều kiện phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá với chất lượng ngày càng cao hơn.
3.3.2. Phát triển thương hiệu cho các sản phẩm và dịch vụ cung cấp từ HTX
Để xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm và dịch vụ cung cấp từ HTX đòi hỏi phải có thời gian và sự hợp tác từ nhiều phía. Nhà nước cần phải hỗ trợ với HTX để phát triển kế hoạch dài hạn về xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông, thủy sản từ các HTX. Nếu có thể thì các cấp chính quyền nên hỗ trợ HTX trong công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, dịch vụ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Xây dựng thương hiệu là một quá trình trong đó có sự phối hợp giữa nhà nước, HTX và cả người tiêu dùng nên cần nhiều thời gian và vốn đầu tư, nhưng một khi đã xây dựng được thương hiệu cho một sản phẩm sẽ giúp HTX phát triển bền vững hơn. Những HTX đã xây dựng được thương hiệu rồi thì phải đảm bảo chất lượng của sản phẩm, dịch vụ để tiếp tục phát triển thương hiệu.
110
3.3.3. Hoàn thiện mô hình và phương thức quản lý nội bộ hợp tác xã trong nông nghiệp
- Hoàn thiện mô hình HTX trong nông nghiệp:
Tiếp tục hoàn thiện mô hình HTXNN trên địa bàn tỉnh Bến Tre phải trên tinh thần thực hiện triệt để Nghị quyết 13 NQ/TW và Luật HTX đã được Chủ tịch nước ký ngày 10/12/ 2003. Giải pháp cơ bản lâu dài tạo tiền đề hình thành các HTXNN là: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa theo thế mạnh của từng vùng, từng cơ sở, từng HTXNN, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, mở rộng kinh tế trang trại và ngành nghề, tạo tiền đề, điều kiện phân công lại lao động nông thôn ngày càng sâu sắc hơn..
- Nhân rộng mô hình HTXNN phù hợp với đặc điểm và tình hình thực tế ở mỗi
địa phương, đơn vị. Mỗi huyện, thị xã chọn một vài HTX để tập trung chỉ đạo xây dựng mô hình HTX Dịch vụ - Kinh doanh tổng hợp làm điểm. Từ đó, sơ kết rút kinh nghiệm để nhân ra diện rộng.
- Có phương án giải quyết những HTX yếu kém không có tác dụng thiết thực
đối với kinh tế hộ xã viên.
- Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế tập thể. Bảo đảm thực hiện đầy đủ các nguyên tắc và các định hướng xây dựng HTX nông nghiệp thực chất có hiệu quả. Những người tham gia HTX trước hết phải có nhu cầu, tự nguyện, có góp vốn, tham gia quản lý, cùng hưởng lợi và chia sẻ rủi ro, chấm dứt tình trạng HTX và xã viên hình thức, xã viên toàn dân.
- Đa dạng hoá và đan xen các hình thức sở hữu trong HTX nhằm huy động
mọi nguồn lực cho sự phát triển. Thực hiện chế độ phân phối theo vốn góp, theo công sức đóng góp, theo mức độ sử dụng dịch vụ.
- HTX có quyền lựa chọn và quyết định phương án phân phối có tác dụng
khuyến khích xã viên hăng hái tham gia và tạo ra động lực phát triển HTX, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn không can thiệp vào hoạt động SX - KD và phân phối của HTX, thực hiện nghiêm Luật Ngân sách và các quy định khác của Pháp luật.
- Áp dụng phương thức hoạt động đa dạng, linh hoạt với nhiều loại hình và
111
kinh doanh tổng hợp, liên doanh, liên kết HTX với xã viên các HTX với nhau, giữa TX với các thành phần kinh tế, thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn từ vốn HTX.
- Đổi mới cơ chế quản lý HTXNN:
Một trong bốn nguyên tắc hoạt động của HTX là dân chủ, bình đẳng, công khai. Chính vì vậy, ban quản trị HTX cần có trách nhiệm báo cáo các vấn đề thu,