Đánh giá chung và những bài học kinh nghiệm về HTX:

Một phần của tài liệu định hướng phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh bên tre theo cơ chế thị trường (Trang 108)

7. Kết cấu đề tài

2.7. Đánh giá chung và những bài học kinh nghiệm về HTX:

2.7.1. Đánh giá chung về sự phát triển của HTX:

Mười năm qua, nhất là từ khi có nghị quyết 13 BCH TW kỳ họp lần thứ 5 khóa IX, các HTX đã có những chuyển biến tích cực, tuy số lượng HTX tăng không nhiều, nhưng chất lượng hoạt động đã được nâng lên theo hướng ổn định và phát triển.

- Thành công

Trong các năm qua, kinh tế tập thể tỉnh Bến Tre cũng đã góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội như tạo việc làm và thu nhập, đặc biệt là cho cộng đồng dân cư thu nhập thấp, nghèo. Việc phát triển các mô hình kinh tế họat động theo cơ chế HTX trên địa bàn Tỉnh đã cho thấy bước đầu có sự đóng góp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương theo hướng huy động nguồn lực lao động tại chỗ; đa số các HTX tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ phù hợp với điều kiện sẵn có và môi trường hiện tại, huy động mọi nguồn vốn sẵn có đặc biệt là nguồn vốn tự nhiên như đất đai và mặt biển cũng như nguồn nước, đổi mới trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt nguyên tắc quản lý tài chính và có mối quan hệ gắn bó tốt với chính quyền địa phương. Bộ máy quản lý của các HTX được sắp xếp tinh gọn theo Luật pháp hiện hành, điều hành hoạt động có hiệu quả, cán bộ chủ chốt, chuyên môn nghiệp vụ, được đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý. HTX là cầu nối của nhà nước với nông dân trong việc đưa chính sách, pháp luật, khoa học kỹ thuật vào cuộc sống và phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể như sau:

- Khía cạnh kinh tế:

- Các HTX đã có nhiều cố gắng trong việc khai thác tiềm năng trong dân như:

huy động vốn, tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật… tạo ra nhiều sản phẩm cung cấp cho xã hội, chủ yếu như lúa gạo, cây ăn

100

quả, hàng tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu, góp phần tăng tỷ trọng khu vực kinh tế

tập thể từ 0,16 (năm 2001) lên 1,07 % (năm 2009) trong GDP của tỉnh.

- Các HTX đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỉ

trọng cung cấp dịch vụ và giá trị gia tăng; ngoài việc cung cấp dịch vụ để hộ xã viên thâm canh cây lúa, hoa màu, cây ăn trái, các HTX còn quan tâm đến việc chuyển giao thành tựu khoa học - kỹ thuật mới trong sản xuất và sau thu hoạch giúp hộ xã viên tăng năng lực sản xuất để sản phẩm đạt chất lượng cao. Một số HTX nông nghiệp mở thêm ngành nghề mua bán phân bón, HTX vận tải mở thêm tuyến, HTX thuỷ sản tổ chức thêm khâu chăn nuôi bò ... Mô hình HTX đa ngành hoặc kinh doanh tổng hợp là một trong những mô hình HTX kinh doanh có hiệu quả, thể hiện tốt vai trò hỗ trợ kinh tế hộ xã viên phát triển, tham gia xóa đói giảm

nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới từng bước thực hiện công nghiệp hoá,

hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Các HTX sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp thì đầu tư thay đổi máy móc thiết bị, cải tiến sản phẩm, đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài nước, thị trường ngày được mở rộng , doanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân của người lao động, nộp ngân sách nhà nước đều tăng qua các năm (Năm 2001 khoảng 500 triệu đồng; năm 2009 hơn 5 tỷ đồng).

- Khía cạnh xã hội:

- Hoạt động của các HTX đã mang lại việc làm cho nhiều người lao động,

nhất là lao động nông nhàn, lao động ngành nghề truyền thống, lao động vùng có thu nhập thấp, tăng thu nhập cho hộ gia đình, tương trợ, đoàn kết trong tình làng nghĩa xóm; góp phần xóa đói giảm nghèo, phòng chống các tệ nạn xã hội.

- Thông qua hoạt động của HTX, một bộ phận dân cư (xã viên và người lao

động tại chỗ) được tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức về mọi mặt, tính dân chủ được phát huy. Nhiều cán bộ, xã viên nâng cao về trình độ văn hoá, chuyên môn, nắm bắt được kiến thức trong ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Các HTX đã tham gia phúc lợi xã hội như đóng góp quỹ vì người nghèo, hỗ

trợ giáo dục, xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa, phụng dưỡng mẹ Việt nam anh hùng, phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng cầu, đường, trường học, trạm xá…góp

101

phần thực hiện chính sách xã hội. Trong đó tỷ trọng đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm tỉ trọng cao nhất trong các đóng góp phát triển cộng đồng. Trong 10 năm qua các HTX đóng góp 23,5 tỷ đồng, cụ thể như:

- Hoạt động của các HTX đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện các

chương trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, nhất là chương trình cải tạo vườn tạp phát triển kinh tế vườn, phát triển chăn nuôi, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động thực hiện tốt chính sách xã hội...

- Cán bộ quản lý và người lao động trực tiếp trong các HTX được HTX mua

BHXH, BHYT vá Bảo hiểm tai nạn lao động (tỷ lệ chưa nhiều khoảng 20%), nhưng thể hiện rõ trách nhiệm của HTX với người lao động.[7]

2.7.2. Hạn chế:

- Về chủ quan:

- Có thể nói đến một số khó khăn như: tính liên kết giữa các HTX còn yếu,

trình độ quản lý và kinh nghiệm còn kém.

- Quy mô sản xuất kinh doanh của HTX nhìn chung còn nhỏ, vốn hoạt động

chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh, máy móc, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, sản phẩm làm ra giá thành cao, chất lượng chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường...

- Một số HTX được củng cố về mặt tổ chức nhưng chưa thật sự đổi mới về nội

dung hoạt động. Cán bộ quản lý HTX năng lực hạn chế chưa đáp ứng được khả năng tiếp cận và cạnh tranh thị trường, xã viên HTX chưa phát huy tốt vai trò làm chủ tập thể, đa số thiếu trách nhiệm trong thực hiện nghĩa vụ của xã viên, tính ỷ của HTX vào chính quyền địa phương cao.

- Số HTX yếu kém hầu hết là do năng lực cán bộ quản lý không ngang tầm với

nhiệm vụ, trình độ hạn chế. Đa số tại các HTX, kế toán chưa qua đào tạo, chỉ qua bồi dưỡng nghiệp vụ, nên còn hạn chế lớn trong thực hiện nhiệm vụ.

- Tính tự nguyện của xã viên trong các HTX chưa cao, dẫn đến chưa tham gia

tích cực vào các hoạt động của HTX.

102

- Các HTX cũng gặp những khó khăn như sự quan tâm của chính quyền địa

phương chưa đúng mức, có nơi còn mang tính phong trào, chưa thực sự coi kinh tế hợp tác xã là một trong những thành phần kinh tế nòng cốt trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế tập thể chưa sâu, chưa rộng đến các tầng lớp nhân dân để mọi người hiểu đúng vai trò, vị trí của HTX trong cơ chế thị trường và tự nguyện tham gia. Chính vì thế mà nhận thức về kinh tế tập thể theo đường lối của Đảng tuy có chuyển biến nhưng căn bản trong suy nghĩ và cách làm của nhiều cán bộ, đảng viên chỉ mới dừng lại ở việc học tập và nói theo nghị quyết, chưa nhận thức đầy đủ những đặc trưng của mô hình HTX kiểu mới, vai trò của kinh tế tập thể (nòng cốt là HTX ) đối với các vấn đề kinh tế- xã hội; trong tư tưởng nhiều người vẫn chưa tin vào tổ chức hoạt động của HTX nên chưa quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ HTX phát triển.

- Thủ tục vay vốn ngân hàng còn rất khó khăn (cụ thể HTX không có tài sản

chung để thế chấp, nên không được vay vốn mặc dù là có chính sách hỗ trợ lãi suất), thiếu thông thoáng so với các đối tượng vay khác.Về vấn đề quản lý, thiếu một tổ chức đầu mối đại diện hỗ trợ các HTX trong bối cảnh môi trường kinh doanh biến động liên tục, như quỹ hỗ trợ vốn cho HTX, quỹ khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư từ Trung ương đến địa phương.

- Một số các chính sách đối với khu vực kinh tế tập thể đã được tổ chức thực

hiện như đào tạo, bảo hiểm xã hội, tín dụng, tài chính,v.v...song vẫn còn một số chính sách rất cần có sự phối hợp để triển khai thực hiện như giao đất, nhà cho HTX

nông nghiệp, thuỷ sản làm văn phòng, quản lý tài nguyên thiên nhiên; cho HTX phi

nông nghiệp thuê dài hạn với chính sách ưu đãi về nhà, đất, chuyển giao khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại v.v....

- Cán bộ chuyên trách theo dõi kinh tế tập thể ở cấp huyện, thị chưa được bố

trí, cán bộ chủ yếu là kiêm nhiệm, nên việc tham mưu giúp ủy ban nhân dân huyện, thị chỉ đạo phong trào kinh tế tập thể chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì thế việc hướng dẫn, kiểm tra các HTX trong hoạt động chưa được địa phương quan tâm tốt.

103

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ TRONG NÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE THEO CƠ

CHẾ THỊ TRƯỜNG, GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

3.1. Cơ sở đề ra định hướng phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Bến Tre Tre

3.1.1. Quan điểm phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp

- Phát triển rộng rãi kinh tế hợp tác với nhiều hình thức đa dạng, phổ biến là

các tổ hợp tác, hợp tác xã, dựa trên sở hữu thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế, không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn, đảm bảo nguyên tắc của Luật Hợp tác xã.

- Phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã cần phải chú trọng gắn với định hướng

phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, theo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Mô hình hợp tác phát triển phù hợp từng loại hình hoạt động, phát triển theo

phương châm tích cực, vững chắc đi từ thấp đến cao và hiệu quả thiết thực. Huy động được các nguồn lực để phát triển.

3.1.2. Mục tiêu

3.1.2.1. Mục tiêu chung:

Mục tiêu chung mà khu vực kinh tế hợp tác - HTX tỉnh nhà cần đạt được trong 5 năm tới là khắc phục triệt để những yếu kém, hạn chế hiện nay, hoạt động có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc, giá trị HTX và các qui định của pháp luật; Phát triển đa dạng các tổ hợp tác, HTX trên các lĩnh vực, ngành nghề, thu hút sự tham gia của một bộ phận lớn nông dân, những người sản xuất nhỏ và đông đảo các tầng lớp xã hội. Nâng cao hiệu quả hoạt động, đặc biệt là hiệu quả kinh tế trong từng HTX gắn với đáp ứng các nhu cầu sản xuất, đời sống của xã viên, đồng thời thực hiện tốt chính sách xã hội của HTX thể hiện trong tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo. Tăng cường liên kết, hợp tác giữa các tổ hợp tác, HTX cả về kinh tế, xã hội và tổ chức; khẳng định vai trò và vị thế của khu vực kinh tế hợp tác - HTX trong nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.

104

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể:

+ Về phát triển tổ hợp tác, dự kiến phát triển mới 100 tổ, với 2.500 thành viên,

giải quyết việc làm cho 1.500 lao động (Trên địa bàn Giồng Trôm, Chợ Lách, Châu

Thành, Bình Đại) tập trung các lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Phát triển mạnh và đa dạng các loại hình tổ hợp tác trong mọi lĩnh vực, ngành nghề. Đại bộ phận các tổ hợp tác có tổ chức chặt chẽ, hoạt động ổn định, có đăng ký UBND xã, phường, thị trấn. Phấn đấu đến năm 2015, cơ bản quản lý tốt hoạt động của các tổ hợp tác thực có.

+ Về phát triển hợp tác xã nông nghiệp, dự kiến mỗi năm thành lập mới từ 5-

7% số lượng HTX, chú trọng mô hình HTX gắn với các giới, các thành phần xã hội.

+ Số HTX hoạt động hiệu quả thuộc loại khá, giỏi đạt 50% trở lên, không còn các HTX tồn tại hình thức, không hoạt động; Số HTX yếu kém còn dưới 10%.

+ Hình thành Liên hiệp HTX nông nghiệp quy mô cấp tỉnh, để phát triển ngành hàng.

+ Tốc độ tăng trưởng của khu vực HTX đạt từ 6,5 - 7,5 % năm.

+ Có 30% đội ngũ cán bộ chủ chốt HTX được đào tạo, trong đó có 15% đạt trình độ cao đẳng và đại học; 100% cán bộ chủ chốt HTX được bồi dưỡng, cập nhật các kiến thức về HTX và pháp luật có liên quan.

3.2. Định hướng phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Bến Tre 3.2.1. Định hướng phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp 3.2.1. Định hướng phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp

Định hướng phát triển kinh tế tập thể trên lĩnh vực ngành nông nghiệp trong thời gian tới, phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng mà nồng cốt là hợp tác xã dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rải những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế.

Phát triển kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích của các thành viên và lợi ích tập thể, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho

các thành viên, phát triển cộng đồng.

Phát triển kinh tế tập thể cũng phải nhằm vào việc bảo vệ tài nguyên. Nhân dân địa phương cần phải được tham gia trong việc bảo vệ và quản lý lâu bền các

105

nguồn tài nguyên thiên nhiên. Họ cần phải được chia sẽ những lợi ích của các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ các khu vực mà họ sinh sống. Vì vậy, để phát triển bền vững các kinh tế tập thể phải gắn kết được lợi ích của mình với lợi ích cộng đồng.

Phát triển HTX thời gian qua đang còn hạn chế và không đồng đều giữa các vùng, còn có nhiều xã chưa có HTX; các HTX điển hình, tiên tiến, nhân tố mới chưa được nhân rộng; số hợp HTX trung bình, yếu kém còn nhiều. Do vậy, để tháo gỡ khó khăn cho HTX và phát triển HTX nông nghiệp trong thời gian tới cần có các giải pháp đồng bộ từ chính sách hỗ trợ đến công tác chỉ đạo và định hướng xây dựng mô hình phát triển HTX nông nghiệp chung cho cả tỉnh và mô hình cụ thể cho từng địa phương.

Thứ nhất: Tiếp tục quán triệt và cụ thể hoá các nhiệm vụ của Nghị quyết Trung ương 5 về kinh tế tập thể và Quyết định 272/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ “Phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm 2006 - 2010”.

Thứ hai: Phát triển kinh tế hợp tác, HTX với các hình thức đa dạng, trình độ phát triển từ thấp đến cao, không giới hạn về quy mô, lĩnh vực địa bàn. Phát triển các HTX, Liên hiệp HTX chuyên ngành và đa ngành. Hướng dẫn tạo điều kiện để các HTX cùng ngành nghề, cùng địa bàn, quy mô nhỏ (nhất là các HTX trong nông nghiệp quy mô thôn, xóm), liên kết, hợp nhất, sáp nhập thành những HTX có quy mô lớn hơn, để tăng tiềm lực tài chính, quy mô hoạt động của HTX nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở đảm bảo đúng các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX.

Thứ ba: Phát triển HTX phải trên cơ sở đảm bảo quyền tự chủ của kinh tế

Một phần của tài liệu định hướng phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh bên tre theo cơ chế thị trường (Trang 108)