Sơ lược quá trình phát triển kinh tế hợp tác xã ở Việt Nam

Một phần của tài liệu định hướng phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh bên tre theo cơ chế thị trường (Trang 44 - 53)

7. Kết cấu đề tài

1.3.2. Sơ lược quá trình phát triển kinh tế hợp tác xã ở Việt Nam

Thời kỳ (1946-1954) kinh tế nông thôn và sản xuất nông nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng nên cùng với việc động viên nông dân tích cực tăng gia sản xuất, Chính phủ đã từng bước thực hiện các chính sách về ruộng đất, giảm tô, giảm tức. Năm 1949, sắc lệnh giảm tô, giảm tức được ban hành, đồng thời tạm cấp ruộng đất thu được của thực dân Pháp và địa chủ bỏ chạy chia cho nông dân nghèo. Nhờ đó,

trong các vùng giải phóng sản xuất nông nghiệp phát triển, sản lượng lương thực

năm 1954 đạt gần 3 triệu tấn, tăng 13,7% so với năm 1946, tốc độ tăng giá trị sản lượng nông nghiệp ở miền Bắc trong 9 năm kháng chiến đạt 10%/năm.

Tháng 8 năm 1955, Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng

khoá II đã đề ra chủ trương xây dựng thí điểm 8 HTX nông nghiệp tại các tỉnh (Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An) với 106 hộ và 59,56 ha đất canh tác, năm 1956 xây dựng thêm 26 HTX. Đến tháng 10/1957, toàn

36

miền Bắc có 42 HTX, trung bình mỗi HTX có 46 xã viên. Năm 1958 hầu hết các tỉnh đều tiến hành thí điểm xây dựng HTX trên cơ sở các tổ đổi công. Lúc này toàn miền Bắc đã có 4.832 HTX nông nghiệp với 126.082 hộ tham gia, chiếm 4,74% tổng số hộ dân[23].

Nhằm tạo điều kiện cho các HTX nông nghiệp phát triển đúng hướng, tháng 4 năm 1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 16 khoá II đã chính thức quyết định đường lối, phương châm, chính sách hợp tác hoá nông nghiệp nhằm thúc đẩy phong trào hợp tác hoá. Phong trào HTX nông nghiệp phát triển mạnh hơn theo hướng xây dựng các HTX thành những đơn vị kinh tế tập thể, các tư liệu sản xuất chủ yếu dần dần dược tập thể hoá, do HTX thống nhất quản lý, sử dụng. Đến cuối năm 1960, miền Bắc đã đưa đại bộ phận nông dân tham gia vào HTX nông nghiệp và chủ yếu là HTX bậc thấp, quy mô nhỏ. Phong trào HTX nông nghiệp thời kỳ này đã phát huy tác dụng tích cực trong công tác thuỷ lợi, mở rộng diện tích gieo trồng, tăng năng suất nông nghiệp, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng 24,3%, năng suất lúa tăng 15,25%, gia súc trâu, bò, lợn tăng từ 15% đến 47%[23].

Bước sang giai đoạn thời kỳ 1961 - 1975: thời kỳ củng cố, phát triển, tập trung chuyển HTX từ bậc thấp lên HTX bậc cao và mở rộng quy mô HTX nông nghiệp. Thời kỳ này HTX nông nghiệp bộc lộ nhiều nhược điểm, thể hiện rõ nét sự không phù hợp của HTX bậc cao ở quy mô với trình độ phát triển lực lượng sản xuất, mô hình HTX tập thể hoá, toàn bộ tư liệu sản xuất đều thuộc sở hữu tập thể, HTX quản lý và thống nhất sử dụng, ngày công là giá trị cuối cùng của những người lao động, xã viên sau khi đã trừ đi các chi phí sản xuất, thuế... do vậy không còn khả năng khuyến khích được người lao động.

Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận những thành tựu kinh tế đạt được: tốc độ phát triển bình quân hàng năm đạt 5,6%, công nghiệp đạt 13,6%, một số ngành công nghiệp quan trọng đã hình thành và phát triển, HTX tiểu thủ công nghiệp đã sản xuất và cung cấp tới 90% số lượng hàng tiêu dùng cho nhân dân. Đánh giá được tầm quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới ở nông thôn Trung ương đã đề ra hai cuộc vận động lớn:

37

- Một là: xây dựng HTX theo tiêu chuẩn bốn tốt: “Đoàn kết tốt, sản xuất tốt,

tăng thu nhập xã viên, tích luỹ xây dựng HTX tốt, làm tốt nghĩa vụ với Nhà nước”. Số HTX bậc cao, quy mô lớn tăng nhanh về số lượng nhưng trên thực kết sản xuất vẫn trì trệ, thấp kém không thuyết phục, tạo ra sự tin tưởng ở các hộ xã viên, nhất là sản lượng lương thực giảm sút nhiều, chính vì vậy số hộ xã viên xin ra HTX ngày càng tăng thêm.

- Hai là: cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật trong các HTX và tăng đầu tư cho

HTX. Nhờ vậy mà giá trị tài sản cố định tăng nhanh, các công trình phục vụ tưới tiêu, thuỷ lợi nội đồng được xây dựng, đồng ruộng được cải tạo trên diện rộng tuy nhiên sản lượng lương thực vẫn không tăng. Quản lý HTX bộc lộ nhiều yếu kém, hiện tượng tham ô, lãng phí diễn ra ngày càng nhiều, vốn của HTX bị chiếm dụng…[7].

Chính vì vậy, bước vào giai đoạn 1966 - 1975, hội nghị Trung ương 11,12,15

(khoá III) đã có những quyết định chuyển hướng về tư tưởng, tổ chức chỉ đạo kinh

tế, quốc phòng trong điều kiện nhà nước có chiến tranh. Chế độ ba khoán được cải tiến một bước nhưng vẫn mang nặng tính bình quân. Đối với nông nghiệp, quy mô HTX được mở rộng, công tác quản lý trong nội bộ HTX cũng được quan tâm cải tiến một bước. Đối với ngành thương mại, HTX tiếp tục được củng cố và phát triển cả về tổ chức, phạm vi hoạt động và quy mô kinh doanh. Tuy nhiên, tình trạng mất dân chủ, vi phạm các nguyên tắc quản lý lại xuất hiện nhiều hơn. Đúng trước tình thế đó Đảng ta chủ trương mở cuộc vận động tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý từ cơ sở đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Cuộc vận động này được thực hiện từ đầu năm 1970 đến năm 1980. Cuộc vận động này đã tổ chức lại sản xuất, nhiều phong trào sản xuất được phát động, nhiều công trường thủ công được hình thành, máy móc thiết bị được trang bị, tăng cường cho cấp huyện và các HTX. Nguồn vốn đầu tư tăng đã tạo ra một số cơ sở vật chất và công trình phúc lợi mới cho HTX. Nhưng về cơ bản vẫn không khắc phục được những mặt yếu kém của HTX mà càng làm phát sinh thêm những khó khăn mới. Cụ thể là:

38

- Thái độ của người lao động đối với công việc chung của HTX ngày càng thờ

ơ với công việc, không tận tâm, tận lực với ruộng đất, tài sản, tư liệu sản xuất chung.

- Quy mô của HTX ngày càng mở rộng nhưng lãng phí càng lớn, hiệu quả kinh

tế ngày một giảm sút, tài sản, vốn ngày càng thất thoát, diện tích đất bỏ hoang ngày càng tăng phổ biến ở nhiều HTX.

- Sản xuất nông nghiệp sa sút nghiêm trọng, mức thu nhập của xã viên giảm

dần.

Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất và cả nước bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng tháng 12 năm 1976 đã đề ra, ở miền Nam: xoá bỏ triệt để quyền chiếm hữu phong kiến về ruộng đất, xây dựng kinh tế quốc doanh lớn mạnh nhanh chóng, chiếm ưu thế trong sản xuất và phân phối, còn ở miền Bắc tiếp tục mở rộng quy mô các HTX nông nghiệp tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung, chuyên môn hoá và cơ giới hoá. Tuy nhiên, do rập khuôn và áp đặt mô hình HTX quy mô lớn của miền Bắc nên ngay từ đầu các tỉnh phía Nam đã thực hiện tập thể hoá tư liệu sản xuất một cách triệt để mà không tính đến công tác tổ chức quản lý. Chính vì vậy, các HTX nông nghiệp trong giai đoạn này mang nặng tính chất của một tổ chức xã hội chứ không phải là một tổ chức kinh tế. Với phương thức tổ chức mà người nông dân bị tách rời đối tượng lao động và sản phẩm cuối cùng, do vậy động lực kinh tế bị triệt tiêu, biến người nông dân làm chủ thành người lao động phụ thuộc, HTX không còn là một đơn vị kinh tế tập thể như định hướng ban đầu.

Thực trạng kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của nông nghiệp nói riêng vào những năm 1979 - 1980 gặp nhiều khó khăn, sa sút nghiêm trọng, nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra không đạt, sản lượng lương thực, chăn nuôi giảm sút đứng trước những khó khăn lớn, tổng giá trị sản luợng giảm mạnh, ruộng đất bị bỏ hoang, chiến tranh biên giới đã làm cho nền kinh tế rơi vào trạng thái hết sức khó khăn, thiếu thốn trên nhiều mặt. Đứng trước tình hình đó, Hội nghị Trung ương 6 khoá IV tháng 9 năm 1979 đã ra Nghị quyết về những vẫn đề cấp bách về kinh tế - xã hội, thông qua đó, nhiều HTX đã thực hiện khoán đến hộ xã viên, cho phép xã

39

viên bỏ vốn, sức lao động đầu tư thâm canh trên diện tích đất được khoán và được bà con xã viên nhiệt tình ủng hộ.

Đổi mới tư duy lý luận làm cơ sở cho đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn được đánh dấu bằng những mốc lịch sử quan trọng, đó là Chỉ thị 100 CT/TW ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ngày 5/4/1988; sự ra đời của Luật HTX được thông qua ngày 20/3/1996 tại Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa IX.

Thực hiện đường lối đổi mới HTX nông nghiệp của Đảng và thi hành Luật HTX, tất cả các địa phương đều đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi HTX nông nghiệp kiểu cũ sang HTX nông nghiệp kiểu mới cho phù hợp với quy luật kinh tế thị trường và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp dựa trên quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của hộ nông dân. Xuất phát từ đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương, sự vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới HTX nông nghiệp của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, việc chuyển đổi HTX nông nghiệp đã diễn ra hết sức đa dạng và phong phú. Đáng chú ý là đã xuất hiện nhiều mô hình HTX nông nghiệp làm ăn có hiệu quả, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của hộ nông dân trong quá trình chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Có thể khái quát thành hai cách làm chủ yếu: chuyển đổi HTX nông nghiệp kiểu cũ sang HTX nông nghiệp kiểu mới; thành lập mới HTX nông nghiệp.

- Trong cách thứ nhất, chuyển đổi HTX nông nghiệp kiểu cũ thành HTX nông

nghiệp kiểu mới về cơ bản đã giữ nguyên HTX nông nghiệp cũ, nhưng đổi mới phương thức tổ chức, quản lý HTX theo Luật HTX bao gồm các nội dung: kiểm kê, xử lý tài sản, công nợ của HTX cũ, đăng ký lại danh sách xã viên, xây dựng Điều lệ HTX, tổ chức lại hệ thống dịch vụ và bộ máy quản lý của HTX nông nghiệp. Cách làm này khá phổ biến ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Chẳng hạn, ở tỉnh Thái Bình sau chuyển đổi theo Luật HTX đã có 313 HTX nông nghiệp được chuyển đổi trong số 320 HTX nông nghiệp cũ với số hộ nông dân tham gia HTX nông nghiệp kiểu mới đạt 98,9% tổng số hộ của cả tỉnh; ở tỉnh Hải Dương từ năm 1997 đến năm 2000 đã có 379/382 HTX thực hiện chuyển đổi, đạt 99,2% số HTX nông nghiệp và hầu hết số hộ nông dân đều tham gia HTX nông nghiệp kiểu mới; ở tỉnh Nam Định

40

có 445 ngàn hộ nông dân tham gia vào 313 HTX nông nghiệp kiểu mới, chiếm gần 100% số hộ nông dân của cả tỉnh. Theo kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2001 của Tổng cục Thống kê, cả nước có 7.171 HTX trong nông nghiệp, trong đó riêng vùng đồng bằng sông Hồng có 3.311 HTX, chiếm tới 46% số HTX nông nghiệp cả nước, còn ở 5 tỉnh Bắc Trung Bộ bao gồm từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có 1.114 HTX, chiếm 15,5% số HTX nông nghiệp của cả nước. Cách chuyển đổi này có nhiều hạn chế, vẫn mang nặng tính hình thức; tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế lợi ích chưa có sự đổi mới căn bản, chưa tạo được động lực phát triển mới và gắn bó lợi ích của các hộ xã viên. Cụ thể số hộ nông dân tham gia HTX đông vì chủ yếu vẫn theo cách "đánh trống ghi tên", nên họ không góp vốn hoặc góp chiếu lệ, nơi thấp chỉ 30 - 50 ngàn đồng, nơi cao cũng chỉ trên dưới 100 ngàn đồng/mỗi hộ, bản thân xã viên không có động lực kinh tế, HTX nông nghiệp thì không có nhiều vốn để hoạt động kinh doanh[7].

- Cách làm thứ hai, thành lập HTX nông nghiệp kiểu mới bao gồm thành lập

HTX nông nghiệp mới hoàn toàn và thành lập HTX nông nghiệp mới trên cơ sở giải thể HTX nông nghiệp kiểu cũ. Đây là cách làm chủ yếu ở các tỉnh phía Nam bao gồm vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Cách làm này có ưu điểm chính là xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế hộ, bảo đảm tính tự chủ cao, nên nông dân tự nguyện góp vốn lớn để đáp ứng nhu cầu vốn hoạt động kinh doanh của HTX. Phương thức hoạt động cũng gắn được quyền lợi và trách nhiệm của từng hộ xã viên đối với HTX nông nghiệp. Những người sáng lập thường có trình độ chuyên môn kỹ thuật và trình độ kinh doanh và trở thành cán bộ quản lý HTX năng động, sáng tạo, thích ứng được với cơ chế thị trường, phát triển vững chắc và có hiệu quả.

Ở các tỉnh phía Bắc, cũng xuất hiện một số HTX nông nghiệp thành lập mới

theo đúng nguyên tắc của Luật HTX thì kinh doanh phát triển và có hiệu quả. Hạn

chế cơ bản của cách làm này, trước hết, có lẽ ở số lượng HTX và số hộ nông dân tham gia, số hộ nghèo tham gia HTX nông nghiệp còn quá ít. Chẳng hạn, tại xã Xuân Tây, Xuân Lộc, Đồng Nai có trên 3.000 hộ nông dân, nhưng chỉ có 1 HTX nông nghiệp với 21 xã viên[7]. Điều này không phù hợp với bản chất và mục đích của HTX nông nghiệp là nơi để người nghèo, người ít có những lợi thế có điều kiện

41

để giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau cùng góp sức, góp của thúc đẩy sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, thoát khỏi đói nghèo và từng bước vươn lên khá và giàu.

Điều đó hạn chế mở rộng kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nhất là đối với các tỉnh Nam Bộ, nơi có điều kiện và truyền thống phát triển nông nghiệp hàng hóa, nhưng số HTX nông nghiệp và số hộ nông dân tham gia HTX nông nghiệp còn quá ít. Theo kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2001 của Tổng cục Thống kê, vùng Đông Nam Bộ tổng số có 191 HTX nông nghiệp, trong đó thành lập mới là 45 HTX; vùng đồng bằng sông Cửu Long có 424 HTX nông nghiệp, trong đó có 383 HTX mới thành lập; số lao động trong HTX nông nghiệp ở hai vùng này lại quá ít: Đông Nam Bộ có 6.978 người, bình quân 36 người/HTX, đồng bằng sông Cửu Long có 6.355 người, bình quân 15 người/HTX[7].

Do vậy HTX nông nghiệp là tổ chức kinh tế do những người nông dân tự nguyện thành lập nhằm mục đích trợ giúp các hoạt động nông nghiệp của họ thông qua việc cung cấp các dịch vụ giá rẻ do lợi thế về quy mô và phân công chuyên môn hóa lao động, dựa trên nền tảng kinh tế của hộ nông dân, mà đa số họ là những người yếu thế về trình độ học vấn, trình độ kỹ thuật - công nghệ và khả năng hạn hẹp về vốn, theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi và cần có sự hỗ trợ của Nhà nước. Đây là nét khác cơ bản với kiểu góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần.

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và ưu tiên công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển HTX nông nghiệp vừa là nội dung quan trọng, vừa là tiền đề của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mối quan hệ tác động qua lại giữa HTX nông nghiệp và công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu định hướng phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh bên tre theo cơ chế thị trường (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)