7. Kết cấu đề tài
1.3.1. Kinh nghiệm trong quá trình phát triển của kinh tế hợp tác và hợp tác xã
trên Thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm trong quá trình phát triển của kinh tế hợp tác và hợp tác xã trên Thế giới xã trên Thế giới
- Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại Ấn độ:
Ấn Độ là một nước nông nghiệp, sự phát triển kinh tế của Ấn Độ phụ thuộc rất nhiều vào việc phát triển nông nghiệp. Người nông dân coi HTX là phương tiện để tiếp nhận tín dụng, đầu vào và các nhu cầu cần thiết về dịch vụ. Khu vực HTX có cơ sở hạ tầng rộng lớn, hoạt động trong các lĩnh vực tín dụng, chế biến nông sản, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ và xây dựng nhà ở ... Những lĩnh vực hoạt
33
động quan trọng của khu vực kinh tế HTX ở Ấn Độ đang nổi lên là HTX tín dụng nông nghiệp, có tỷ trọng chiếm tới 43% tổng số tín dụng trong cả nước, các HTX sản xuất đường chiếm tới 62,4% tổng sản lượng đường của cả nước, HTX sản xuất phân bón chiếm 34% tổng số phân bón của cả nước.
Nhận rõ vai trò của các HTX chiếm vị trí trọng yếu trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, Chính phủ Ấn Độ đã thành lập công ty quốc gia phát triển HTX, thực hiện nhiều dự án khác nhau trong lĩnh vực chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản, hàng tiêu dùng, lâm sản và các mặt hàng khác, đồng thời thực hiện các dự án về phát triển những vùng nông thôn còn lạc hậu. Ngoài ra, Chính phủ đã thực hiện chiến lược phát triển cho khu vực HTX như: xúc tiến xuất khẩu; sửa đổi Luật HTX, tạo điều kiện cho các HTX tự chủ và năng động hơn; chấn chỉnh hệ thống tín dụng HTX; thiết lập mạng lưới thông tin hai chiều giữa những người nghèo nông thôn với các tổ chức HTX; bảo đảm trách nhiệm của các liên đoàn HTX đối với các HTX thành viên.
- Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại Nhật Bản
Số lượng HTX nông nghiệp ở Nhật năm 2008 là 812 có tổng số 9 triệu xã viên
(xã viên chính thức và xã viên liên kết). Xã viên chính thức là những nông dân với
diện tích canh tác nhỏ nhất là 0,1 - 0,3 ha, thời gian làm nông nghiệp tối thiểu 90 ngày/năm. Xã viên liên kết là những người không phải là nông dân chuyên nghiệp nhưng mong muốn được sử dụng các dịch vụ thiết thực của HTX nông nghiệp, hầu như mọi nông dân đều tự nguyện tham gia vào HTX nông nghiệp. Hoạt động chính của các HTX nông nghiệp ở Nhật là: Cung cấp các chương trình giáo dục nhằm cải thiện kỹ thuật nông nghiệp, nâng cao mức sống của nông dân; sử dụng máy móc tập thể nhằm giảm chi phí nông nghiệp; tiếp thị, bán hàng và vận chuyển sản phẩm nông nghiệp; cung cấp nguyên liệu đầu vào; cung cấp vốn vay cho nông nghiệp; cung cấp bảo hiểm đời sống; dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, du lịch; vận động hành lang cho các chính sách nông nghiệp của chính phủ... Các HTX nông nghiệp Nhật Bản không hợp tác trong sản xuất mà chỉ hợp tác trong phân phối. Nghĩa là, HTX chủ yếu chỉ cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nông dân như giống, phân bón, hoá chất nông nghiệp, thức ăn, trang thiết bị sản xuất và kỹ thuật cho sản xuất trồng trọt
34
và chăn nuôi gia súc... Đồng thời, HTX cũng giúp người nông dân thu gom, bảo quản, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp dựa vào mạng lưới tiêu thụ sản phẩm quốc gia và quốc tế. Chính phủ Nhật Bản hoàn toàn để các HTX hoạt động độc lập song có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích. Các ngành, các cấp cũng được yêu cầu phải giúp đỡ HTX về mặt vốn, kỹ thuật, tư liệu sản xuất...
Bài học rút ra cho HTX Việt Nam từ HTX ở Nhật Bản là cần đẩy mạnh hoạt động ở cả khâu đầu vào cho sản xuất và khâu đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, mở các khóa đào tạo cho xã viên nắm bắt được kỹ thuật sản xuất để nâng chất lượng cũng như số lượng của sản phẩm. Ngoài ra, HTX phải biết kêu gọi sự hỗ trợ của
chính quyền địa phương và các tổ chức, góp ý cho chính quyền địa phương về
những chính sách phát triển HTX hay các hình thức liên kết khác của người dân.
- Kinh nghiệm từ mô hình hợp tác xã nông nghiệp của Đức
Số lượng HTX nông nghiệp của Đức chiếm tỷ lệ khá cao, chiếm 60% trong tổng số 5324 HTX năm 2008. HTX nông nghiệp Đức hoạt động kinh doanh, dịch vụ ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau… không chỉ cung cấp dịch vụ đầu vào cho các xã viên và còn quan tâm đến khâu phát triển đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp với nhiều sản phẩm sạch mang thương hiệu của HTX. Các HTX nông nghiệp của Đức đang nắm thị phần cao đối với rất nhiều sản phẩm nông nghiệp quan trọng: 70% thị phần sản phẩm thịt chế biến, hơn 60% thị phần của các sản phẩm sữa, hơn 30% thị phần rượu nho. Các dịch vụ của HTX đối với xã viên, xã viên là hỗ trợ mang tính kinh tế, đem lại lợi ích kinh tế trực tiếp và cả lâu dài cho xã viên. Đây chính là lí do để HTX được thành lập, được duy trì để tồn tại và phát triển. Cũng chính vì lợi ích kinh tế thiết thực mà họ được hưởng trực tiếp và lâu dài thông qua các dịch vụ của HTX mà các xã viên tự nguyện tham gia HTX, gắn bó và có trách nhiệm với HTX. HTX không được hưởng các ưu đãi thuế, những hỗ trợ của nhà nước nếu có chỉ mang tính gián tiếp như thông qua các chương trình bảo vệ môi trường nông nghiệp, ưu đãi về thuế khi đầu tư vào thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, sức gió. Nhà nước đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo cho người nông dân, giúp họ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái. Do đa số người nông dân tham gia là xã viên của một HTX
35
nông nghiệp nên rất nhiều chương trình đào tạo hay hỗ trợ gián tiếp cho người nông dân được các HTX chủ động thực hiện hoặc kết hợp, hợp tác với các cơ quan, tổ chức khác.Với đặc thù của mô hình kinh tế HTX, xã viên đồng thời khách hàng, các HTX thực hiện chính sách mở trong việc thu hút xã viên vào HTX, luôn luôn gia tăng các lợi ích kinh tế để người có nhu cầu tự nguyện gia nhập HTX. Chính vì lẽ đó số lượng xã viên các HTX ở toàn CHLB Đức lên tới 20 triệu người, bằng khoảng một phần tư dân số nước này.
Như vậy, tại Đức, chính quyền hỗ trợ cho HTX bằng các chương trình gián tiếp như: đào tạo cho người nông dân vì vậy họ có kiến thức tốt trong sản xuất, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường nhằm tạo điều kiện bền vững cho việc phát triển ở tương lai. Như vậy, chính quyền Đức đã không trực tiếp tham gia vào hoạt động của HTX nhưng đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho HTX phát triển. Về phía HTX nông nghiệp Đức, họ đã tận dụng sự hỗ trợ của chính quyền để tạo điều kiện phát triển cho HTX của mình. Ngoài ra, HTX nông nghiệp còn đa dạng hóa các hoạt động từ cung cấp các dịch vụ đầu vào đến tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm, đây là yếu tố tạo nên thành công lớn cho HTX vì họ đã đáp ứng được nhu cầu cho người nông dân.