Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu định hướng phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh bên tre theo cơ chế thị trường (Trang 125 - 129)

7. Kết cấu đề tài

3.3.5. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã trong nông nghiệp

Trước nhiệm vụ to lớn của sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, trong thời gian tới phải gấp rút phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy, vai trò đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng rất quan trọng nhằm xây dựng đội ngũ nhân lực vững vàng về kiến thức, thuần thục về kỹ năng, năng động trong hành động để quản lý hợp tác xã một cách hiệu quả nhất. Trong đó, chủ nhiệm HTX có vai trò quyết định hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của HTX. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý không chỉ tập trung chuyên môn về kinh tế, kỹ thuật mà còn chú trọng đến nâng cao, bồi dưỡng kiến thức chính trị, kinh nghiệm quản lý thực tiễn và rèn luyện phẩm chất đạo đức. Ngoài cán bộ quản lý, HTX cần cử ra xã viên đi đào tạo nghiệp vụ về quản lý, kế toán, kế hoạch, chuyên môn kỹ thuật phù hợp với hoạt động của HTX để có thể tham gia vào công tác quản lý của HTX khi có sự thay đổi nhân sự và giải quyết các vấn đề của HTX. Bộ phận kế toán

117

phải được nâng cao năng lực chuyên môn để hạch toán kinh doanh chính xác, công

khai tài chính hàng năm. Do vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành có liên quan

cần có đề án cụ thể về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ HTX. Trọng tâm là Chủ nhiệm, Kế toán trưởng và Trưởng Ban kiểm soát HTX. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý HTXNN đồng bộ, có đủ năng lực đảm đương nhiệm vụ.

Trước hết phải xây dựng quy hoạch cán bộ lấy đó làm cơ sở thực hiện công tác cán bộ HTXNN trong những năm tới, cần phân biệt rõ nghĩa vụ, quyền hạn của HTXNN với cấp ủy và chính quyền địa phương trong công tác cán bộ HTXNN. Đồng thời hoàn thiện cơ chế tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng đội ngũ cán bộ HTXNN.

- Ngân sách Nhà nước đài thọ 100% kinh phí đào tạo bồi dưỡng các kiến thức

cơ bản về quản lý, điều hành hoạt động kinh tế hợp tác xã cho đội ngũ cán bộ chủ chốt hợp tác xã (chủ nhiệm, kế toán trưởng, trưởng ban kiểm soát) và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của các hợp tác xã phi nông nghiệp. Trong đó, ngân sách tỉnh đài thọ 100% số còn lại (chi phí ăn, ở) mà Ngân sách Trung ương không chi cho học viên là cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của các hợp tác xã phi nông nghiệp được tham gia đào tạo chung với cán bộ chủ chốt hợp tác xã.

- Ngoài ra, các ngành, UBND các huyện thị có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán

bộ hợp tác xã, tổ hợp tác ngoài đối tượng trên và đào tạo nghề cho người lao động, xây dựng kinh phí Nhà nước gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình của các dự án như chương trình khuyến nông và chương trình khuyến công, khoa học công nghệ nhằm truyền đạt và hỗ trợ trang thiết bị, kiến thức quản lý, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh đối với các tổ hợp tác và HTX. Trong đó, đặc biệt quan tâm việc đào tạo đội ngũ kế thừa chủ nhiệm HTX và chọn lựa một số cán bộ quản lý tổ hợp tác có khả năng phát triển thành lập HTX để đưa đi đào tạo, kinh phí đài thọ 100%, trích từ kinh phí các chương trình và ngân sách huyện, thị hàng năm để thực hiện. Chỉ tiêu và kinh phí đào tạo được ghi vào kế hoạch hàng năm.

118

- Nhà nước thực hiện giảm 50% học phí đối với các đối tượng là cán bộ quản

lý, điều hành, kiểm soát của hợp tác xã được cử đi học dài hạn tại các cơ sở đào tạo thuộc hệ thống của Nhà nước và hệ thống thuộc Liên minh hợp tác xã tỉnh.

- Ngân sách tỉnh đài thọ 100% tiền công cho cán bộ trực tiếp làm chủ nhiệm

hợp tác xã trong vòng 2 đến 3 năm ở những nơi thành lập hợp tác xã làm đầu mối thuộc các dự án phát triển kinh tế địa phương.

Việc bồi dưỡng, tuyển dụng và đào tạo cán bộ quản lý của HTX đảm bảo thực hiện tốt cần chú trọng các vấn đề sau:

HTX phải có kế hoạch quản lý lao động bao gồm lao động quản lý và lao động trực tiếp kể cả xã viên và thuê mướn. Phải có kế hoạch cử cán bộ, xã viên đi đào tạo thường xuyên nhằm đáp ứng kế hoạch sản xuất, kinh doanh lâu dài của HTX.

Đối với các cán bộ đã được đào tạo và có chuyên môn kỹ thuật cần được bố trí ở các bộ phận thích hợp để tránh tình trạng lãng phí trong việc sử dụng cán bộ qua đào tạo. Cần vận động và tạo điều kiện cho những người có năng lực, phẩm chất, nhiệt tình với hoạt động của HTX tham gia vào ban cán bộ quản lý của HTX.

Tạo điều kiện cho xã viên HTX tham gia các chương trình tham quan mô hình làm việc và hoạt động của các HTX khác để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm.

Cần có chính sách thu hút và giữ chân những người có năng lực, nguồn lao động trẻ, lao động được đào tạo các chương trình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Thu hút đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật các nơi khác tự nguyện tham gia vào HTX.

HTXNN là tổ chức được quyền tự chủ về mọi mặt hoạt động của mình theo quy định của pháp luật, trong đó có công tác cán bộ. Tuy nhiên, là tổ chức kinh tế của tầng lớp dân cư yếu thế nhất trong xã hội, HTXNN rất cần sự trợ giúp của Đảng và Nhà nước các cấp về nhiều mặt, trong đó có công tác cán bộ. Song, đó không phải là sự làm thay hay can thiệp thô bạo vào công tác cán bộ của HTXNN. Sự trợ giúp đối với công tác cán bộ của HTXNN từ phía các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương được thể hiện thông qua các hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao dân

119

tài chính và tổ chức cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX; phối hợp xây dựng quy hoạch cán bộ, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng...

Đối với các cán bộ trực tiếp quản lý và tiến hành hoạt động kinh doanh trong các HTX nông nghiệp những nội dung chuyên môn sau đây có thể là những kiến thức cần thiết đáp ứng yêu cầu cụ thể đối với hoạt động của các HTX như: Những kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, kinh tế nông nghiệp nông thôn; Cách lập kế hoạch hoạt động kinh doanh; Cách tìm kiếm các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động của HTX; Cách tính toán chi phí và giá thành các dịch vụ của HTX; Phương pháp kế toán hoạt động của các HTX và cách lập các báo cáo tài chính, xác định lỗ

lãi trong hoạt động kinh doanh; Cách nắm bắt cơ hội kinh doanh; Cách khai thác thị

trường, phương pháp làm việc với các nhà cung cấp và các khách hàng; Những kiến thức cần thiết liên quan đến hợp đồng kinh tế và các loại Luật pháp có liên quan đến hoạt động của các HTX.

Ngoài ra, những đào tạo về chuyên môn kỹ thuật có liên quan đến các dịch vụ mà HTX hoạt động nhằm bổ sung cho HTX và những người lao động và cán bộ có trình độ kỹ thuật chuyên môn phù hợp cũng rất cần thiết. Đối với các cán bộ đã được đào tạo và có chuyên môn kỹ thuật cần được bố trí ở các bộ phận thích hợp để tránh tình trạng lãng phí trong việc sử dụng cán bộ qua đào tạo. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTXNN phải được thực hiện theo phương châm thường xuyên, liên tục, kết hợp giữa đào tạo với bồi dưỡng, ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ chủ chốt của HTXNN. Đa dạng hóa hình thức, lựa chọn địa điểm đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của HTXNN và người học. Nâng cao năng lực của hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTXNN.

Cần coi trọng đúng mức khâu đào tạo lao động nông thôn. Hiện nay, lao động

nông thôn đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp, lực lượng lao động trẻ ở nông thôn chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất lớn. Có nơi, lao động nông thôn chưa qua đào tạo. Bởi vậy, việc đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải được coi là chương trình quốc gia. Trước mắt, có thể bằng ngân sách nhà nước kết hợp với các chương trình, dự án và người lao động tự đóng góp để nhanh chóng nâng cao trình độ lao động nông thôn.

120

Một phần của tài liệu định hướng phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh bên tre theo cơ chế thị trường (Trang 125 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)