Khái quát tình hình kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu định hướng phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh bên tre theo cơ chế thị trường (Trang 57)

7. Kết cấu đề tài

2.2. Khái quát tình hình kinh tế-xã hội

2.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Giá trị sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP) năm 2010 đạt 9.825,8 tỷ đồng,

so với năm 2000 (4.050,9 tỷ đồng) tăng gấp 2,4 lần và so với năm 2005 (6.255,7 tỷ đồng) gấp 1,57 lần. Tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2001 – 2005 đạt 9,1%/năm, giai đoạn 2006 – 2010 có tốc độ tăng GDP bình quân đạt cao hơn 9,5%/năm; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001 – 2010 là 9,3%/năm.

- Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thuỷ sản năm 2010 đạt 4.329,5 tỷ đồng,

tăng gấp 1,6 lần so với năm 2000 (2.672,4 tỷ đồng) với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001 – 2010 là 4,9%/năm.

- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng năm 2010 đạt 2.006,8 tỷ

đồng, tăng gấp 3,65 lần so với năm 2000 (549,0 tỷ đồng) với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001 – 2010 là 13,8%/năm.

- Giá trị sản xuất ngành dịch vụ năm 2000 là 829,5 tỷ đồng, năm 2010 đạt

3.489,5 tỷ đồng, tăng gấp 4,2 lần với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001 – 2010 là 15,5%/năm.

Giá trị tổng sản phẩm GDP (giá thực tế) năm 2010 đạt 21.818,5 tỷ đồng,

tăng gấp 4,0 lần với năm 2000 (5.417,0 tỷ đồng) và tăng gấp 2,19 so với năm 2005 (9.940,8 tỷ đồng).

49

Bảng 2.1: Tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2001 – 2010

Đơn vị: tỷ đồng

Hạng mục

Năm Tốc độ tăng bình quân

(%) 2000 2005 2010 2001 -2005 2006 -2010 2001 -2010 Giá trị tổng sản phẩm (GDP) (Theo giá so sánh 1994) 4.050,9 6.255,7 9.825,8 9,1 9,5 9,3

Nông, lâm, thuỷ sản 2.672,4 3.561,1 4.329,5 5,9 4,0 4,9

Công nghiệp - xây dựng

549,0 1.061,9 2.006,8 14,1 13,6 13,8

Dịch vụ 829,5 1.632,7 3.489,5 14,5 16,4 15,5

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre qua các năm

2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh được xác định

đúng hướng, tăng nhanh tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế của tỉnh vẫn còn mất cân đối (công nghiệp – xây dựng mới đạt 18,46% so với tổng GDP); nông – lâm – ngư nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế chủ yếu của tỉnh.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) của tỉnh Bến Tre năm 2000 và năm 2010

50

2.3. Các nguồn lực ảnh hưởng đến phát triển Hợp Tác Xã nông nghiệp ở Bến Tre Tre

2.3.1. Các nguồn lực tự nhiên 2.3.1.1. Vị trí địa lí 2.3.1.1. Vị trí địa lí

Bến Tre nằm ở phía đông vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, được hợp

thành bởi ba cù lao lớn là cù lao An Hoá, cù lao Bảo và cù lao Minh, do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long (sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Ba Lai và sông Cổ

Chiên) bồi tụ qua nhiều thế kỷ. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 2.360,6 km2, chiếm

5,84% diện tích vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Toạ độ địa lí: điểm cực Bắc nằm trên vĩ độ 10020’B, điểm cực Nam nằm trên vĩ độ 9048’B, điểm cực Tây nằm trên kinh độ 105057’Đ, điểm cực đông nằm trên kinh độ 106048’Đ.

Ranh giới địa lí hành chính:

51 B ản đồ nh ch ín h T ỉn h B ến T re

52

- Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền.

- Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền.

- Phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh giới chung

là sông Cổ Chiên.

- Phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh giới chung

là sông Cổ Chiên.

- Phía đông giáp Biển Đông với đường bờ biển kéo dài trên 65 km.

Toàn tỉnh được chia thành 9 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: thành

phố Bến Tre là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh và 8 huyện: Châu Thành, Bình Đại, Ba Tri, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Chợ Lách, Thạnh Phú, với 7 thị trấn, 9 phường và 144 xã.

Với đặc điểm vị trí địa lí như trên cho ta thấy tỉnh Bến Tre có nhiều thế mạnh

để phát triển sản xuất NN-NT, đặc biệt là kinh tế vườn (dừa, cây ăn quả,…); chăn nuôi gia súc, gia cầm; đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản,…

Bến Tre giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tạo cơ hội cho phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng hoá có giá trị cao (cây giống, hoa kiểng, quả đặc sản, thuỷ sản, dừa,…), đồng thời cũng tạo điều kiện để Tỉnh có cơ hội tiếp nhận chuyển giao công nghệ, đầu tư sản xuất và tăng cường hợp tác với các tỉnh – thành phố ở khu vực Nam Bộ.

Với việc đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, điện,…), kết hợp với các nguồn tài nguyên và điều kiện tự nhiên của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho Kinh tế phát triển.

Các công trình giao thông đã hoàn thành và đi vào lịch sử: cầu Rạch Miễu,

cầu Hàm Luông và tới đây là cầu Cổ Chiên bắc qua sông Cổ Chiên. Đồng thời với việc nâng cấp mở rộng quốc lộ 60 kết nối Bến Tre với các trung tâm kinh tế lớn, lan toả đến các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, nhất là các tỉnh ven Biển Đông: Tiền

Giang – Bến Tre – Trà Vinh – Sóc Trăng. Đây cũng là điều kiện để kinh tế Bến Tre

phát triển mạnh hơn[6]

2.3.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 2.3.1.2.1. Địa hình

53

Mang nét đặc trưng địa hình đồng bằng châu thổ tương đối bằng phẳng và

thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Trên địa bàn ven biển có những giồng cát

hình cánh cung khá cao, được hình thành chủ yếu do quá trình bồi lắng trầm tích

biển.

Cao trung bình 1 – 2m so với mực nước biển. Có 3 vùng địa hình chính:

- Vùng địa hình thấp, độ cao <1 m, thường bị ngập nước triều, bao gồm các

vùng đất trũng xa sông, các cù lao mới bồi, bãi triều ven sông và bờ biển, rừng ngập mặn.

- Vùng địa hình trung bình, độ cao 1 – 2 m, bằng phẳng ngập trung bình hoặc

ít ngập theo triều (chỉ bị ngập trong thời điểm triều cường tháng XI – XII), chiếm khoảng 90% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho việc trồng lúa, lên liếp làm vườn,…

- Vùng địa hình cao, bao gồm dải đất cao ven các sông lớn từ Chợ Lách đến

Châu Thành và phía Bắc – Tây Bắc của thành phố Bến Tre (độ cao 1,8 – 2,5 m), các giồng cát tại khu vực ven biển (độ cao 3,0 – 3,5 m; có nơi >5 m).

Nhìn chung, địa hình thích hợp cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.

Đường bờ biển tại cửa sông Ba Lai, Cổ Chiên có xu hướng bồi thêm (trung bình 9,25 km2/năm) do tác động tổng hợp giữa các dòng hải lưu ven bờ và phù sa sông đổ ra.

Tuy nhiên, địa hình bị sông rạch chia cắt mạnh, có nhiều vùng trũng, nền đất yếu nên khả năng chịu lực kém đòi hỏi chi phí gia cố nền móng cao đối với các công trình xây dựng, công trình giao thông…

2.3.1.2.2. Khí hậu

Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, không chịu ảnh hưởng của gió mùa cực đới. Khí hậu phân hoá theo mùa: mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ

26oC – 27oC. Trong năm không có nhiệt độ tháng nào trung bình dưới 20oC. Biên

độ nhiệt giữa các tháng từ 3 – 4oC. Tổng nhiệt trung bình cả năm trên 9.000oC. Số giờ nắng đạt trên 2.300 giờ/năm. Hằng năm, mặt trời đi qua thiên đỉnh 2 lần (16-04

54

- Chế độ gió hoạt động theo mùa, gồm 2 mùa gió chính là gió mùa Đông Bắc

(gió chướng) và gió mùa Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc hoạt từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, đặc trưng là khô hạn. Gió mùa Tây Nam hoạt động từ tháng 5 đến tháng 11, nóng ẩm, gây mưa. Giữa 2 mùa gió Tây Nam và Đông Bắc là 2 thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào các tháng 11 và tháng 4.

- Chế độ mưa của tỉnh phù hợp với chế độ gió mùa: mùa mưa trùng với mùa

gió Tây Nam, mùa khô trùng với mùa gió Đông Bắc. Lượng mưa trung bình hằng

năm từ 1.250 mm – 1.500 mm. Trong mùa khô, lượng mưa vào khoảng 2 đến 6% tổng lượng mưa cả năm. Đặc biệt từ tháng 1 đến tháng 3 là thời gian hạn nặng, lượng mưa trung bình 2 - 3 mm/tháng, dẫn tới tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, tạo điều kiện cho mặm xâm nhập sâu vào nội địa gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt.

Nhìn chung, khí hậu Bến Tre khá ôn hoà, ít chịu ảnh hưởng của bão lũ. Điều kiện khí hậu của tỉnh thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, ngoài thuận lợi trên, Bến Tre cũng gặp những khó khăn do thời tiết nóng ẩm nên thường có nạn sâu bệnh, dịch bệnh, và nấm mốc phát sinh, phát triển quanh năm. Trở ngại đáng kể trong nông nghiệp là vào mùa khô, lượng nước từ thượng nguồn đổ về

giảm nhiều và gió chướng mạnh đưa nước biển sâu vào nội địa, làm ảnh hưởng đến

năng suất cây trồng đối với các huyện gần phía biển và ven biển[36].

2.3.1.2.3. Tài nguyên nước

- Tài nguyên nước mặt

Hệ thống sông rạch rất phát triển với 4 nhánh sông lớn của hệ thống sông Tiền là sông Mỹ Tho (sông Tiền), Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên, tổng chiều dài khoảng 300 km. Tổng lưu lượng nước các sông thuộc hệ thống sông Tiền lên tới 30 tỷ m3/năm, trong đó mùa lũ chiếm khoảng 80% tổng lưu lượng nước cả năm.

- Sông Mỹ Tho (sông Tiền): dài khoảng 83 km, lưu lượng nước mùa lũ khoảng

6.480 m3/s; lưu lượng nước mùa kiệt 1.598 m3/s.

- Sông Ba Lai: dài khoảng 59 km, lưu lượng nước mùa lũ khoảng 240 m3/s,

55

- Sông Hàm Luông: dài khoảng 71 km, lòng sông sâu và rộng, có lưu lượng

lớn nhất so với các sông khác; lưu lượng nước mùa lũ khoảng 3.360 m3/s, lưu lượng nước mùa kiệt khoảng 828 m3/s.

- Sông Cổ Chiên: nằm về phía Nam của tỉnh, dài khoảng 82 km, là ranh giới

tự nhiên giữa Bến Tre với các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long. Lưu lượng nước mùa lũ khoảng 6.000 m3/s; lưu lượng nước mùa kiệt khoảng 1.480 m3/s.

Ngoài ra, còn nhiều kênh rạch chính nối các sông lớn với nhau tạo thành mạng lưới sông rạch chằng chịt. Có 46 kênh rạch chính với tổng chiều dài trên 300 km; trong đó quan trọng nhất là các kênh Giao Hòa (Châu Thành – Bình Đại), Mỏ Cày, Cái Cấm, Vàm Thơm (Mỏ Cày), Băng Cung, Eo Lói, Khém Thuyền (Thạnh Phú), Bến Tre, Sơn Đốc (Thành phố Bến Tre – Giồng Trôm), Vàm Hồ, Cây Da, Mương Đào (Ba Tri),…

Chế độ nước của các sông rạch ở Bến Tre mang đặc điểm chung của chế độ nước sông Cửu Long như: lượng nước dồi dào, diễn tiến mùa lũ và mùa cạn tương ứng với mùa mưa và mùa khô của khí hậu. Lượng nước mùa lũ chiếm hơn 80% lượng nước chảy cả năm. Sông Mỹ Tho có lượng nước chảy lớn nhất, lượng chảy trung bình mùa lũ đạt 6.480 m3/s. Sông Ba Lai có lượng nước chảy nhỏ nhất, lượng chảy trung bình mù lũ chỉ đạt 240 m3/s. Ngoài ảnh hưởng của hệ thống sông Tiền, chế độ thủy văn của Bến Tre còn chịu ảnh hưởng từ thủy triều biển Đông. Vùng biển Bến Tre thuộc phạm vi khu vực bán nhật triều không đều, một ngày có 2 lần triều lên xuống. Biên độ triều khá lớn, dao động từ 2,5 - 3,5 m. Thủy triều theo các cửa sông vào làm cho dòng chảy của các con sông khá phức tạp, đồng thời gây nên hiện tượng nhiễm mặn vào mùa khô. Thời gian nhiễm mặn nặng nhất là từ tháng 2 đến tháng 4, khi lượng nước trên thượng nguồn đổ về xuống thấp, đồng thời có sự hoạt động của gió chướng. Mức độ nhiễm mặn của các con sông cũng khác nhau,

sông Ba Lai có lượng nước thấp nhất nên bị nhiễm mặn nặng nhất. Những năm

trước, có đến 2/3 diện tích của tỉnh bị nhiễm mặn. Từ khi cống đập Ba Lai được xây dựng, việc nhiễm mặn trên sông này đã được kiểm soát. Mùa khô năm 2010, mực nước sông Tiền xuống thấp kỷ lục, nước mặn đã xâm nhập toàn bộ địa bàn tỉnh Bến Tre. Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh này cho biết: độ mặn đo được là 1,6 phần

56

ngàn. Trên sông Hàm Luông tại Mỹ Hoá độ mặn lên tới 8 – 10%o, tại Vàm Cái

Mơn độ mặn từ 3,5 - 5,5%o, trên sông Cửa Đại tại Giao Hoà độ mặn từ 6 - 8 %o,

trên sông Cổ Chiên tại Thành Thới B độ mặn từ 5 - 7%o. Theo đánh giá bước đầu

của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, đã có trên 22.200 hộ dân thiếu nước ngọt nghiêm trọng; có 26.900 ha cây ăn trái, 4.000 ha trồng cây ca cao sẽ bị giảm năng suất; 250 ha hoa kiểng và giống cây trồng bị ảnh hưởng; 450 ha hoa màu thiếu nước tưới; 500 ha lúa bị nhiễm mặn; việc nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là diện tích nuôi cá tra thâm canh ven sông cũng bị ảnh hưởng[36].

- Tài nguyên nước ngầm

Tổng trữ lượng nước ngầm toàn tỉnh ước tính khoảng 32.640 m3/ngày.

- Nguồn nước giồng cát:

+ Toàn tỉnh có trên 12.179 ha đất giồng cát có chứa nguồn nước ngọt do nước mưa ngấm xuống, ước tính trữ lượng khoảng 12 triệu m3, khả năng khai thác khoảng 844 m3/ngày/km2. Chất lượng nguồn nước thay đổi theo mùa, độ sâu của giếng, nhiều nơi nguồn nước bị nhiễm mặn, nhiễm bẩn.

+ Nhìn chung, về mặt lý hóa, nguồn nước giồng cát tạm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt ở nông thôn trong điều kiện thiếu nước ngọt nhưng về mặt vi sinh còn nhiều vấn đề phải xử lý.

- Nguồn nước ngầm tầng nông (sâu <100 m):

+ Thuộc phức hệ chứa nước Pleistocene, gồm 2 tầng: tầng thứ nhất ở độ sâu 30

– 50 m, độ dày tầng chứa nước <10 m, pH 6,5 – 7,0, hàm lượng sắt cao 0,5 – 5

mg/l, độ mặn cao 454 – 5.654 mg/l; tầng thứ hai ở độ sâu 60 – 90 m, độ dày tầng nước >10 m, pH từ 6,0 – 7,5, hàm lượng sắt cao 0,4 – 36,0 mg/l, độ mặn dao động lớn (Cl- = 454 – 925 mg/l), độ cứng cao (CaCO3 = 300 – 1.212 mg/l).

+ Cả 2 tầng có khu vực chứa nước nhạt phân bố ở phía Bắc huyện Châu Thành, huyện Chợ Lách, một phần ở huyện Thạnh Phú và huyện Ba Tri. Nước ngầm tầng nông hiện đang được khai thác phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân trong chương trình cung cấp nước sạch nông thôn.

- Nguồn nước ngầm tầng sâu (trên 100 m):

57

+ Phức hệ chứa nước Pleistocene: độ sâu 290 – 350m, diện tích phân bố tầng

nước nhạt khoảng 112 km2 từ thành phố Bến Tre đến phía Bắc phà Rạch Miễu, trữ lượng khoảng 74.368 m3/ngày đêm, khả năng khai thác công nghiệp cho phép là 10.500 m3/ngày đêm.

+ Phức hệ chứa nước Miocene: sâu hơn 400 m, trong đó tầng sâu 410 – 440

có bề dày trung bình tầng chứa nước là 18 m. Chất lượng nước tương đối tốt, tầng chứa nước nhạt phân bố từ thành phố Bến Tre đến phía Bắc huyện Châu Thành, diện tích khoảng 150 km2, trữ lượng khai thác công nghiệp cho phép từ 300 – 500 m3/ngày đêm.

Nước ngầm tầng sâu có chất lượng tốt, nồng độ sắt thấp và đạt tiêu chuẩn về vệ sinh, có giá trị phục vụ sinh hoạt và công nghiệp[36].

2.3.1.2.4. Tài nguyên đất

Tài nguyên đất của tỉnh bao gồm 4 nhóm đất chính: nhóm đất cát, nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn và nhóm đất mặn.

- Nhóm đất phù sa chiếm diện tích tương đối lớn (khoảng 26,9% diện tích toàn

tỉnh), tập trung chủ yếu ở các huyện Chợ Lách, Giồng Trôm, Châu Thành và rải rác

Một phần của tài liệu định hướng phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh bên tre theo cơ chế thị trường (Trang 57)