Giải pháp về thúc đẩy kinh tế hàng hoá và đa dạng hóa các loại hình dịch

Một phần của tài liệu định hướng phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh bên tre theo cơ chế thị trường (Trang 116 - 118)

7. Kết cấu đề tài

3.3.1. Giải pháp về thúc đẩy kinh tế hàng hoá và đa dạng hóa các loại hình dịch

kỹ thuật, tổ tiêu thụ sản phẩm,...).

- Phát triển HTX nông nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ tổng hợp. Ngoài

việc HTX tổ chức, thực hiện những nội dung của mô hình HTX dịch vụ, còn tổ chức sản xuất kinh doanh như: chế biến nông, thủy sản; sản xuất tiểu thủ công nghiệp; cung cấp dịch vụ cho đời sống xã viên và người dân.

- Phát triển HTX nông nghiệp chuyên ngành như: HTX cây giống, bưởi da

xanh; HTX chế biến nông sản... phát triển ở những vùng sản xuất tập trung, có

phong trào, gần thành phố và thị trấn.

Phát triển HTX nông nghiệp trong thời gian tới phải theo cơ chế thị trường và gắn với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; trong đó, HTX đóng vai trò tích cực trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ kinh tế hộ phát triển sản xuất hàng hóa; phát triển kết cấu hạ tầng và dịch vụ; hướng dẫn công tác khuyến nông; phát triển thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ phát triển. Trước mắt, thực hiện lồng ghép các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn với mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể. Tập trung chỉ đạo giải quyết những tồn tại của HTX sau chuyển đổi. Đây là biện pháp nhằm phát huy nội lực của HTX. Đồng thời, tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn cùng với tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đối với phát triển kinh tế tập thể.

3.3. Những giải pháp chủ yếu phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Bến Tre Tre

3.3.1. Giải pháp về thúc đẩy kinh tế hàng hoá và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ vụ

Hoạt động của HTX không nên gói gọn trong một vài dịch vụ mà phải mang tính đa dạng căn cứ vào hoạt động sản xuất hay cung cấp dịch vụ cốt lõi, từ khâu cung cấp dịch vụ đầu vào đến khâu giải quyết đầu ra cho sản phẩm. Để thực hiện

108

được điều đó, HTX phải thực hiện từng bước và phải có sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và doanh nghiệp. Cụ thể:

- Củng cố và tập trung phát triển các dịch vụ hiện tại của HTX

- Huy động nguồn vốn góp và nâng cao tích lũy của HTX để mở rộng các hoạt

động mới nhằm đa dạng hóa thu nhập và giải quyết lao động nhàn rỗi.

- Liên kết với các nhà khoa học, các doanh nghiệp, trong quá trình sản xuất

cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho xã viên.

- Kêu gọi sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc tìm kiếm và cung cấp thông tin thị

trường trong và ngoài nước.

Việc lựa chọn dịch vụ hoạt động cần phải xác định nhu cầu của xã viên và các hộ nông dân trong vùng, tìm hiểu các đơn vị khác trong vùng hiện đang thực hiện dịch vụ đó như thế nào. HTX chỉ thực hiện những dịch vụ mà xã viên có nhu cầu và có khả năng cạnh tranh với các tổ chức khác bằng chất lượng hay giá cả, nghĩa là phải đem lại hiệu quả cho phát triển kinh tế hộ và lợi nhuận tích lũy cho HTX. Việc lựa chọn dịch vụ còn dựa vào trình độ quản lý của Ban quản trị, vốn, cơ sở hạ tầng, lao động.

Đa dạng hóa các loại hình sản xuất và dịch vụ sẽ giúp HTX mở rộng hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường và có thể sẽ đảm bảo sự hoạt động liên tục cho HTX.

Đối với HTX nông nghiệp, việc đa dạng hóa các loại hình sản xuất và dịch vụ sẽ thu hút được nhiều xã viên tham gia vào HTX như vậy sẽ gia tăng thêm nguồn vốn cho HTX hoạt động. HTX cũng mở rộng được thị trường kinh doanh, tạo việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên, xã viên HTX cần phải nâng cao tay nghề và kỹ thuật phù hợp với các loại hình sản xuất và dịch vụ của HTX thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Thứ nhất, tiêp tục đổi mới hoạt động của các HTX nông nghiệp, khuyến khích các HTX mới thành lập chuyển sang hoạt động dịch vụ đầu vào, đầu ra từ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ thành viên, đến mở mang ngành nghề, vươn lên phát triển sản xuất, kinh doanh tổng hợp. Phát triển mô hình liên kết giữa HTX nông nghiệp với các cơ sở chế biến nông sản, với doanh nghiệp để tiếp

109

nhận vốn, kỹ thuật, công nghệ mới, mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp hoặc liên kết trong tiêu thụ sản phẩm.

Thứ hai, là đối với hệ thống dịch vụ tài chính phục vụ nông nghiệp và nông thôn, cần tiếp tục cải thiện để tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn. Mở rộng các đối tượng cho vay vốn nhất là quan tâm ưu đãi hơn cho nông dân. Có cơ chế lãi suất và thời hạn vay hợp lý đối với các doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn nhằm phát triển kinh tế xã hội và giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương.

Thứ ba, là phát triển mạng lưới các cơ sở thu mua, bảo quản, phân loại, sơ chế, đóng gói, thu gom hàng hoá từ các hộ sản xuất cung cấp cho nhà máy chế biến phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu… cung ứng vật tư, trang thiết bị phục vụ nông

nghiệp và hàng hoá công nghiệp tiêu dùng. Bên cạnh đó, quy hoạch, đầu tư xây

dựng phát triển hệ thống chợ từ thành thị đến nông thôn. Chợ vẫn là hình thức tốt để thúc đẩy nền kinh tế thị trường, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Mở rộng thị trường tiêu thụ. Mặt khác, cần nâng cao vai trò quản lý Nhà nước, có chính sách khuyến khích tạo mọi điều kiện phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá với chất lượng ngày càng cao hơn.

Một phần của tài liệu định hướng phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh bên tre theo cơ chế thị trường (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)