Những công trình nghiên cứu trên đây đã ít nhiều đề cập các vấn đề liên quan đến nội dung của Luận án:
Thứ nhất, hệ thống lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân
tộc và thực hiện CSDT, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
Thứ hai, tính đặc thù về tự nhiên, dân cư, phương thức sản xuất, văn hóa, tôn
giáo - tín ngưỡng, thiết chế xã hội truyền thống của các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng;
Thứ ba, quá trình lịch sử hình thành vùng đất, lịch sử cai trị của các thế lực
ngoại xâm và lịch sử đấu tranh cách mạng của các dân tộc Tây Nguyên trước năm 1975;
Thứ tư, quá trình nhận thức của Đảng về vấn đề dân tộc và thực hiện CSDT ở
Việt Nam từ năm 1930, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay;
Thứ năm, một số vấn đề mới về quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên nói chung và
Đắk Lắk nói riêng;
Thứ sáu, một số kết quả thực hiện các CSDT trên địa bàn Tây Nguyên, trong đó
có tỉnh Đắk Lắk.
Thứ bảy, những thách thức, rào cản trong thực hiện CSDT ở Đắk Lắk.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã cung cấp những tư liệu, những luận cứ quan trọng để luận án kế thừa giải quyết những nhiệm vụ đặt ra. Như vậy, đã có nhiều công trình khoa học thuộc nhiều thể loại khác nhau: Sách chuyên khảo, đề tài, bài viết tạp chí, luận văn, luận án, ngoài ra còn có hệ thống văn bản, chỉ thị, nghị
quyết của Đảng về vấn đề dân tộc và CSDT. Một số công trình nghiên cứu về quá trình thực hiện CSDT ở các địa phương, vùng và cả nước, được tiếp cận dưới nhiều góc độ khoa học khác nhau.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo thực hiện CSDT theo tinh thần và nội dung Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc, từ năm 2003 đến năm 2015.