Thành quả đạt được trên các lĩnh vực chủ yếu

Một phần của tài liệu Dai - LA _nop QD_ (Trang 129 - 133)

Trong hơn 10 năm, kể từ khi có Nghị quyết chuyên đề của Đảng về công tác dân tộc (từ năm 2003 đến năm 2015), với nhiều chủ trương, chính sách, chương trình, dự án của Đảng và Nhà nước đầu tư cho đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội từ đó đời sống kinh tế - xã hội ở vùng DTTS đã được thay đổi rõ rệt. Đoàn kết giữa các dân tộc tiếp tục được củng cố, nền kinh tế nhiều thành phần bắt đầu được hình thành và phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Công tác xoá đói giảm nghèo đạt được những kết quả to lớn.

Công tác tổ chức thực hiện CSDT của cơ sở, ban, ngành các địa phương đã có nhiều chuyển biến tích cực và có hiệu quả, nhiều địa phương đã năng động sáng tạo trong việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, tạo nên sự thay đổi rõ rệt về cơ sở hạ tầng, phát triển văn hoá - xã hội vùng DTTS.

Việc triển khai thực hiện nhiều chính sách, chương trình, dự án đầu tư đã làm kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đời sống Nhân dân ở vùng đồng bào DTTS được cải thiện rõ rệt. Đến năm 2015, có 100% số xã của tỉnh Đắk Lắk có đường ô tô đến trung tâm xã, đa số xã đã có điện lưới quốc gia, 90% xã và 70% số hộ được dùng điện sinh hoạt, hơn 95% số xã có điện thoại 100% số xã có trạm y tế. Thể hiện trên các lĩnh vực như sau:

Trên lĩnh vực kinh tế - xã hội: CSDT đã góp phần quan trọng trong việc từng

bước tháo gỡ những khó khăn, thách thức, ngăn chặn suy giảm kinh tế, phòng ngừa lạm phát và đã đạt được những kết quả tích cực; thực hiện khá toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhiều phong trào thi đua yêu nước đã được phát động và được sự hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp Nhân dân. Cơ cấu

kinh tế, cơ cấu đầu tư chuyển dịch tích cực; năng lực sản xuất và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được nâng cao. Những nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, phương tiện sinh hoạt được cải thiện rõ rệt, dịch vụ phát triển, hàng hóa dồi dào, phong phú. Đời sống tinh thần, trình độ dân trí được nâng lên đáng kể. Giáo dục, đào tạo đạt được nhiều kết quả quan trọng; chất lượng giáo dục được nâng lên. Công tác chăm sóc sức khỏe và phòng chống dịch bệnh cho Nhân dân đạt một số kết qủa tích cực; hệ thống y tế được củng cố.

Trên lĩnh vực văn hóa: Giá trị văn hóa các dân tộc được tỉnh Đắk Lắk tiếp tục

quan tâm bảo tồn và phát triển như: các lễ hội truyền thống, ngày hội văn hóa các dân tộc..., phát huy văn hoá truyền thống, kế thừa có chọn lọc những giá trị tiêu biểu, loại bỏ dần những hủ tục lạc hậu, hình thành nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, buôn, làng văn hóa. Các đài phát thanh, truyền hình địa phương đã phát ổn định với thời lượng khá lớn nhiều thứ tiếng DTTS (Ê-đê, Ba-na, Gia-rai, Xơ-đăng, Cơ-ho, Mnông); Tỉnh thực hiện chủ trương cấp không thu tiền các loại ấn phẩm báo, tạp chí, tặng máy thu hình, thu thanh cho các buôn làng. Nhà nước đã đầu tư hàng chục tỷ đồng nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian; phục hồi di sản văn hoá cồng chiêng, tổ chức biên soạn luật tục của các dân tộc; khuyến khích bảo tồn các buôn làng cổ truyền, phát triển nghề thủ công và khôi phục các lễ hội văn hoá.

Trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh: Công tác vận động quần chúng và nhiều phong trào thi đua đã thu hút đông đảo cán bộ, chiến sỹ và các tầng lớp Nhân dân tham gia. Qua đó, tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của HTCT trong nhiệm vụ xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh Nhân dân; góp phần tích cực trong việc đấu tranh xoá bỏ tổ chức FULRO và hoạt động thành lập "Vương quốc Mông"; phòng, chống bạo loạn; giải quyết những mâu thuẫn, bức xúc trong dân, bảo đảm an ninh chính trị, tạo điều kiện phát triển kinh tế, chăm lo đời sống Nhân dân; củng cố, xây dựng HTCT cơ sở; tăng cường bảo vệ an ninh biên giới, chống xâm nhập, móc nối của địch, làm thất bại hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm, tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội, góp phần giữ vững an ninh nông thôn, an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Từ năm 2004 đến 2015, Công an tỉnh Đắk Lắk đã tập trung chỉ đạo các lực lượng triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ nắm bắt tình hình an ninh vùng đồng bào DTTS. Trật tự an ninh tiếp tục được giữ vững, khối đại đoàn kết được củng

cố và nâng cao, hoạt động của các đối tượng, các tai nạn, tệ nạn xã hội ngày càng được đẩy lùi tạo điều kiện cho việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Thực hiện tốt công tác đấu tranh, phát hiện và xử lý các trường hợp gây mất trật tự an ninh, chính trị trên địa bàn.

Công tác quốc phòng: Tỉnh đã tổ chức đào tạo được 52 cán bộ chỉ huy trưởng

xã, phường, thị trấn là người DTTS; xây dựng, củng cố nâng chất lượng sinh hoạt 45 chi bộ thôn (buôn), bồi dưỡng, giới thiệu 52 nòng cốt vào ban tự quản thôn (buôn), tích cực cùng địa phương tham gia củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở các buôn đồng bào DTTS. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho 743 các già làng, trưởng buôn, người có uy tín trong đồng bào DTTS; biểu dương, khen thưởng những già làng, trưởng buôn, người có uy tín có thành tích tiêu biểu trong lao động sản xuất và vận động đồng bào dân tộc, tôn giáo thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ quân sự - quốc phòng, tham gia phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự ở địa phương. Năm 2009 đã lựa chọn 66 già làng, trưởng buôn tiêu biểu dự gặp mặt do Bộ Quốc phòng và Quân khu V tổ chức. Từ năm 2004 đến năm 2015, có 99 quân nhân là người DTTS được tuyển sinh vào các trường cao đẳng, đại học trong quân đội, tạo nguồn cán bộ phục vụ trong quân đội lâu dài; kết nạp đảng cho 270 quân nhân là người DTTS trong thời gian tại ngũ tạo nguồn cho cơ sở. Lực lượng vũ trang đã tổ chức hơn 2.200 lượt cán bộ, chiến sĩ về các buôn kết nghĩa trong thời gian cao điểm và các ngày lễ tết, thăm, tặng quà 504 già làng, trưởng buôn, trị giá hơn 166 triệu đồng, tặng 4.720 suất quà đến các gia đình chính sách, gia đình nghèo DTTS với tổng trị giá hơn 1,540 tỷ đồng; khám bệnh, cấp thuốc miễn phí trên 3.950 lượt người, kinh phí 141 triệu đồng [182, tr.10].

Công tác an ninh biên giới: Lực lượng vũ trang của tỉnh thực hiện tốt công tác

tuần tra, kiểm soát, mật phục, ngăn chặn trên biên giới không để xảy ra các hoạt động vi phạm chủ quyền an ninh biên giới, xâm nhập, vượt biên trái phép xảy ra. Công tác phân giới cắm mốc được triển khai theo đúng kế hoạch đã đề ra. Tình hình đồng bào DTTS vùng biên giới cơ bản ổn định, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tiến hành công tác tuyên truyền

vận động đồng bào DTTS, nâng cao nhận thức về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Trên lĩnh vực xây dựng HTCT, các cấp ủy Đảng đã coi trọng gắn công tác dân

tộc với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Việc đổi mới, xây dựng chỉnh đốn Đảng thu được kết quả quan trọng. Số tổ chức cơ sở đảng đạt “Trong sạch vững mạnh” tăng, số cơ sở yếu kém giảm. Tổ chức bộ máy và hoạt động của cơ quan làm công tác Dân tộc từ tỉnh xuống cơ sở từng bước được củng cố, kiện toàn; hiệu lực, hiệu quả quản lý, có nhiều chuyển biến tích cực. Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội ngày càng hiệu quả, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được tăng cường.

Tóm lại, từ việc thực hiện CSDT đã có tác động lớn đến đời sống xã hội của tỉnh

Đắk Lắk. Nhờ thực hiện chính sách đổi mới và CSDT đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua vùng DTTS tỉnh Đắk Lắk đã có sự thay đổi sâu sắc trong đời sống xã hội. Trước hết, quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong tỉnh đã được thực hiện đầy đủ trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. Đoàn kết giữa các dân tộc tiếp tục được củng cố. Hai là, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp giảm dần; ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng. Năm 2015, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản toàn tỉnh Đắk Lắk chiếm 47,1%, công nghiệp - xây dựng chiếm 16,2%; dịch vụ đã tăng lên 36,7%; tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm giai đoạn 2003-2015 của tỉnh đạt khá; thu nhập bình quân đầu người từ 23-25 triệu đồng/người/năm. Ba là, kết cấu hạ tầng vùng DTTS được cải thiện rõ rệt, góp phần đắc lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc nói chung và đồng bào DTTS của tỉnh nói riêng. Bốn là, công tác XĐGN đạt được kết quả khá; hàng năm tỉ lệ đói nghèo giảm từ 3-4%; đời sống của đồng bào được cải thiện đáng kể. Năm là, mặt bằng dân trí được nâng cao. Vùng DTTS đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ. Hệ thống trường PTDTNT được hình thành và phát triển từ tỉnh đến huyện có đồng bào DTTS sinh sống, tạo nguồn đào tạo đội ngũ cán bộ DTTS trên địa bàn. Sáu là, đời sống văn hoá của đồng bào DTTS được nâng lên một bước, văn hoá truyền thống của các DTTS được tôn trọng, bảo tồn và phát huy. Hệ thống phát thanh truyền hình ở vùng DTTS không ngừng phát triển. Bảy là, các loại dịch bệnh cơ bản được ngăn chặn. Việc khám chữa bệnh cho người nghèo vùng sâu,

vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ngày càng được quan tâm. Tám là, HTCT được tăng cường và củng cố, nhất là ở cấp cơ sở. Công tác phát triển Đảng trong vùng đồng bào dân tộc được chú trọng. Chín là, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng DTTS cơ bản ổn định; Quốc phòng - an ninh được giữ vững.

14,00%12,00% 12,00% 10,00% 8,00% 6,00% 4,00% 2,00% 0,00% 12,10% 8,20% 8,20% 2001-2005 2006-2010 2011-2015

Biểu số 4.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tỉnh Đắk Lắk

Nguồn: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk [3; 5; 6]

Một phần của tài liệu Dai - LA _nop QD_ (Trang 129 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w