Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Dai - LA _nop QD_ (Trang 67 - 72)

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở tỉnh Đắk Lắk, đội ngũ cán bộ người DTTS cùng với cán bộ người Kinh trong tỉnh có những đóng góp to lớn. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ DTTS còn ít về số lượng, chất lượng còn nhiều hạn chế so với yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU, ngày 26-7-1999, về việc đào tạo và sử dụng cán bộ dân tộc, tỉnh Đắk Lắk đã quan tâm đào tạo học sinh dân tộc ở các trường dân tộc nội trú, các trường trung học chuyên nghiệp; thực hiện tốt chế độ đối với giáo viên dạy các trường nội trú và học sinh, sinh viên dân tộc; tiếp nhận và phân công công tác đối với số học sinh tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp và đại

học, đồng thời quan tâm bồi dưỡng những người có triển vọng, ưu tiên bố trí vào các chức danh lãnh đạo, quản lý phù hợp với năng lực và sở trường công tác.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII tiếp tục xác định, công tác cán bộ DTTS là một nhiệm vụ quan trọng:

Quan tâm việc đào tạo và bố trí công tác cho cán bộ là người dân tộc thiểu số; trước mắt giải quyết việc làm cho những học sinh đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Tổ chức tốt việc giáo dục và nuôi dưỡng học sinh dân tộc tại các trường nội trú và các trường dạy nghề [2, tr.74].

Thực hiện các chủ trương trên, công tác cán bộ DTTS đã có những chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết tốt, lúng túng khi triển khai cụ thể. Trước yêu cầu mới về đội ngũ cán bộ DTTS, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ra Nghị quyết chuyên đề số 05-NQ/TU, ngày 14-01-2005, Về lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ nay đến năm 2010. Nghị quyết đã đưa ra 4 quan điểm chỉ đạo và phấn đấu đến năm 2010 nâng tỉ lệ cán bộ DTTS trong đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức đạt 15% trở lên, trong đó, chú trọng cán bộ DTTS tại chỗ. Tỉ lệ cán bộ DTTS tham gia các chức danh chủ chốt: cấp tỉnh, huyện từ 20% trở lên, cấp ủy cơ sở đạt 15% trở lên, cấp ủy xã, phường, thị trấn đạt 23% trở lên; HĐND cấp tỉnh đạt 35% trở lên, cấp huyện, thành phố đạt 27% trở lên, cấp xã, phường, thị trấn đạt 30% trở lên; Trong đội ngũ cán bộ chủ chốt từ tỉnh đến cơ sở phải có cán bộ DTTS, lãnh đạo sở, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể cấp tỉnh phải có tỉ lệ cán bộ DTTS thích hợp, đặc biệt là cán bộ DTTS tại chỗ. Cán bộ cấp phòng của tỉnh, huyện phải ưu tiên bố trí cán bộ DTTS.

Nghị quyết cũng xác định 5 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

Một là, tập trung nâng cao nhận thức cho các cấp ủy đảng, các tổ chức và cán

bộ, đảng viên trong HTCT từ tỉnh đến cơ sở về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác cán bộ DTTS;

Hai là, tiến hành đồng bộ việc khảo sát đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, đào

tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ DTTS đương chức;

Ba là, tiếp tục tăng cường đào tạo nguồn cán bộ DTTS;

Bốn là, làm tốt hơn nữa việc bố trí, sử dụng số học sinh, sinh viên DTTS đã tốt

nghiệp PTTH trở lên;

Năm là, nghiên cứu ban hành các chế độ, chính sách đối với học sinh và cán bộ

Thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã xây dựng Quy định về tiêu chuẩn, chức danh cho cán bộ, trong đó có cán bộ DTTS, nhằm từng bước bảo đảm được tỉ lệ cán bộ DTTS hợp lý trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các ngành, các cấp. Cùng với việc xây dựng tiêu chuẩn, chức danh riêng cho cán bộ DTTS, tỉnh đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để động viên đội ngũ cán bộ DTTS nâng cao trình độ về chuyên môn và lý luận chính trị.

Để thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 30-11-2004 của Bộ Chính trị Về

công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước,

Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 34/2006/QĐ-TTg ngày 8-2-2006, Phê duyệt đề

án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006-2010. Quán triệt quan điểm của Đảng và cụ thể hóa Đề án của Chính

phủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xây dựng Kế hoạch số 21-KH/TU, ngày 02-7-2007,

Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh và cán bộ xã, phường, thị trấn giai đoạn 2007-2010. Trong đó, xác định mục tiêu, đối tượng cán bộ xã,

phường, thị trấn người DTTS theo tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức.

Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở Nội vụ đã chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng đề án nâng cấp các cơ sở đào tạo cán bộ của tỉnh; sửa đổi bổ sung, ban hành và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh và cán bộ cấp xã, phường, thị trấn người DTTS khi tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài tỉnh.

Với sự quan tâm của các cấp, các ngành, thực hiện nhiều chương trình, giải pháp công tác, đội ngũ cán bộ DTTS (từ tỉnh đến cơ sở), đã đạt những kết quả quan trọng, tăng lên đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ cán bộ DTTS đã từng bước đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; cơ bản đạt được tỉ lệ cán bộ dân tộc tại chỗ hợp lý ở các cấp, các ngành trong tỉnh.

Tổng số cán bộ, công chức, viên chức trong toàn tỉnh năm 2010 là 39.799 người (khối đảng, đoàn thể có 1.523 người; khối hành chính, sự nghiệp có 38.276 người). Trong đó, cán bộ DTTS có 4.635 người, chiếm 11,62%, tăng 0,39% so với năm 2005 (cấp tỉnh: các ban Đảng và đoàn thể của tỉnh có tỉ lệ cán bộ dân tộc đạt 9,12%, khối sở, ban, ngành của tỉnh đạt 9,47%, cấp huyện, thị xã, thành phố đạt 9,56%) [121, tr.2].

Tuy vậy, so với yêu cầu thực tế, số cán bộ DTTS được tuyển dụng vào công tác ở các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có tăng nhưng không nhiều so với tỉ lệ chung (năm 2000 tỉ lệ cán bộ DTTS là 10,8% thì năm 2005 là 11,23%, đến 2010 đạt 11,62%). Sự phân bố cán bộ không đều, cán bộ DTTS ở các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp có tỉ lệ thấp hơn so với cơ quan đảng, đoàn thể. Một số cấp uỷ, cơ quan, đơn vị đã thực hiện tốt công tác quy hoạch, bố trí, tiếp nhận, sử dụng, bổ nhiệm, nên đội ngũ cán bộ DTTS đã đạt tỉ lệ cao như: Ban Dân tộc 40%, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh 27,27%, huyện Lắk 25,96%, Ủy ban MTTQ tỉnh 19,23%, Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh 18%, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ 17%... Tuy nhiên, tỉ lệ cán bộ DTTS tham gia vào công tác quản lý kinh tế, quản lý nhà nước còn ít [121, tr.3].

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS, nhất là cán bộ nguồn được Tỉnh uỷ, HĐND, UBND các cấp tỉnh Đắk Lắk đặc biệt quan tâm. Số lượng học sinh DTTS được cử tuyển đi học văn hoá, chuyên môn ngày càng tăng. Tỉnh đã gửi nhiều con em của cán bộ, gia đình cách mạng là người DTTS đi đào tạo tại các trường, các ngành kinh tế, quân đội, công an...

Trình độ của cán bộ DTTS đã được nâng lên rõ rệt. Năm 2010, ở cấp tỉnh cán bộ có trình độ đại học trở lên là 69% tăng 25,5% so với năm 2005; Cấp huyện có 61% tăng 18% so với năm 2005; Ở cấp xã đã có 60% cán bộ có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT). Trình độ lý luận chính trị cao cấp và cử nhân chính trị, cấp tỉnh có 13,17% tăng 4,4% so năm 2005, cấp huyện có 15,38% tăng 11,4% so với năm 2005; cấp xã là 3,5% tăng 1,5% so với năm 2005. Năng lực công tác của đội ngũ cán bộ DTTS, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng so với mặt bằng chung của tỉnh, có mặt vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra.

Giai đoạn 2005-2010, có hơn 4.000 học sinh DTTS theo học tại các trường dân tộc nội trú, trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, đại học. Tỉ lệ học sinh trúng tuyển các trường cao đẳng, đại học ngày càng tăng. Trong số 769 học sinh của trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh tốt nghiệp, có 186 học sinh trúng tuyển đại học, đạt 24,16%; 27 học sinh trúng tuyển cao đẳng đạt 3,1%; trung cấp 25 học sinh, đạt 3,0% [121, tr.3].

Trong 5 năm, Trường Công nhân kỹ thuật Cơ điện đã đào tạo 750 học sinh là DTTS, đã có 419 học sinh có việc làm. Trường Trung học Y tế đào tạo được hơn 300 học sinh, hầu hết đã bố trí công tác tại các trạm, trung tâm y tế tuyến cơ sở.

Trường Đại học Tây Nguyên đã tiếp nhận 803 học sinh DTTS vào học; Trường Cao đẳng sư phạm Đắk Lắk tiếp nhận 250 học sinh; Trường Đại học dự bị Nha Trang tiếp nhận 75 học sinh; Trường Văn hóa 3 Bộ Công an tiếp nhận 241 học sinh; các trường đại học khác ngoài tỉnh đào tạo khoảng hơn 200 học sinh.

Các cấp uỷ quan tâm giáo dục lý luận chính trị, bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính và nghiệp vụ của các đoàn thể, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ DTTS và bảo đảm tiêu chuẩn chức danh cán bộ theo quy định.

Ban Tổ chức Tỉnh uỷ đã phối hợp với Sở nội vụ, Trường Đại học Tây Nguyên tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tuyển sinh hình thức cử tuyển 01 lớp đại học chuyên ngành Kinh tế nông lâm cho 50 sinh viên người DTTS và đã tốt nghiệp ra trường năm 2008; đồng thời, tuyển chọn và cử 28 học sinh là người DTTS gửi đi học các trường đại học tại Hà Nội. Phối hợp với trường Quân sự địa phương tuyển sinh 2 lớp Trung cấp quân sự cho 232 học viên, sau khi tốt nghiệp ra trường, bố trí làm công tác quân sự tại các xã, phường, thị trấn.

Năm 2005, Công an tỉnh đã phối hợp với các sở, ban ngành tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bộ Công an mở 01 lớp sơ cấp công an, đối tượng là con em người DTTS đã tốt nghiệp từ THCS trở lên.

Để động viên cho học sinh, sinh viên con em người DTTS, tỉnh đã bổ sung mức sinh hoạt phí cho học sinh DTTS học ở các trường dân tộc nội trú 50.000 đồng/học sinh/tháng, đưa mức sinh hoạt phí từ 120.000 đồng lên 170.000 đồng/tháng; đồng thời hằng năm tổ chức gặp mặt, tặng quà, khen thưởng cho học sinh có thành tích cao trong học tập.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS còn một số hạn chế: Tỉ lệ học sinh bỏ học còn cao; tỉ lệ học sinh DTTS, không tốt nghiệp THPT còn lớn. Tỉ lệ cán bộ là người DTTS đang công tác tại các cơ quan, đơn vị, địa phương còn thấp, mới đạt 11,6% (mục tiêu đến năm 2010 là 15% trở lên). Ở một số địa phương, đơn vị còn thiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý là người DTTS; tính kế thừa giữa các thế hệ cán bộ DTTS chưa bảo đảm, còn có tình trạng hụt hẫng. Một số cấp uỷ, địa phương chưa mạnh dạn bố trí, sử dụng cán bộ là người DTTS trẻ, có trình độ về chuyên môn. Cá biệt có một số đơn vị chưa bố trí được cán bộ người DTTS như: Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Báo Đắk Lắk, Đảng uỷ khối các cơ quan tỉnh, Sở Thông tin - Truyền thông… [121, tr.6].

Việc quản lý, sử dụng học sinh DTTS sau khi tốt nghiệp ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp còn khó khăn và lúng túng. Số học sinh, sinh viên DTTS hiện chưa được bố trí sử dụng còn nhiều, nhất là học sinh tốt nghiệp THPT. Việc nắm bắt thông tin về số học sinh, sinh viên theo học ở từng ngành nghề, từng trường chưa được thực hiện một cách có hệ thống, vì vậy chưa có kế hoạch để bố trí sử dụng.

Một phần của tài liệu Dai - LA _nop QD_ (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w