0
Tải bản đầy đủ (.doc) (195 trang)

Phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu DAI - LA _NOP QD_ (Trang 58 -65 )

Thực hiện chính sách đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện nâng cao

đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn, miền núi và vùng sâu, vùng xa. Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31-7-1998 và Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10 -01-2006 phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng DTTS và miền núi (Chương trình 135 giai đoạn I và Chương trình 135 giai đoạn II) đạt được kết quả:

Giai đoạn I (1999-2005): số kinh phí đầu tư là gần 123,8 tỷ đồng cho 38 xã diện đặc biệt khó khăn thuộc 12 huyện; xây dựng 267 công trình hạ tầng thiết yếu ở các xã và 77 công trình hạ tầng thuộc 13 trung tâm cụm xã... Kết thúc giai đoạn I, toàn tỉnh Đắk Lắk có 15/38 xã thuộc 8 huyện hoàn thành cơ bản các mục tiêu của chương trình và ra khỏi diện đầu tư Chương trình 135 [162, tr.6].

Giai đoạn II (2006-2010): toàn tỉnh có 35 xã và 85 buôn, thôn đặc biệt khó khăn ở 36 xã khu vực II thuộc diện đầu tư Chương trình 135. Tổng số kinh phí Trung ương đã đầu tư trong 5 năm 2006-2010 hơn 508,209 tỷ cho 4 nội dung gồm: Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, số kinh phí thực hiện hơn 45,017 tỷ, cho 11.884 hộ, trong đó đầu tư giống bò cái sinh sản, giống cây trồng, vật tư nông nghiệp, hỗ trợ máy móc phục vụ sản xuất, chế biến nông sản; Dự án phát triển hạ tầng thiết yếu: tổng kinh phí được đầu tư hơn 183.674 tỷ, xây dựng được 440 công trình hạ tầng thiết yếu (đường giao thông, trường học, cầu, thủy lợi, nhà sinh hoạt cộng đồng, điện và nước sinh hoạt); Dự án đào tạo cán bộ xã, buôn thôn và cộng đồng, tổng số kinh phí 13,164 tỷ đồng. Đã hoàn thành 08 lớp đào tạo kiến thức cho 417 cán bộ các xã, buôn thôn đặc biệt khó khăn; 161 lớp đào tạo nhóm cộng đồng cho 9.345 lượt người; 13 lớp tham quan mô hình XĐGN cho 536 người; 02 lớp học tập, trao đổi kinh nghiệm Chương trình 135 tại một số tỉnh cho 30 người; Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống Nhân dân: số kinh phí hơn 199,415 tỷ đồng. Trong đó hỗ trợ con hộ nghèo đi học từ tháng 1 đến tháng 5 là 19.520 học sinh, hỗ trợ từ tháng 9 đến tháng 12 là 28.885 học sinh; hỗ trợ hộ nghèo cải thiện vệ sinh môi trường, hỗ trợ hộ nghèo làm mới chuồng trại chăn nuôi, và xây dựng công trình vệ sinh; hỗ trợ hoạt động văn hóa thông tin và trợ giúp pháp lý.

Bên cạnh đó, Chương trình 135 giai đoạn II còn đầu tư bổ sung 30,6 tỷ đồng cho 7 trung tâm cụm xã; duy tu bảo dưỡng các công trình gần 5,09 tỷ đồng. Tỉnh đã

đầu tư duy tu bảo dưỡng 28 công trình (05 trường học, 18 đường giao thông, 01 chợ nông thôn, 04 thủy lợi).

Đã có 5 xã hoàn thành Chương trình 135 giai đoạn II (2006-2010), gồm xã Cư Pơng, huyện Krông Búk; xã Ea Tam, huyện Krông Năng; xã Ea Bung, huyện Ea Súp, Cư Yang và Ea Sar huyện Ea Kar [158, tr.2].

Bố trí, sắp xếp ổn định đời sống dân di cư tự do

Thực hiện nghiêm túc quyền cư trú của người dân theo quy định của pháp luật, tỉnh Đắk Lắk coi việc ổn định dân DCTD là vấn đề cấp bách trong chiến lược ổn định và phát triển bền vững, đã tham gia hỗ trợ kinh phí kịp thời.

Hầu hết các hộ dân DCTD đến tỉnh Đắk Lắk đều có cuộc sống khó khăn, đa số là hộ nghèo. UBND tỉnh đã tích cực bố trí, sắp xếp dân DCTD trên địa bàn tỉnh, với những văn bản như: Công văn số 2199/CV-UBND, ngày 8-9-2004, về việc lập Dự án quy hoạch bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2004-2010; Quyết định số 2541/QĐ-UBND, ngày 28-12-2006, về Phê duyệt dự án quy hoạch, bố trí dân cư

trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2015; Chỉ thị

số 09/2008/CT-UBND, ngày 4-7-2008, về Tiếp tục ổn định đồng bào di cư từ các tỉnh

đến cư trú tại tỉnh Đắk Lắk. Tỉnh Đắk Lắk căn cứ vào vốn phân bổ hằng năm thuộc

Chương trình bố trí dân cư để đưa vào kế hoạch bố trí, sắp xếp trong vùng dự án; đồng thời huy động các nguồn lực khác để xây dựng, hoàn thiện dự án, bảo đảm cho các hộ sớm ổn định đời sống, tập trung sản xuất.

Tuy nhiên, từ khi triển khai Chương trình 134/2004, tỉnh Đắk Lắk đã không còn quỹ đất sản xuất để bố trí cho các hộ di cư đến, nhất là những hộ đến sau khi lập dự án sắp xếp, bố trí dân cư (tức là ngoài kế hoạch). Đối với số dân DCTD, UBND tỉnh đã chủ động làm việc với các tỉnh có dân đi để phối hợp giải quyết, vận động các hộ dân trở về quê cũ; đồng thời đề nghị chính quyền địa phương các tỉnh tăng cường tuyên truyền đến thôn bản, vận động bà con không nên di cư vào Đắk Lắk, Tây Nguyên. Trên cơ sở rà soát, địa phương nào có dân tự nguyện di cư, phải lập phương án báo cáo bộ, ngành Trung ương và Chính phủ để bố trí, sắp xếp theo kế hoạch hằng năm.

Mặt khác, tỉnh Đắk Lắk chú trọng công tác xây dựng, củng cố HTCT cơ sở, tập trung tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân, nhất là vùng người DTTS, vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, vùng có nhiều dân DCTD.

Thực hiện Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg, ngày 05-3-2007, về Chính sách hỗ

trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007-2010, trong năm 2009, tỉnh Đắk Lắk được Trung ương giao vốn đầu tư là 2 tỷ

đồng, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ di dân cho 66 hộ (kinh phí là 1,116 tỷ đồng) và lập 03 dự án định canh, định cư theo hình thức tập trung tại huyện Lắk và huyện Krông Pắk. Kế hoạch vốn đầu tư năm 2010 là 6 tỷ đồng. Kết quả đã thực hiện hỗ trợ di dân cho 6 hộ, 96 triệu đồng và hoàn thành 0,45 km đường giao thông nội vùng buôn Dang Kang (thuộc Dự án định canh, định cư xen ghép xã Dang Kang, huyện Krông Bông).

Công tác sắp xếp, ổn định dân DCTD: Tổng số vốn được đầu tư từ năm 2006- 2010 là 35,8 tỷ đồng. Có 10 dự án hoàn thành mục tiêu, 7 dự án tiếp tục đầu tư. Tỉnh đã tổ chức sắp xếp, ổn định dân cư cho 450/2.054 hộ, bằng 21,9% tổng số hộ có nhu cầu sắp xếp [162, tr.7]. Số hộ trên đã được nhập khẩu, được giải quyết đất sản xuất và đất ở. Số dự án ổn định dân DCTD đã và đang thực hiện là 17 dự án. Nhìn chung tại các vùng dự án đã thực hiện, các hộ người DTTS đã ổn định đời sống.

Công tác sắp xếp, ổn định dân cư chưa đạt mục tiêu đề ra do nguồn vốn từ Trung ương bố trí thiếu kịp thời. Trong khi dân di cư của các tỉnh tiếp tục đến Đắk Lắk với số lượng lớn, diễn biến phức tạp, các dự án lại thường kéo dài.

Chính sách hỗ trợ trực tiếp

Thực hiện các Quyết định số 132/2002/QĐ-TTg, ngày 08-10-2002 và Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg, ngày 20-7-2004 của Thủ tướng Chính phủ Về một số

chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn, tỉnh Đắk Lắk đã hoàn thành cả 4 mục tiêu. Cụ thể,

về nhà ở, đã xây dựng được 15.535 căn; về đất ở, đã giải quyết cho 5.531 hộ, diện tích 144,51 ha, bình quân 260m2/hộ; về đất sản xuất, đã giải quyết cho 7.737 hộ; về nước sinh hoạt, đã hỗ trợ cho 16.059 hộ. Tổng kinh phí thực hiện là 222 tỷ đồng [162, tr.3].

Thực hiện Quyết định số 1592/QĐ-TTg, ngày 12-10-2009 của Thủ tướng Chính phủ Về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và

nước sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng đề á. Theo đó, số hộ cần được giải quyết đất sản xuất

là 8.994 hộ (hỗ trợ đất sản xuất; hỗ trợ về nông cụ, máy móc làm dịch vụ; hỗ trợ học nghề, chuyển đổi ngành nghề; xuất khẩu lao động); số hộ cần được giải quyết nước sinh hoạt là 12.488 hộ.

Thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg, về định hướng dài hạn kế hoạch 5 năm 2001-2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên: tổng số kinh phí được Trung ương hỗ trợ từ năm 2003-2010 là 1.422,3 tỷ đồng. Tỉnh Đắk Lắk đã dành để hỗ trợ cấp sách giáo khoa, vở học sinh, vải mặc, muối iốt, cấp dầu lửa và kéo lưới điện, hỗ trợ tiền điện, cấp thuốc chữa bệnh, viện phí cho đồng bào DTTS; hỗ trợ nhà cho giáo viên, cán bộ, học bổng cho học sinh DTTS; cấp thiết bị, đồ dùng dạy học và hỗ trợ đóng góp tiền xây dựng trường…

Chính sách hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, kết quả thực hiện năm 2009, đã hỗ trợ xây dựng 3.410 căn, năm 2010 đã hỗ trợ cho 9.141 căn, đạt 97,4% kế hoạch của cả Chương trình.

Chính sách trợ giá, trợ cước: Trước năm 2006, tỉnh Đắk Lắk thực hiện trợ giá

trợ cước thông qua các doanh nghiệp. Từ năm 2006, tỉnh chủ trương dùng kinh phí trợ cước, trợ giá đầu tư trực tiếp giống cây trồng, vật nuôi cho các hộ DTTS nghèo tại các xã, buôn thôn đặc biệt khó khăn. Tính đến năm 2010, số hộ nghèo được đầu tư là 35.010 hộ, 129.4976 khẩu, với số kinh phí là 61,911 tỷ đồng.

Cuối năm 2010, căn cứ số khẩu của các hộ diện nghèo trên địa bàn các xã khu vực II và khu vực III, tổng nhu cầu kinh phí thực hiện là 15,473 tỷ đồng, Trung ương đã hỗ trợ 12,115 tỷ đồng.

Thực hiện Chương trình hỗ trợ hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn, từ năm 2001-2006, đã hỗ trợ cho 2.704 hộ thuộc 59 buôn, thôn đặc biệt khó khăn của 13 huyện, thành phố; tổng số vốn là 4,18 tỷ đồng,.

Thực hiện Chương trình cho vay vốn sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu

số đặc biệt khó khăn, từ năm 2007 đến 2010, toàn tỉnh có 8.228 hộ được vay 33,955

tỷ đồng. Các hộ được vay đều đúng đối tượng, sử dụng vốn vay đúng mục đích, chủ yếu đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, trong đó đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm chiếm hơn 57%. Chính sách này đã giúp các hộ DTTS nghèo có vốn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập [162, tr.8]; [158, tr.4].

Chính sách hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người DTTS theo Quyết

định số 231/2005/QĐ-TTg, ngày 22-9-2005 của Thủ tướng Chính phủ. Đến năm 2010, có 02 doanh nghiệp nhà nước đã được hỗ trợ để thực hiện chính sách cho lao động, đó là: Công ty cà phê Ea Pốk và Công ty cao su Đắk Lắk. Cụ thể như sau:

Kinh phí đã hỗ trợ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội là 4,432 tỷ đồng, trong đó: Số lao động được hỗ trợ bảo hiểm y tế đến năm 2010 là 2.931 người, với tổng kinh phí được hỗ trợ 521 triệu đồng; số lao động được hưởng trợ cấp BHXH là 2.931 người với kinh phí 3,9 tỷ đồng [171, tr.18-19].

Từ năm 2003 đến cuối năm 2010, tỉnh đã giao cho Sở Công thương chủ trì, từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình 168/2001/QĐ-TTg của Chính phủ để kéo điện vào nhà cho các hộ đồng bào DTTS tại chỗ. UBND các huyện, thị xã và thành phố Buôn Ma Thuột đã triển khai thực hiện cấp điện cho 78 thôn, buôn căn cứ cách mạng, 315 thôn, buôn chưa có điện và kéo điện sinh hoạt cho 62.288 hộ đồng bào DTTS. Năm 2010, có 100% số xã có lưới điện quốc gia và 95% số hộ được dùng điện [168, tr.2]. Từ nguồn điện được đầu tư, nhiều hộ dân đã biết đưa điện vào phục vụ sản xuất như: chăn nuôi, tưới tiêu, xay sát, đời sống kinh tế của các hộ đồng bào từng bước được cải thiện.

Chương trình nước sinh hoạt, toàn tỉnh có 102 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, 204.560 giếng đào, 182.000 giếng khơi, 9.322 giếng khoan, 18.846 bể chứa, 2.300 bể lu; cấp nước đô thị đạt định mức 80 lít/người/ngày cho 54% người dân; cấp nước hợp vệ sinh ở nông thôn được 72,4% dân số.

Hạ tầng bưu chính viễn thông từng bước được hiện đại hoá, bảo đảm thông tin liên lạc nhanh chóng, thuận tiện. Đến năm 2010, 100% xã, phường, thị trấn của tỉnh Đắk Lắk có hệ thống điện thoại và mạng internet. Mật độ thuê bao điện thoại đạt 94,8 máy/100 người dân, 5,31 thuê bao internet/100 người dân [162, tr.8]. Trong đó, nhiều hộ đồng bào DTTS đã có điện thoại và thuê bao sử dụng internet. Hệ thống bưu chính bảo đảm chuyển, phát thư, báo trong ngày đến tất cả các xã.

Từ sau khi tách tỉnh đến năm 2010, toàn tỉnh có 8.348 phòng học được xây dựng mới và kiên cố hóa, nâng tỉ lệ phòng học kiên cố đạt 58,4% và 22% trường học được xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia; 142 trạm y tế xã được xây dựng đủ tiêu chuẩn quốc gia, nâng tỉ lệ trạm y tế được xây dựng chuẩn quốc gia đạt 90%; đã đầu tư được 533 nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng; có 100% xã được đầu tư hệ thống truyền thanh…

Công tác chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho đồng bào DTTS được chú trọng, vệ sinh phòng dịch được triển khai kịp thời; công tác truyên truyền, hướng dẫn

đồng bào thực hiện dân số và kế hoạch hoá gia đình được thực hiện đồng bộ, thường xuyên. Toàn tỉnh có 180 trạm y tế kiên cố trên tổng 184 xã, có 75,5% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Mạng lưới y tế thôn, buôn được củng cố và tăng cường, đến 2010 có 2.300 thôn, buôn có nhân viên y tế. Số lượng cán bộ y tế người DTTS là 593 người.

Thực hiện Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg, ngày 15-10-2002 của Thủ tướng Chính phủ Về việc khám chữa bệnh cho người nghèo, đến năm 2010 toàn tỉnh đã cấp 2.854.061 lượt thẻ bảo hiểm y tế cho người DTTS, với kinh phí hơn 513 tỷ đồng; số lượt người là DTTS được khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế là 1.614.837 lượt người, kinh phí thực hiện hơn 97 tỷ đồng.

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk triển khai thực hiện chính sách giáo dục vùng DTTS có hiệu quả, chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên. Bằng nhiều nguồn kinh phí, tỉnh đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất; Năm 2010, ở các vùng DTTS không còn tình trạng học ca 3, số lớp học tạm bợ còn rất ít. Toàn tỉnh có 01 trường dân tộc nội trú cấp tỉnh, 13 trường dân tộc nội trú cấp huyện và thành phố Buôn Ma Thuột với tổng số học sinh học hằng năm từ 2.100 đến 2.500 học sinh, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp hằng năm đạt trên 90%. Công tác dạy và học từng bước được cải tiến, ngoài giảng dạy bằng tiếng phổ thông, từ năm học 2004-2005 tỉnh đã đưa vào dạy song ngữ Việt - Ê-đê cho học sinh tiểu học và dạy thực nghiệm cho học sinh THCS ở các trường dân tộc nội trú. Đến năm 2010, số học sinh học song ngữ Việt - Ê-đê bậc tiểu học là 10.914 học sinh, bậc THCS mỗi năm từ 800 đến 1.000 học sinh.

Công tác xét và cử tuyển học sinh đi học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp theo chỉ tiêu được giao được thực hiện hiệu quả, khoa học, đủ số

Một phần của tài liệu DAI - LA _NOP QD_ (Trang 58 -65 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×