tộc đáp ứng tình hình mới
Thực hiện chủ trương của Đảng về công tác dân tộc, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh Đắk Lắk tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đạt nhiều kết quả quan trọng. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XV đánh giá về công tác dân tộc, trong đó nêu rõ kết quả thực hiện CSDT giai đoạn 2005-2010: “Lao động, việc làm, CSDT và một số vấn đề xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Bằng các biện pháp phát triển sản xuất, cho vay vốn, đưa lao động làm việc ngoài tỉnh và xuất khẩu đạt kết quả khá" [5, tr.15]. Trong 5 năm đã giải quyết việc làm cho hơn 12 vạn lao động; tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn xuống còn 7,5% (mục tiêu là 8%); tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị còn 2,98%; tỉ lệ hộ nghèo còn 10% [5, tr.15]. Các chính sách về kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào DTTS được thực hiện đồng bộ và phát huy hiệu quả, đặc biệt đã hoàn thành chương trình 132, 134.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XV nhiệm kỳ từ 2011 đến 2015 xác định các giải pháp chỉ đạo thực hiện tốt CSDT:
Một là, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
đối với đồng bào DTTS, đi đôi triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao dân trí, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào;
Hai là, quan tâm đào tạo đội ngũ trí thức người DTTS; tạo việc làm cho sinh
viên là người DTTS đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp;
Ba là, mở rộng quy mô trường dân tộc nội trú tỉnh và huyện, tăng chế độ đối với
học sinh dân tộc nội trú.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc, huy động cao nhất mọi nguồn lực toàn xã hội nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng nhanh, bền vững và ổn định, nâng cao mức sống của đồng bào DTTS thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND, ngày 31-12-2010, về tăng cường công
tác dân tộc thời kỳ CNH, HĐH đất nước, chỉ thị các sở, ban, ngành của tỉnh và
UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các nội dung sau:
Thứ nhất, tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7
của BCH Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc thể hiện trong Kết luận số 57-KL/TW, ngày 3-11-2009 của Bộ Chính trị về công tác dân tộc.
Thứ hai, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chính sách, chương trình, dự án ở các
vùng dân tộc; tổng kết các chính sách, chương trình, dự án kết thúc năm 2010, trên cơ sở đó nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ đầu tư cho vùng DTTS và đối tượng là người DTTS phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án; chủ động huy động lồng ghép các nguồn lực để thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn, nhất là các vùng đặc biệt khó khăn.
Thứ ba, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành rà soát, điều chỉnh bổ
sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống. Phát triển sản xuất, chế biến gắn với quy hoạch dân cư và quy hoạch kết cấu hạ tầng kỹ thuật; đồng thời đẩy mạnh công tác chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất (hợp tác xã, tổ hợp tác…) cho phù hợp với từng địa bàn vùng đồng bào DTTS; xây dựng các giải pháp cần thiết để tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại và kinh tế tập thể vùng đồng bào DTTS phát triển.
Tập trung phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trong HTCT cơ sở, cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học cho các chức danh chủ chốt cấp xã vùng DTTS. Tạo điều kiện về nhà ở, điều kiện làm việc cho cán bộ và sinh viên, học sinh tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đến công tác tại vùng DTTS và các vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là đối với con em là người DTTS tốt nghiệp và cán bộ có trình độ cao về chuyên môn; nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho vùng đồng bào DTTS.
Cùng với việc hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh, chủ động huy động các nguồn lực hợp pháp và tổ chức lồng ghép các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, các
chương trình, dự án, chính sách trên địa bàn để thực hiện đầu tư hiệu quả, nâng cao đời sống Nhân dân; tăng cường chỉ đạo phối hợp giữa các ngành, các cấp, bám sát thực tiễn, giải quyết những vấn đề bức xúc của đồng bào ngay từ cơ sở, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, nhất là các địa bàn xung yếu, vùng sâu, vùng biên giới.
Thứ tư, UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành và các cơ quan
chức năng của tỉnh tham mưu và vận dụng triển khai các mảng công tác để thực hiện tốt CSDT.
Thứ năm, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc và
các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội tăng cường công tác vận động đồng bào các dân tộc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, nêu cao ý thức tự lực tự cường, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; chăm lo, bồi dưỡng và phát huy vai trò của những người tiêu biểu, người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 10/2002/NQ-BCT, của Bộ Chính trị về
phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010, BCH Trung ương ra Kết luận số 12-KL/TW, ngày 24-10-2011, Về tiếp
tục thực hiện nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ chính trị (khóa IX) về phát triển vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011-2020. Trong đó, mục tiêu của giai đoạn 2011-2015 và thời kỳ 2015-2020 là xây dựng Tây Nguyên thành vùng kinh tế trọng điểm, có lực lượng sản xuất phát triển ở mức trung bình của cả nước, có tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vững chắc. Nâng cao đời sống văn hóa, trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc; bảo đảm an sinh xã hội; sớm đưa nông thôn Đắk Lắk, Tây Nguyên thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, phát triển bền vững [49, tr.4].
Trung ương Đảng đã yêu cầu thực hiện một số mục tiêu nhiệm vụ cụ thể trong vùng đồng bào DTTS như: Tổ chức lại sản xuất, đời sống ở vùng đồng bào DTTS theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa trên nền tảng kinh tế nông hộ. Tập trung giải quyết căn bản vấn đề đất đai, tiếp tục ưu tiên giải quyết đủ đất sản xuất cho các hộ đồng bào DTTS thiếu đất, bảo đảm cho đồng bào sống được và làm chủ được trên mảnh đất của mình, từng bước giải quyết sự bất bình đẳng về sử dụng đất nông nghiệp giữa các bộ phận dân cư và giải quyết hài hoà giữa nhu cầu phát triển kinh tế
của địa phương với bảo đảm đất đai, ổn định sản xuất của dân cư tại chỗ. Nâng cao chất lượng công tác định canh định cư cho đồng bào DTTS tại chỗ và ổn định dân DCTD, thúc đẩy phát triển kinh tế, XĐGN, giảm áp lực của di dịch cư tự do đối với tài nguyên rừng và đất đai. Giải quyết đủ vốn cho các dự án tái định cư để đến năm 2015 ổn định các thôn làng, cụm dân cư, đưa các vùng dân DCTD hòa nhập với sự phát triển của Tây Nguyên.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Trung ương Đảng chỉ đạo các Đảng bộ tỉnh ở Tây Nguyên cần tập trung vào các giải pháp mang tính đột phá về kinh tế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường; tiếp tục thực hiện các chính sách đặc thù ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS đến 2020, đồng thời huy động tối đa nguồn lực của cộng đồng xã hội đầu tư cho vùng DTTS; Phát triển văn hóa, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị; Thực hiện đúng đắn, nhất quán chính sách tôn giáo; Xây dựng HTCT cơ sở, từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức.
Ngay sau đó, Tỉnh ủy Đắk Lắk ban hành Chương trình số 10-CTr/TU, ngày 11- 01-2012, về việc thực hiện Kết luận số 12-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị Về phát triển vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011-2020. Trong đó, mục tiêu đến năm 2020 là xây dựng Đắk Lắk trở thành tỉnh có lực lượng sản xuất phát triển ở mức trung bình của cả nước, có tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vững chắc. Nâng cao đời sống văn hoá, trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc, bảo đảm an sinh xã hội, sớm đưa nông thôn Đắk Lắk thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, phát triển bền vững. Tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, xã hội; ngăn chặn, chủ động, kịp thời làm thất bại âm mưu phục hồi tổ chức, phát triển lực lượng FULRO, “Tin lành Đề Ga” và thành lập “Nhà nước Đề Ga” [126, tr.2].
Đảng bộ tỉnh xác định nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện tốt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, chính quyền.
Ngoài những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về CSDT, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đã căn cứ vào đặc thù dân tộc của tỉnh, ban hành một số chính sách phù
hợp với tình hình thực tế để thực hiện CSDT có hiệu quả. Đó là: Chương trình phát triển kinh tế thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; Công tác kết nghĩa với các buôn đồng bào DTTS; Triển khai dạy tiếng Ê-đê trong trường tiểu học và trung học cơ sở, thí điểm dạy tiếng Mnông trong trường tiểu học; Đẩy mạnh phát động quần chúng vùng đồng bào dân tộc Hmông; Tăng cường công tác đối với người Hoa trong tình hình mới…