Đắk Lắk là địa bàn có sự đa dạng về thành phần dân cư và dân tộc nhất cả nước Sau
năm 1975, Đắk Lắk là một trong những vùng trọng điểm phân bổ lực lượng lao động và dân cư trong cả nước. Ngoài việc tiếp nhận hàng chục nghìn hộ dân đến xây dựng kinh tế theo kế hoạch, Đắk Lắk là nơi thu hút mạnh mẽ luồng DCTD đến, chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc. Từ năm 1976 đến 2004, có 57.995 hộ, 282.230 khẩu đã DCTD đến Đắk Lắk [60, tr.1-2], [Phụ lục 6].
Năm 2005, dân số Đắk Lắk là 1.710.000 người (chiếm 36,3% dân số vùng Tây Nguyên), với 44 dân tộc, tăng gần gấp 5 lần so với năm 1975, bao gồm ba bộ phận dân cư: Dân tộc Kinh, DTTS tại chỗ và DTTS khác.
16,611,2 11,2 72 Dân tộc Kinh DTTS khác DTTS tại chỗ
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ các nhóm dân cư tỉnh Đắk Lắk năm 2005
Nguồn: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk [60]
Ba khối dân cư có trình độ phát triển kinh tế - xã hội tự thân khác nhau. Dân tộc Kinh chiếm đông nhất, 72% dân số (năm 2005). Người Kinh có truyền thống thâm canh, định canh, trình độ phát triển kinh tế, xã hội cao, đời sống từ ổn định đến khá giả, tỉ lệ hộ nghèo đói thấp, khoảng 5%, là lực lượng quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Khối DTTS khác từ các tỉnh phía Bắc đến có 180.644 người, chiếm khoảng 11,2% dân số, chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng, Hmông… di cư đến từ sau năm 1980. Do có trình độ phát triển kinh tế xã hội tự thân tương đối cao, lại có truyền thống thâm canh lâu đời nên phần lớn người dân đã có cuộc sống ổn định từ đủ ăn đến khá giả, một bộ phận nhỏ do di cư vào sau, không có đất canh tác nên cuộc sống còn khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo đói khoảng 20%. Tuy nhiên, họ có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, có tư duy kinh tế hàng hóa khá phát triển.
Tỉnh Đắk Lắk có 10 DTTS tại chỗ thuộc 2 hệ ngôn ngữ Môn - Khơ-me (Nam Á) và Malayo - Polinesien (Nam Đảo). Người DTTS tại chỗ, chiếm khoảng 18,9% dân số, cư trú ở hầu khắp các huyện và thành phố Buôn Ma Thuột.
Các dân tộc tại chỗ có trình độ phát triển kinh tế - xã hội tự thân thấp, sản xuất mang tính tự nhiên, tự cung tự cấp, dựa trên một nền sản xuất nông nghiệp nương rẫy. Trình độ dân trí thấp nên khả năng tiếp thu khoa học, kỹ thuật, tiếp thu cái mới còn nhiều hạn chế. Phong tục tập quán lạc hậu còn phổ biến. Các tập tục cổ hủ mang yếu tố tự ti, biệt lập, khép kín của các công xã thị tộc và có giá trị như luật pháp của từng buôn làng… đã kìm hãm trí tuệ con người, không thích thay đổi, chậm tiếp thu cái mới.
Đắk Lắk - Tây Nguyên là vùng đất đa dân tộc, đa văn hóa với nhiều nét văn hóa đặc trưng, mang sắc thái của nhiều vùng miền khác nhau trong cả nước. Các DTTS ở Đắk Lắk có bản sắc văn hóa phong phú và độc đáo, là nơi lưu giữ được nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, có giá trị lịch sử và thẩm mỹ độc đáo như nhà rông, nhà dài, đàn đá, tượng nhà mồ, các lễ hội văn hóa và một kho tàng văn học dân gian được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Một trong những di sản nổi tiếng là Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO (2005), công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Một số dân tộc như Ê-đê, Mnông, Gia-rai có bộ chữ viết khá sớm.
Cộng đồng các dân tộc ở Đắk Lắk cũng như cộng đồng các dân tộc Việt Nam, có truyền thống đoàn kết đấu tranh chinh phục thiên nhiên, xây dựng cuộc sống. Số dân và trình độ phát triển kinh tế - văn hóa giữa các dân tộc có sự chênh lệch nhau. Các dân tộc ở Đắk Lắk cũng có những quan hệ thân tộc, thích tộc và những quan hệ xuyên biên giới khác. Những đặc điểm nói trên phản ánh tính chất quan trọng và phức tạp của vấn đề dân tộc ở Đắk Lắk.
Những tác động của di cư tự do
Một trong những vấn đề lớn của Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng là tăng dân số tự nhiên và cơ học rất cao. Do có điều kiện thuận lợi về đất đai và khí hậu nên Đắk Lắk đã thu hút một lượng lớn dân di cư đến làm ăn, sinh sống. Số dân DCTD đến một cách ồ ạt không thể kiểm soát, nhiều nhất là giai đoạn từ 1990-2002. Dân DCTD chủ yếu là đồng bào DTTS như Tày, Nùng, Mường, Dao... thuộc các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Theo thống kê của UBND tỉnh Đắk Lắk, từ năm 1976 đến 2014, số dân di cư ngoài kế hoạch đến là 59.524 hộ, với 289.915 khẩu của 63 tỉnh thành trong cả nước đến cư trú [60, tr.1].
Trong đó, từ năm 2004 đến năm 2014, có 1.529 hộ, với 7.685 khẩu của 38 tỉnh, thành di cư đến Đắk Lắk; trong đó người DTTS có 1.463 hộ, 7.484 khẩu (riêng dân tộc Hmông chiếm 81%, với 1.230 hộ, 6.408 khẩu) [60, tr.2-3].
Về tác động tích cực: DCTD đã bổ sung cho tỉnh lực lượng lao động đáng kể nhằm khai thác tiềm năng đất đai, phát triển sản xuất nông nghiệp; tạo thuận lợi cho các DTTS tại chỗ trao đổi kinh nghiệm sản xuất, phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa; tạo thuận lợi cho nhiệm vụ phân bố lại dân cư vùng biên giới, góp phần củng cố HTCT cơ sở, bảo vệ an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
Về tác động tiêu cực: DCTD làm phá vỡ quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh và địa phương; nảy sinh nạn phá rừng, lấn chiếm, sang nhượng đất đai trái pháp luật. Tình trạng mất an ninh trật tự thường xuyên xảy ra; do thiếu đất sản xuất nên tỉ lệ hộ nghèo không giảm mà có xu hướng tăng; số trẻ trong độ tuổi không được đến trường tăng; các chỉ tiêu đầu tư phát triển hằng năm của tỉnh và các địa phương có dân DCTD đến không đạt kế hoạch. Áp lực gánh nặng về ngân sách đối với tỉnh nghèo như Đắk Lắk để bố trí đầu tư hạ tầng cơ sở, cũng như xây dựng HTCT ở cơ sở [170, tr.7].
Dân DCTD đến Đắk Lắk tập trung sinh sống tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đã làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự và gây khó khăn cho công tác quản lý, sắp xếp dân cư tại địa phương.
Dân số tăng nhanh đã làm cho diện tích canh tác bị thu hẹp, sản lượng trên một đơn vị diện tích lúa rẫy bị suy giảm dẫn đến tình trạng thiếu lương thực. Ở Đắk Lắk, các DTTS tại chỗ có truyền thống canh tác nương rẫy. Chu trình luân chuyển đất canh tác kéo dài từ 20-25 năm. Hiện nay, do di dân đến quá lớn, thiếu đất sản xuất, thời gian hưu canh bị rút ngắn chỉ còn khoảng 3-5 năm. Vì vậy, năng suất lúa nương giảm từ 2,5 tấn/ha (năm 1976) xuống còn khoảng 1,5 tấn/ha năm 2003. Do đó, để duy trì sản lượng lương thực, bảo đảm cuộc sống (cho cả việc duy trì năng suất và bù vào diện tích canh tác giảm đi), đồng bào phải phát đốt rừng một diện tích gieo trồng gấp 10 lần so với trước [86, tr. 71].
Phân hóa xã hội diễn ra sâu sắc
Trong 3 bộ phận dân cư, người Kinh và các DTTS miền núi phía Bắc tuy đến Tây Nguyên muộn hơn nhưng đời sống đã ổn định và khá giả, trong khi đó đời sống của các dân tộc tại chỗ vẫn khó khăn.
Năm 2004, toàn tỉnh Đắk Lắk có 1.428 thôn, 525 buôn, 43.646 hộ đồng bào DTTS tại chỗ, với hơn 322 nghìn khẩu, chiếm 19% dân số toàn tỉnh. Diện tích đất sản xuất ổn định là 72.395 ha, bằng 16% diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh, bình quân đất sản xuất một khẩu là 0,22 ha. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 2 triệu đồng; tỉ lệ hộ đói nghèo chiếm 30% so với tổng số hộ DTTS tại chỗ. Hệ thống thủy lợi mới chỉ đáp ứng 40% diện tích cây trồng được tưới nước; giao thông đi lại khó khăn; có 365 buôn thuộc 72 xã chưa có điện; tỉ lệ hộ dùng nước sạch hợp vệ sinh mới đạt 70%. Số hộ thiếu đất ở, đất sản xuất là 24.161 hộ (chiếm 55,3% số hộ DTTS tại
chỗ); có 17% hộ chưa có nhà ở. Tỉ lệ hộ dùng điện mới đạt 48%; mạng lưới y tế thôn, buôn còn nhiều khó khăn [121, tr.1].
Theo tiêu chí nghèo mới năm 2005 (Hộ nghèo nông thôn có mức thu nhập từ 200.000 VND/tháng trở xuống (theo Chuẩn nghèo giai đoạn 2005-2010), toàn tỉnh có 90.247 hộ nghèo, chiếm 27,5% tổng số hộ, trong đó, hộ nghèo DTTS 47.300 hộ, chiếm 53% tổng số hộ nghèo và 56% tổng số hộ DTTS tại chỗ. Các huyện có tỉ lệ hộ nghèo cao là Ea Súp 50%, Lắk 49,5%, Buôn Đôn 47%. Năm 2005, toàn tỉnh có 51.500 hộ thiếu lượng thực, chủ yếu là hộ đồng bào DTTS tại chỗ.
Tuy tốc độ phát triển kinh tế và kết quả giảm nghèo nhanh, nhưng Đắk Lắk vẫn là tỉnh nghèo. Nghèo đói tập trung chủ yếu ở các hộ DTTS, nhất là DTTS tại chỗ, trong mọi thời điểm, tỉ lệ hộ nghèo DTTS đều cao gấp hơn hai lần so với tỉ lệ hộ nghèo chung toàn vùng và cao hơn 3 lần so với tỉ lệ hộ nghèo chung cả nước [69, tr.50].
Những số liệu thống kê của tỉnh Đắk Lắk cho thấy tình hình đói nghèo vẫn ở mức cao, tốc độ giảm không có sự đồng đều giữa các huyện trên địa bàn. Câu hỏi đặt ra ở đây: Ai là người nghèo của tỉnh Đắk Lắk? Nghiên cứu của Nguyễn Đình Hòa, Đặng Hoàng Giang (2013) tính toán từ các số liệu Điều tra mức sống dân cư năm 2010 cho thấy thu nhập của nhóm dân tộc Kinh là 1324,98 nghìn đồng/tháng; nhóm dân tộc mới đến là 794,17 nghìn đồng. Thu nhập trung bình của nhóm dân tộc mới đến và nhóm dân tộc tại chỗ chỉ bằng 73% và 48% so với dân tộc Kinh. Do thu nhập thấp và có sự chênh lệch giữa các nhóm dân tộc nên dẫn đến sự chênh lệch trong mức chi tiêu. Chi tiêu của nhóm dân tộc Kinh đạt 1.193,4 nghìn đồng/người/tháng, cao hơn 1,6 lần so với nhóm dân tộc mới đến (721,9 nghìn đồng) và gần 3 lần so với nhóm dân tộc tại chỗ (425,5 nghìn đồng).
Như vậy, dựa trên tiêu chí thu nhập cho thấy, nhóm DTTS, nhất là nhóm dân tộc tại chỗ, dường như là những đối tượng nghèo của Đắk Lắk nói riêng, vùng Tây Nguyên nói chung. Theo Bùi Quang Tuấn (2015), tỉ lệ hộ nghèo của dân tộc Kinh, nhóm các dân tộc mới đến, nhóm các dân tộc tại chỗ lần lượt là 7,51%; 24,58% và 37,02%; theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015, tỉ lệ nghèo của các nhóm tương ứng như sau: 11,5%; 32,44% và 52,08%. Độ sâu nghèo đói biểu thị tổng thể các nguồn lực cần thiết để nâng các hộ nghèo lên mức chuẩn nghèo; nhóm dân tộc tại chỗ có độ sâu nghèo đói (theo chuẩn nghèo năm 2010) với 0,078; tiếp theo là nhóm dân tộc mới đến (0,06) và thấp nhất là dân tộc Kinh (0,015).
Rõ ràng, đói nghèo đã và đang là một trong những thách thức đối với quá trình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Tây Nguyên. Để giải quyết đói nghèo cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ và sự tham gia của nhiều chủ thể, tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn nhiều hạn chế.
Vấn đề đất đai
Việc chưa thận thức đầy đủ khác biệt giữa sở hữu, quản lý đất đai toàn dân với sở hữu, quản lý đất đai tập thể của buôn làng dân tộc tại chỗ đã dẫn đến một số bất cập, mâu thuẫn về quản lý, sở hữu đất đai ở Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng.
Thứ nhất, phổ biến tình trạng nông - lâm trường dựa vào quyền sở hữu toàn dân,
trưng dụng đất sản xuất hưu canh thuộc quyền quản lý của các DTTS tại chỗ. Chính sách di dân và phát triển nông - lâm trường với tốc độ nhanh và trên quy mô lớn, một mặt thúc đẩy kinh tế Đắk Lắk phát triển, nhưng mặt khác nảy sinh mâu thuẫn với truyền thống sở hữu, quản lý và sử dụng của các DTTS tại chỗ, làm phát sinh tình trạng mất đất, mất rừng, mất không gian sinh tồn, mất không gian xã hội buôn làng, thiếu đất sản xuất nảy sinh tình trạng mua bán, tranh chấp, khiếu kiện đất đai, đoàn kết Kinh - Thượng rạn nứt, niềm tin với chế độ suy giảm, là nguyên nhân chính yếu làm cho các mối quan hệ dân tộc ở Đắk Lắk phức tạp và xấu đi.
Thứ hai, quá trình công nhân hóa, rồi lại đưa đồng bào ra khỏi nông lâm trường,
cũng như quá trình hợp tác hóa nông nghiệp rồi lại giải thể hợp tác xã nông nghiệp (người vào - đất vào, người ra - đất ở lại) đã dẫn đến người dân mất đi phần đất rẫy hưu canh hoặc đất ruộng nước quan trọng vốn có của mình;
Thứ ba, trong khi người DTTS tại chỗ thiếu đất sản xuất, các nông trường lại
giao đất cho hộ công nhân người Kinh trồng cây công nghiệp lâu năm để thu sản phẩm nông nghiệp khiến người dân tại chỗ bất bình;
Thứ tư, do thiếu hiểu biết về phương cách sử dụng đất rừng truyền thống, lại do
lợi dụng tính cách chân thật và chưa biết tính toán của người dân Đắk Lắk, một bộ phận người Kinh đã tìm cách mua rẻ, hoặc lừa gạt lấn chiếm đất đai của người dân tộc tại chỗ; tình trạng cán bộ người Kinh lợi dụng chức quyền, mượn danh luật đất đai, mượn danh dự án để hợp thức hóa cho mình quyền sử dụng đất canh tác của người DTTS tại chỗ;
Thứ năm, sự phát triển của hàng chục dự án thủy điện, dự án nông - lâm nghiệp
20.000 ha đất rừng) do quy hoạch không hợp lý, mượn danh nhà nước, mượn danh luật đất đai khiến hàng nghìn hộ dân tộc tại chỗ mất đất, mất sinh kế và mai một nền văn hóa. Đầu năm 2004, tổng số hộ người DTTS ở tỉnh Đắk Lắk thiếu đất ở và đất sản xuất là 28.523, với nhu cầu là 13.770,89 ha [Phụ lục 5].
Tất cả những mâu thuẫn, bất cập nói trên đã dẫn đến tình trạng tranh chấp và khiếu kiện đất đai ngày càng nhiều và kéo dài, lên đến hàng nghìn vụ giữa các cộng đồng tại chỗ với nông - lâm trường, với chính quyền địa phương, giữa cá nhân người DTTS với cá nhân người dân tộc Kinh.
Sự mai một, đứt gãy và khủng hoảng văn hóa truyền thống
Văn hóa các tộc người thiểu số ở Đắk Lắk và văn hóa của người Kinh có sự giao thoa mạnh mẽ trên nhiều bình diện: ngôn ngữ, trang phục, kiến trúc, lối sống… Đồng thời, đó cũng là quá trình các tộc người Tây Nguyên và người Kinh có sự hiểu biết lẫn nhau ngày càng sâu sắc hơn. Tuy nhiên hiện nay, vấn đề bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc ở Đắk Lắk trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần được nghiên cứu. Sự tiếp xúc với văn hóa của người Kinh và văn hóa quốc tế thông qua người Kinh hoặc trực tiếp, trong nhiều thập kỷ qua đã làm cho nhiều giá trị văn hóa cổ truyền của các DTTS tại chỗ ở Đắk Lắk đứng trước những thách thức lớn, bị mai một và có nguy cơ mất đi bản sắc của mình. Nhà dài truyền thống bị mất dần, thay vào đó là những ngôi nhà xây kiên cố; lễ hội truyền thống không được tổ chức như trước, do phương thức canh tác thay đổi (từ làm lúa nương rẫy luân khoảnh, hưu canh chuyển sang trồng cây công nghiệp tập trung). Không gian buôn làng bị thu hẹp dần làm ảnh hưởng đến không gian lễ hội và không gian văn hóa cồng chiêng. Nhiều hộ đã bán đi những bộ chiêng quý, ché cổ, kpan… để mua công cụ sản xuất và phương tiện sinh hoạt; lớp trẻ lớn lên chưa thực sự yêu