Xác định nhóm các dân tộc thiểu số tại chỗ là đối tượng ưu tiên của công tác dân tộc nói chung và chính sách dân tộc nói riêng

Một phần của tài liệu Dai - LA _nop QD_ (Trang 147 - 149)

công tác dân tộc nói chung và chính sách dân tộc nói riêng

Tỉnh Đắk Lắk có 10 DTTS tại chỗ thuộc 2 hệ ngôn ngữ Môn - Khơ-me (Nam Á) và Malayo - Polinesien (Nam Đảo). Các dân tộc thuộc ngữ hệ Môn - Khơ-me là: Ba-na, Xơ-đăng, Giẻ-Triêng, Mnông, Mạ, Cơ-ho; và các dân tộc thuộc ngữ hệ Malayo - Polinesien là: Gia-rai, Ê-đê, Chu-ru, Ra-glai; Theo kết quả điều tra dân số 2009, tổng số có 322.031 người, chiếm khoảng 18,9% dân số trong tỉnh, đông nhất là

ba dân tộc Ê-đê (hơn 270.000 người), Mnông (35.000 người), Gia-rai (12.500 người) … cư trú ở hầu khắp các huyện và thành phố Buôn Ma Thuột.

Các dân tộc tại chỗ có trình độ phát triển kinh tế - xã hội tự thân thấp, kinh tế nông nghiệp nương rẫy lạc hậu, sản xuất mang tính tự nhiên, tự cung tự cấp, dựa trên một nền sản xuất nông nghiệp nương rẫy, hái lượm, săn bắn; lực lượng sản xuất thấp, công cụ sản xuất thô sơ, kỹ thuật canh tác lạc hậu, lao động chân tay là chủ yếu. Năng suất và hiệu quả lao động thấp và bấp bênh. Phân công lao động chưa phát triển, mang tính chất tự nhiên theo giới tính. Chăn nuôi, thủ công nghiệp chưa trở thành một nghề độc lập tách khỏi trồng trọt. Sản xuất hàng hóa nhỏ chưa xuất hiện. Quan hệ hàng hóa - tiền tệ chưa phát triển. Trình độ dân trí thấp nên khả năng tiếp thu khoa học, kỹ thuật, tiếp thu cái mới còn nhiều hạn chế. Phong tục tập quán lạc hậu còn phổ biến. Các tập tục cổ hủ mang yếu tố tự ti, biệt lập, khép kín của các công xã thị tộc và có giá trị như luật pháp của từng buôn làng. Các DTTS tại chỗ thường sống tập trung ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện sống khó khăn có trình độ phát triển kinh tế - xã hội tự thân đặc thù thấp, có truyền thống với bản sắc văn hóa riêng, có sức sống lâu bền và có vai trò quan trọng trong cộng đồng các DTTS.

Các DTTS tại chỗ ở Đắk Lắk có xuất phát điểm xã hội rất thấp. Thiết chế xã hội buôn làng ứng với thời kỳ nguyên thủy kéo dài (mạt kỳ nguyên thủy). Vì thế, trong nhận thức và trong hành động thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở Đắk Lắk, cũng như Tây Nguyên hiện nay, cần tôn trọng người dân như là chủ thể của sự nghiệp ổn định và phát triển vùng Tây Nguyên. Trong đó đặc biệt chú ý nhóm 10 DTTS tại chỗ. Thái độ tôn trọng người dân thể hiện trên hai chiều cạnh: Một là, tôn trọng tâm tư, nguyện vọng của người dân, coi người dân là chủ thể của sự phát triển, mọi chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đều cần có sự trưng cầu, tham vấn ý kiến của người dân; Hai là, tôn trọng và kế thừa các truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, trong đó, chú ý tôn trọng, kế thừa luật tục, các tri thức bản địa, các truyền thống kinh tế, xã hội, văn hoá, các thể chế, thiết chế xã hội, tôn trọng và kế thừa vai trò tích cực của những người có uy tín trong cộng đồng, cụ thể là các già làng, phụ nữ và trí thức các DTTS, chức sắc tôn giáo vùng DTTS, những người có vai trò cầu nối giữa quá khứ và hiện tại trong xã hội buôn làng.

Trong hơn 10 năm từ khi tách tỉnh Đắk Lắk (2003-2015), ngoài các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Trung ương, tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều chính sách

để phát triển vùng đồng bào DTTS tại chỗ: Chính phát triển kinh tế - xã hội thôn buôn, chính sách kết nghĩa thôn buôn, chính sách cán bộ người DTTS tại chỗ, chính sách giáo dục ngôn ngữ chữ viết… Nhưng những chính sách đó chưa tạo sức bật đối với khu vực này. Cần tiếp tục nghiên cứu hướng và các giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, giải quyết thỏa đáng và hiệu quả vấn đề đất đai, bao gồm đất sản xuất

và đất ở, trên cơ sở xem xét truyền thống quản lý và sử dụng đất đai của các dân tộc theo hai hướng: Một là, tiếp tục thu hồi đất sử dụng không hợp lý và không hiệu quả của các nông lâm trường giao lại cho dân. Hai là mở rộng ngành nghề mới và đào tạo ngành nghề mới phù hợp với trình độ và kỹ năng lao động của người dân. Giải quyết dứt điểm các vụ tranh chấp đất đai còn tồn đọng theo nguyên tắc xem xét và chiếu cố truyền thống quản lý và sử dụng đất rừng truyền thống của người dân, tránh máy móc dập khuôn theo Luật đất đai của Nhà nước.

Thứ hai, đầu tư cho phát triển sản xuất nhiều hơn là đầu tư cho xây dựng kết

cấu hạ tầng, bao gồm khai hoang đồng ruộng, xây dựng công trình thuỷ lợi, khuyến nông khuyến lâm, nâng cao năng lực sản xuất và xoá đói giảm nghèo nội tại của chính người dân.

Thứ ba, ở những huyện còn rừng, cố gắng gắn sinh kế người dân với rừng bằng

các hình thức giao rừng khác nhau (giao cho hộ hoặc cộng đồng) nhằm phát triển kinh tế và nhằm duy trì tâm thức và văn hoá rừng truyền thống, cũng là giảm áp lực thiếu đất sản xuất hiện nay.

Một phần của tài liệu Dai - LA _nop QD_ (Trang 147 - 149)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w