- Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đã quán triệt đúng đắn, kịp thời và vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ban hành nhiều chính sách phù hợp với đặc thù của một tỉnh đa dân tộc.
Vào những năm đầu thế kỷ XXI, khu vực Tây Nguyên (đặc biệt là tỉnh Đắk Lắk) tình hình an ninh chính trị có những diễn biến vô cùng phức tạp. Đây là địa bàn trọng điểm chống phá của các thế lực thù địch, chúng luôn tìm cách lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để tuyên truyền chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện mưu đồ kích động ly khai, thành lập “nhà nước Đề Ga” ở Tây Nguyên. Trước bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các CSDT nói chung và CSDT vùng Tây Nguyên nói riêng thông qua việc ban hành những chính sách, quyết sách hợp lý trong từng thời kỳ.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã cụ thể hóa các chương trình, nghị quyết của Đảng, Nhà nước bằng các nghị định, quyết định, chỉ thị, chỉ đạo toàn diện vùng Tây Nguyên với cơ chế, chính sách đặc thù, huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc, ổn định an ninh chính trị trên địa bàn Tây Nguyên.
Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cũng đã tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Tây Nguyên; phối hợp với các bộ, ban, ngành nghiên cứu, tham mưu đề xuất với Đảng, Chính phủ nhiều chủ trương quan trọng liên quan đến CSDT, giải quyết những vấn đề bức xúc về đất đai, nhà ở, việc làm, giao đất rừng cho các hộ đồng bào DTTS. Các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên đã kịp thời xây dựng chương trình hành động thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, các chương trình, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; ban hành các văn bản, thông tư hướng dẫn triển khai thực hiện theo chức
năng nhiệm vụ của ngành; tăng cường lực lượng, cán bộ cho Đắk Lắk - Tây Nguyên, giải quyết kịp thời những vấn đề bức thiết của đồng bào các DTTS. Các địa phương trong khu vực và cả nước đã quan tâm liên kết, hỗ trợ về phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cũng đã tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Tây Nguyên; phối hợp với các bộ, ban, ngành nghiên cứu, tham mưu đề xuất với Đảng, Chính phủ nhiều chủ trương quan trọng liên quan đến CSDT, giải quyết những vấn đề bức xúc về đất đai, nhà ở, việc làm, giao đất rừng cho các hộ đồng bào DTTS.
Từ năm 2003 đến năm 2015, cùng với các chương trình, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đầu tư trong vùng đồng bào DTTS cả nước nói chung, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Đắk Lắk căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương đã xây dựng những chính sách đặc thù nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại vùng DTTS. Chẳng hạn, ngay sau khi chia tách tỉnh, với đặc thù của tỉnh có nhiều đồng bào DTTS tại chỗ, sự chênh lệch về mức sống và trình độ dân trí... giữa các nhóm dân tộc còn quá chênh lệch, Đảng bộ tỉnh đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 17-11-2004, về phát triển kinh tế - xã hội buôn, thôn đồng bào DTTS tại chỗ đến năm 2010. Tỉnhđã thực hiện đầu tư cho 13 buôn trên địa bàn 13 huyện (mỗi buôn 500 triệu đồng) để xây dựng mô hình chăn nuôi bò theo hộ hoặc nhóm hộ, nuôi cá, trồng cỏ chăn nuôi, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả giống mới, ngô lai, cải tạo vườn tạp...; đầu tư kết cấu hạ tầng cho các buôn phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội thôn, buôn trên địa bàn tỉnh được triển khai thực hiện đã mang lại những chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân dần được nâng cao.
Ngày 16-02-2012, UBND tỉnh ban hành Chương trình 655/CTr-UBND, về phát
triển kinh tế - xã hội buôn đồng bào DTTS tại chỗ của tỉnh đến năm 2015. Trong 02
năm 2013, 2014, ngân sách tỉnh đã bổ sung 30 tỷ đồng (bình quân mỗi huyện 1 tỷ đồng/năm) cho các huyện, thị xã, thành phố để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội buôn đồng bào DTTS tại chỗ. Kết quả thực hiện năm 2013, đã xây dựng được 02 nhà sinh hoạt cộng đồng, 01 trường tiểu học, 18 công trình đường giao thông nông thôn, 02 công trình thủy lợi. Mua và cấp phân bón, giống cây trồng, vật nuôi cho 80 hộ nghèo.
Công tác kết nghĩa với các buôn đồng bào DTTS theo Công văn số 75-CV/TU, ngày 22-3-2004 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, về việc phân công các cơ quan, đơn vị
kết nghĩa với các buôn đồng bào DTTS. Đây là chủ trương quan trọng, đúng đắn, hợp
lòng dân của Tỉnh ủy, mang ý nghĩa chính trị, xã hội, nhân văn sâu sắc; được các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, cán bộ, đảng viên, các lực lượng vũ trang, các ngành, các cấp và đồng bào các dân tộc hết sức phấn khởi, tin tưởng và tích cực hưởng ứng.
Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện, tính đến nay, đã có 176 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cấp tỉnh và các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột kết nghĩa với 150 buôn đồng bào DTTS, trong đó có 65 buôn trọng điểm về an ninh chính trị được phân công các đơn vị kết nghĩa. Các huyện, thị, thành uỷ đã phân công 1.262 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học do huyện, thị, thành phố quản lý kết nghĩa với 607 buôn đồng bào DTTS. Hàng năm, các cơ quan đơn vị đều đã trích một phần kinh phí và vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đóng góp để giúp đỡ, hỗ trợ đồng bào các buôn kết nghĩa về vật chất lẫn tinh thần v.v.
- Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk luôn bám sát thực tiễn, chỉ đạo triển khai các chủ trương, chính sách thành các chương trình, kế hoạch, đề án và kiểm tra, giám sát, đôn đốc quá trình thực hiện.
Trên cơ sở các chương trình, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ban hành; sự chỉ đạo, hướng dẫn của các bộ, ngành về thực hiện các chính sách dân tộc. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Đắk Lắk không chỉ đã kịp thời ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, chỉ thị, chương trình hành động, mà đã xây dựng nhiều kế hoạch thực hiện công tác dân tộc tại địa phương; Thành lập ban chỉ đạo, cơ quan thường trực, cơ quan chuyên môn để tuyên truyền hướng dẫn triển khai thực hiện công tác quản lý, cũng như kiểm tra, giám sát và đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện các chương trình, chính sách từ tỉnh đến cơ sở (huyện, xã).
Đối với cấp tỉnh, thực hiện Nghị định 13/2008/NĐ-CP ngày 4-02-2008 của Chính phủ "Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương", vẫn giữ nguyên Ban Dân tộc trực thuộc UBND tỉnh. Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk đã thể hiện tốt vai trò là cơ quan thường trực tham mưu cho UBND tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc ở địa phương.
Đối với cấp huyện, thực hiện Nghị định 14/2008/NĐ-CP, ngày 4-02-2008 của Chính phủ "Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh", giải thể phòng Dân tộc - Tôn giáo và đồng thời chuyển chức năng, nhiệm vụ công tác dân tộc về cho phòng Nội vụ và Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện. Bộ phận công tác dân tộc trực thuộc Văn phòng HĐND và UBND huyện, được bố trí từ 2-3 cán bộ trong đó có 01 phó chánh văn phòng phụ trách về công tác dân tộc theo chế độ kiêm nhiệm, cá biệt có nơi bố trí 01 cán bộ; một số huyện chuyển cán bộ từ phòng Dân tộc - Tôn giáo sang nhưng cũng có huyện bố trí cán bộ hoàn toàn mới. Đối với cấp huyện, không thống nhất trong việc giao thực hiện CSDT nên cùng một chính sách nhưng mỗi huyện lại giao cho các phòng ban khác nhau thực hiện; biên chế ít, số cán bộ mới lại chưa cập nhật CSDT kịp thời nên chưa thực hiện tốt được chức năng tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện CSDT. Đặc biệt là công tác tổng hợp thông tin báo cáo hết sức chậm trễ, nhiều huyện không thực hiện chế độ báo cáo kịp thời, Ban Dân tộc tỉnh rất khó khăn trong việc tổng hợp báo cáo theo định kỳ.
Ngày 26-02-2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2010/NĐ-CP, "Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 4-02-2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh". Đối với các tỉnh có đông đồng bào DTTS, thực hiện phân cấp quản lý, nâng cao vai trò của cơ quan làm công tác dân tộc cấp huyện. Sau khi rà soát thực tế các địa phương và đối chiếu các tiêu chí quy định tại Nghị định số 53/2004/NĐ-CP, ngày 18-02-2004 của Chính phủ Về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc thuộc UBND các cấp, tỉnh Đắk Lắk có 15/15 đơn vị hành chính cấp huyện đủ điều kiện để thành lập phòng dân tộc.
Đến tháng 12-2010, HĐND và UBND tỉnh Đắk Lắk đã thông qua và phê duyệt Đề án thành lập 15 phòng dân tộc thuộc UBND cấp huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh. Đến nay có 15 phòng đã đi vào hoạt động (Đắk Nông, 8/8 phòng thuộc huyện đã hoạt động, biên chế bố trí 4-6 người/phòng; Kon Tum, có 9/9 phòng, biên chế được bố trí từ 5-7 người/phòng; Gia Lai, 16/17 phòng thuộc huyện đã hoạt động, biên chế bố trí 4-6 người; Lâm Đồng, có 11/12 phòng đã hoạt động, biên chế 4-6 người) [141, tr.9].
Nhìn chung, các cấp ủy, chính quyền địa phương tỉnh Đắk Lắk đã quan tâm chỉ đạo việc kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn quản lý bảo đảm đúng quy trình, quy định và kịp thời đưa vào hoạt động theo quy định của pháp luật; việc bố trí biên chế mỗi phòng từ 4-6 cán bộ, công chức cơ bản phù hợp với tình hình và công tác dân tộc. Việc kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay, góp phần thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách kinh tế - xã hội trong vùng nói chung và chương trình, CSDT của Đảng và Nhà nước nói riêng, giúp cấp ủy, chính quyền các cấp lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn tốt hơn.
Ví dụ, việc tổ chức thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2011-2015: Trong quá trình triển khai thực hiện, UBND tỉnh đã bám sát các văn bản hướng dẫn của Trung ương, như Quyết định số 551/QĐ-TTg, ngày 4-4-2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn; Thông tư Liên tịch số 05/2013/TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD, ngày 18-11-2013 của Liên Bộ về việc Hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn; Thông tư số 46/2014/TT-BNN- PTNT ngày 05-12-2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; công văn số 1550/KBNN-KSC, ngày 27/6/2014 của Kho bạc Nhà nước; Quyết định 2405/QĐ- TTg ngày 10-12-2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135; Quyết định 582/QĐ-UBDT ngày 18-12-2013 của Uỷ ban Dân tộc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi vào diện đầu tư của Chương trình 135...
Về phía tỉnh có các văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể. Để phân bổ vốn hỗ trợ hằng năm cho các xã theo mức độ khó khăn, chỉ đạo thực hiện vốn hỗ trợ phát triển sản xuất mang lại hiệu quả cao, đồng thời chỉ đạo triển khai thực hiện tốt Chương trình 135, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản. Cụ thể như: Quyết định 21/2014/QĐ-UBND, ngày 10-7-2014 về quy định tiêu chí phân bổ vốn Chương trình 135; Công văn số 4237/UBND-VHXH, ngày 20-6-2014 về Quy định, định mức hỗ trợ cho từng nội dung của dự án và hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản
xuất thuộc Chương trình 135; Công văn số 9350/UBND-VHXH, ngày 25-12-2013 về thực hiện đầu tư Chương trình 135; Công văn số 3778/UBND-VHXH về điều chỉnh một số nội dung của Công văn số 4237/UBND-VHXH; Quyết định số 1263/QĐ- UBND, ngày 25-5-2015 về công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là bộ phận hướng dẫn cơ sở xây dựng và thẩm định dự án, tham mưu UBND huyện phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135. Ngoài ra, Ban Dân tộc phối hợp với các sở, ngành liên quan ban hành nhiều văn bản hướng dẫn và chỉ đạo đến UBND các huyện, thị xã triển khai thực hiện như sau: Công văn số 181a/2014/BDT-KHĐT-TC-XD-KBNN, ngày 16-4- 2015 của Liên sở: Ban Dân tộc, Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính, Sở Xây dựng; Kho bạc Nhà nước về hướng dẫn công tác duy tu bảo dưỡng Chương trình 135; Công văn số 401/BDT-KH, ngày 25-8-2014, hướng dẫn các chủ đầu tư triển khai thực hiện chuẩn bị đầu tư kế hoạch vốn phát triển cơ sở hạ tầng Chương trình 135 năm 2015, và Công văn số 102/BDT-KH, ngày 17-3-2015, hướng dẫn triển khai nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng Chương trình 135 gửi các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã để các địa phương làm căn cứ tổ chức triển khai thực hiện. Từ quý III hằng năm Ban Dân tộc ban hành công văn hướng dẫn các huyện, thị xã triển khai thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư kế hoạch năm sau.
Về cơ cấu bộ máy quản lý, chỉ đạo điều hành: Ở cấp tỉnh, UBND tỉnh giao cho Ban Dân tộc làm cơ quan thường trực, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện tham mưu cho UBND tỉnh quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình. Ở cấp huyện, UBND huyện giao phòng Dân tộc là cơ quan thường trực giúp UBND huyện chỉ đạo, triển khai theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn huyện. Phân cấp quản lý thực hiện: UBND huyện giao cho các phòng chức năng tham mưu cho UBND giao kế hoạch vốn đầu tư, quyết định đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật, hồ sơ mời