Quán triệt, vận dụng đúng đắn quan điểm, chủ trương của Trung ương Đảng vào đặc điểm thực tiễn địa phương để đề ra chủ trương chỉ đạo thực

Một phần của tài liệu Dai - LA _nop QD_ (Trang 143 - 145)

ương Đảng vào đặc điểm thực tiễn địa phương để đề ra chủ trương chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc sát hợp

Đắk Lắk là tỉnh có những đặc thù riêng về lịch sử và văn hóa, với ý thức quốc gia - dân tộc còn mờ nhạt, với sự can thiệp của các thế lực thù địch và một số hạn chế của quá trình thực hiện các chính sách bị kẻ thù lợi dụng. Thực tế những năm qua cho thấy, ở Đắk Lắk, biểu tình, bạo loạn mang tính chất chính trị chứ không đơn thuần mang tính chất xã hội. Tham gia biểu tình, bạo loạn thường là những người có đời sống đủ ăn đến khá giả, giàu có chứ không phải là người nghèo khổ. Vì thế, nên chăng, khác với ở các vùng dân tộc và miền núi khác trong cả nước - những nơi quan điểm phù hợp thường là phát triển kinh tế - xã hội để củng cố an ninh chính trị; ở Đắk Lắk (nói rộng ra, ở cả khu vực Tây Nguyên), do tính phức tạp của mối quan hệ dân tộc, trong một số năm trước mắt, quan điểm phù hợp là củng cố an ninh chính trị để phát triển kinh tế - xã hội.

Phải thường xuyên quan tâm nắm chắc diễn biến tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động đồng bào chấp hành và thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; phát huy dân chủ cơ sở, giải quyết tốt và kịp thời những vấn đề bức xúc của người dân, nêu cao ý thức tự lực tự cường và tạo niềm tin, sự đồng thuận của người dân. Thường xuyên tổ chức các chương trình truyền thông với hình thức và nội dung đa dạng, phù hợp để góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các đối tượng thụ hưởng chương trình nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.

Các bộ, ngành cần phối kết hợp chặt chẽ trong việc lồng ghép các chương trình, chính sách trên địa bàn vùng dân tộc; cần bổ sung, sửa đổi kịp thời một số chính sách không phù hợp, tích cực rà soát loại bỏ các chính sách kém hiệu quả hoặc có các chính sách trùng lặp giữa các bộ, ngành.

Các địa phương cần làm tốt công tác quy hoạch, bố trí sắp xếp dân cư, thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất bền vững; lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư có trọng điểm, xây dựng các mô hình về phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện và hiệu quả của các chương trình, dự án đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc.

Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chương trình, chính sách cần được tổ chức thường xuyên ở các cấp, các ngành, nhất là ở cấp cơ sở, từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc tổ chức thực thi chính sách; thông qua đó để hạn chế tiêu cực, lợi dụng chính sách, đồng thời phát hiện những hạn chế, bất hợp lý để kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Xuất phát từ tính đặc thù của tỉnh Đắk Lắk là một tỉnh đa dân tộc, tỉnh biên giới, trung tâm vùng Tây Nguyên, có nhân tố chống phá của các thế lực phản động trong và ngoài nước… đã gây ra nhiều cuộc bạo loạn những năm 2001, 2004, tỉnh Đắk Lắk đã ban hành và thực hiện một số chính sách sáng tạo và phù hợp với điều kiện của tỉnh như:

Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 17-11-2004, về phát triển kinh tế - xã hội buôn,

thôn đồng bào DTTS tại chỗ đến năm 2010, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã

hội buôn, thôn đồng bào DTTS tại chỗ gắn với định canh, định cư, XĐGN, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS tại chỗ; Nghị quyết 07-NQ/TU, ngày 3-3-2003 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở thôn, buôn, tổ dân phố, các huyện, thành phố trong tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, xây dựng, củng cố HTCT ở cơ sở, nhất là đối với vùng đồng bào DTTS;

Công văn số 75-CV/TU, ngày 22-03-2004, chỉ đạo Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, Ban Thường vụ các huyện ủy, Thành ủy, Ban Dân vận tỉnh ủy đẩy nhanh hơn nữa công tác tổ chức các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các buôn, thôn đồng bào DTTS nhằm giúp cho các buôn, thôn đồng bào DTTS sớm ổn định tình hình và phát triển toàn diện về mọi mặt.

Thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU, ngày 26-7-1999, về việc đào tạo và sử dụng cán bộ dân tộc, tỉnh đã quan tâm đào tạo học sinh dân tộc ở các trường dân tộc nội trú, các trường trung học chuyên nghiệp; thực hiện tốt chế độ đối với giáo viên dạy các trường nội trú và học sinh, sinh viên dân tộc; tiếp nhận và phân công công tác đối với số học sinh tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp và đại học, đồng thời quan tâm bồi dưỡng những người có triển vọng, ưu tiên bố trí vào các chức danh lãnh đạo, quản lý phù hợp với năng lực và sở trường công tác.

Đến năm 2005, trước yêu cầu mới về đội ngũ cán bộ DTTS trong HTCT, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ra Nghị quyết chuyên đề số 05-NQ/TU, về lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS từ nay đến năm 2010. Nghị quyết đã đưa ra 4 quan điểm chỉ đạo và phấn đấu đến năm 2010 nâng tỉ lệ cán bộ DTTS trong đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức đạt 15% trở lên, trong đó chú trọng cán bộ người DTTS tại chỗ.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) “Về xây dựng và phát triển nền

văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã xây dựng

Chương trình hành động số 70-CTr/TU, ngày 12-12-1998 cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết. Ngày 13-7-2007, HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết số 10/NQ-HĐND, về Bảo

tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2007-2010…

Ngay khi bạo loạn diễn ra, Thường vụ Tỉnh ủy đã ra Chỉ thị 05-CT/TU, ngày 16-5-2001, về tăng cường công tác vận động quần chúng và nhiệm vụ bảo vệ biên giới trong tình hình mới; Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 26-3-2001 của Thường vụ Tỉnh ủy về việc đẩy mạnh công tác phát động quần chúng và đấu tranh ngăn chặn, chống biểu tình, bạo loạn, vượt biên. Tỉnh chỉ đạo tiếp tục thực hiện Nghị quyết 12-NQ/TU, ngày 28-6-2000 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện chủ trương của Trung ương đối với đạo Tin lành; thực hiện Kế hoạch 01-KH/TU, ngày 22-6-2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đấu tranh xóa bỏ "Tin lành Đề Ga".

Bên cạnh đó còn một số chính sách khác như chính sách giáo dục ngôn ngữ DTTS, chính sách với tộc người Hmông, người Hoa v.v.

Một phần của tài liệu Dai - LA _nop QD_ (Trang 143 - 145)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w