Căng thẳng nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị nhân lực: Phần 2 - Nguyễn Thị Minh An (Trang 97 - 99)

- Tình trạng của nền kinh tế

CHƢƠNG 10: QUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH AN TOÀN VÀ SỨC KHOẺ CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG

10.5.2. Căng thẳng nghề nghiệp

a. Các nội dung và biểu hiện của căng thẳng nghề nghiệp

Căng thẳng là một phần cuộc sống của tất cả chúng ta nhƣng rất khó định nghĩa thế nào là căng thẳng. Một số chuyên gia cho rằng căng thẳng là áp lực của thế giới quan mà dẫn tới trạng thái cảm giác khó chịu. Một số khác cho rằng cảm giác khó chịu là căng thẳng xuất hiện do những áp lực công việc hoặc do điều kiện làm việc dẫn đến căng thẳng.

Nhóm thứ ba cho rằng căng thẳng trong thuật ngữ của phản ứng sinh lý hoặc phản ứng thần kinh, huyết áp, tim mạch. Điều này có nghĩa là căng thẳng thƣờng đƣợc đề cập xem xét trong thuật ngữ về phản ứng tiêu cực.

Các nhà quản lý luôn quan tâm đến việc xem xét tìm hiểu mối quan hệ giữa căng thẳng và bệnh nghề nghiệp. Một trong những biện pháp mà tổ chức thực hiện để giải quyết vấn đề khắc phục, loại trừ căng thẳng là xác định căng thẳng dẫn đến tai nạn lao động.

Quá tải

Công việc của con ngƣời có thể dẫn đến căng thẳng. Tải trọng có thể do số lƣợng, chất lƣợng công việc và đặc thù hoạt động (đòi hỏi phải tập trung thần kinh). Tải trọng của công việc là nguyên nhân dẫn đến quá tải và nhiều vấn đề khác. Sự quá tải có thể dẫn tới trạng thái buồn chán cho con ngƣời. Khi ngƣời lao động buồn chán thì anh ta không muốn đi làm nên thƣờng xuyên nghỉ ở nhà, bê trễ, không muốn làm việc, uể oải và có thể dẫn tới một số tác động tiêu cực đối với tình trạng thể lực của ngƣời lao động.

Mâu thuẫn cá nhân

Con ngƣời ứng xử nhƣ thế nào trong công việc phụ thuộc nhiều yếu tố. Kết hợp giữa hy vọng và yêu cầu mà ngƣời lao động thể hiện hoặc có thể do kỳ vọng của đồng nghiệp trong công việc ngƣời lao động tạo ra những cố gắng và vì thế dẫn đến những áp lực cá nhân. Khi xuất hiện những tình huống mà trong đó có sự va chạm giữa ngƣời này với ngƣời khác làm xuất hiện mâu thuẫn cá nhân. Khi đó khó có thể phối hợp công tác cho dù là những phối hợp

đơn giản. Các nhà nghiên cứu cho thấy mâu thuẫn đó gắn với việc không thỏa mãn trong công việc và đòi hỏi về đào tạo. Ngoài ra nó gắn với trạng thái mà có thể dẫn tới bệnh nặng về tim mạch, tăng huyết áp, giảm hấp thụ. Mâu thuẫn cá nhân có thể dẫn tới phá vỡ bầu không khí làm việc và dẫn tới sự thay đổi về sinh lý và tâm lý.

Hoàn cảnh sống

Một số nhà khoa học đã khẳng định rằng hoàn cảnh sống là một trong những yếu tố có ảnh hƣởng lớn đến sự xuất hiện căng thẳng nghề nghiệp của ngƣời lao động.

b. Các phƣơng pháp khắc phục căng thẳng

Có nhiều phƣơng pháp loại trừ căng thẳng, đƣợc các nhà quản lý áp dụng loại bỏ căng thẳng cho bản thân và cho ngƣời lao động.

- Thay đổi phƣơng pháp sản xuất, cấu trúc sản xuất, những yêu cầu và đòi hỏi của sản xuất, khắc phục nguồn gốc gây ra căng thẳng.

- Chung sống với căng thẳng từ cả phía công nhân và từ phía tổ chức

- Sử dụng âm nhạc để tạo điều kiện cho cơ thể giảm bớt những kích thích và gây xáo trộn sự hoạt động của hệ thần kinh và làm êm dịu tinh thần trong khi vẫn duy trì sự tỉnh táo.

- Sự động viên xã hội; Bài thể dục; Các chƣơng trình sức khoẻ cơ thể.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Trình bày một số khái niệm liên quan đến an toàn và sức khỏe cho ngƣời lao động? 2. Trình bày vai trò của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động về an toàn sức khỏe? 3. Trình bày các yếu tố nguy hại đến sức khỏe ngƣời lao động?

4. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động và hậu quả của tai nạn lao động?

5. Trình bày các biện pháp tăng cƣờng đảm bảo an toàn cho ngƣời lao động trong doanh nghiệp?

6. Các bệnh tật về tinh thần?

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị nhân lực: Phần 2 - Nguyễn Thị Minh An (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)