Hệ thống thang, bảng lương của Nhà nước

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị nhân lực: Phần 2 - Nguyễn Thị Minh An (Trang 30 - 35)

- Hệ thống thù lao lao động phải công bằng

8.2.2. Hệ thống thang, bảng lương của Nhà nước

8.2.2.1. Chế độ tiền lương

Chế độ tiền lƣơng là tổng hợp các quy định của Nhà nƣớc phân biệt việc trả lƣơng theo trình độ lành nghề, điều kiện lao động, theo ngành và lĩnh vực lao động khác nhau. Cơ sở để xác định mức trả công lao động là mức đóng góp lao động đƣợc xã hội thừa nhận. Mức đóng góp lao động của ngƣời lao động thể hiện qua công việc mà họ thực hiện hoàn thành. Để thực hiện, hoàn thành một công việc đòi hỏi ngƣời lao động một mặt phải có một trình độ lành nghề tƣơng ứng nhất định, đòi hỏi này mang tính khách quan và đƣợc quy định bởi mức độ phức tạp của công việc - đó là những đặc tính vốn có của lao động cụ thể. Mặt khác trong quá trình thực hiện công việc do ảnh hƣởng của điều kiện và môi trƣờng lao động nên ngƣời lao động phải tiêu hao thêm một lƣợng năng lƣợng nhất định. Sự tiêu hao này là biểu hiện của tiêu hao lao động.

Nhƣ vậy mức đóng góp lao động đƣợc thể hiện qua:

- Mức độ phức tạp của công việc biểu hiện qua yêu cầu về trình độ lành nghề; - Mức tiêu hao lao động biểu hiện qua điều kiện và môi trƣờng lao động.

Do có những đặc điểm khác nhau về lao động cả ở mức độ phức tạp và điều kiện lao động giữa các ngành nghề và lĩnh vực lao động nên chế độ tiền lƣơng đƣợc Nhà nƣớc quy định thể hiện qua hệ thống các thang, bảng lƣơng cũng rất khác nhau. Một vấn đề quan trọng

làm nền cho việc xây dựng các thang, bảng lƣơng hợp lý để đảm bảo trả lƣơng cho ngƣời lao động theo năng suất, chất lƣợng, hiệu quả, đó là việc xác định mức tiền lƣơng tối thiểu hợp lý, có cơ sở khoa học cả về mặt kinh tế và xã hội.

Mức lƣơng tối thiểu

Mức lƣơng tối thiểu là mức lƣơng để trả cho ngƣời lao động làm công việc đơn giản nhất không qua đào tạo với điều kiện lao động và môi trƣờng lao động bình thƣờng.

Mức lƣơng tối thiểu đƣợc Nhà nƣớc quy định theo từng thời kỳ phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của đất nƣớc nhằm tái sản xuất sức lao động.

Cơ cấu của lƣơng tối thiểu gồm các chi phí về: - Ăn

- Mặc

- Ở và đồ dùng trong nhà

- Các khoản khác nhƣ chữa bệnh, học tập, văn hoá, giao tiếp, đi lại, bảo hiểm,...

Mức lƣơng tối thiểu đƣợc tiếp cận từ nhiều cách khác nhau, nhƣng chủ yếu là từ nhu cầu của mức sống tối thiểu và mối quan hệ giữa lƣơng tối thiểu và quan hệ cung cầu về sức lao động.

Khi mức lƣơng tối thiểu đƣợc pháp luật quy định, ngƣời sử dụng lao động không đƣợc trả lƣơng dƣới mức lƣơng tối thiểu.

Nhƣ vậy mức lƣơng tối thiểu không chỉ áp dụng cho lao động giản đơn mà còn là khung pháp lý quan trọng, là nền để trả công cho ngƣời lao động toàn xã hội, là mức lƣơng mang tính chất bắt buộc ngƣời sử dụng lao động phải trả ít nhất là bằng chứ không thấp hơn. Vì vậy các mức lƣơng khác trong thang, bảng lƣơng hoặc thỏa thuận trong hợp đồng lao động không đƣợc thấp hơn mức Nhà nƣớc quy định. Việc quy định mức lƣơng tối thiểu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ đối với Nhà nƣớc, các đơn vị sử dụng lao động trong lĩnh vực quản lý và sử dụng lao động mà cả đối với đời sống của ngƣời lao động.

Chế độ tiền lƣơng cấp bậc

Chế độ tiền lƣơng cấp bậc là toàn bộ những quy định của Nhà nƣớc để trả lƣơng cho công nhân sản xuất căn cứ vào chất lƣợng và điều kiện lao động khi họ thực hiện một công việc nhất định. Chất lƣợng lao động thể hiện ở trình độ lành nghề của ngƣời lao động đƣợc sử dụng vào quá trình lao động. Trình độ lành nghề của công nhân là tổng hợp của sự hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ, của những kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm tích lũy trong quá trình lao động. Do đó, chất lƣợng lao động thể hiện ở trình độ giáo dục, đào tạo, các kỹ năng và kinh nghiệm của ngƣời lao động đƣợc sử dụng để thực hiện công việc.

Chế độ tiền lƣơng cấp bậc có ba yếu tố: Thang lƣơng, mức lƣơng và tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật.

Thang lương

Thang lƣơng là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lƣơng giữa những lao động cùng một nghề hoặc nhóm nghề giống nhau, theo trình độ lành nghề (xác định theo bậc) của họ. Những nghề khác nhau sẽ có những thang lƣơng tƣơng ứng khác nhau.

- Bậc lương là bậc phân biệt về trình độ lành nghề của lao động và đƣợc xếp từ thấp đến

cao ( bậc cao nhất có thể là bậc 3 , bậc 6 , bậc 7 ... Chế độ tiền lƣơng cấp bậc hiện hành có bậc cao nhất là bậc 7).

- Hệ số lương: Là hệ số chỉ rõ lao động của công nhân ở một bậc nào đó đƣợc trả lƣơng

cao hơn ngƣời lao động làm ở những công việc đƣợc xếp vào mức lƣơng tối thiểu là bao nhiêu lần.

Hệ số lƣơng là tỷ lệ giữa tiền lƣơng ở các cấp bậc khác nhau so với tiền lƣơng tối thiểu. Điều quan trọng là phải xác định chính xác các hệ số (chênh lệch bậc sau so với bậc trƣớc là bao nhiêu). Khi xác định hệ số phải căn cứ vào :

o Đặc điểm sản xuất của từng ngành cụ thể

o Mức độ phức tạp của công việc

o Thời gian đào tạo dài hay ngắn

o Khả năng công nhân phấn đấu nâng bậc

Mức lương

Mức lƣơng là số tiền dùng để trả công lao động trong một đơn vị thời gian phù hợp với các bậc trong thang lƣơng.

Theo chế độ hiện hành thì mức lƣơng tối thiểu có hệ số bằng 1, mức tiền lƣơng của các bậc trong các thang, bảng lƣơng đƣợc tính dựa theo công thức sau:

Mi = M1 x Ki

Mi – Mức lƣơng bậc i M1 – Mức lƣơng tối thiểu Ki – Hệ số lƣơng bậc i

Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật

Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là văn bản quy định về mức độ phức tạp của công việc và trình độ lành nghề của công nhân ở một bậc nào đó phải có sự hiểu biết nhất định về mặt kiến thức lý thuyết và phải làm đƣợc những công việc nhất định trong thực hành. Độ phức tạp của công việc đƣợc hiểu là những đặc tính vốn có của công việc đòi hỏi ngƣời lao động có sự hiểu biết nhất định về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm ở mức cần thiết để thực hiện hoàn thành công việc. Trong bản tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật thì cấp bậc công việc(do những yêu cầu của công việc) và cấp bậc công nhân (do những yêu cầu về trình độ lành nghề đối với họ) có liên quan chặt chẽ với nhau.

Chế độ tiền lƣơng chức vụ

Chế độ tiền lƣơng chức vụ đƣợc thiết kế để trả lƣơng cho ngƣời lao động trong các tổ chức quản lý nhà nƣớc, các tổ chức kinh tế xã hội và các loại lao động quản lý trong các doanh nghiệp tùy theo chức danh viên chức và thâm niên nghề nghiệp của ngƣời lao động. Để áp dụng đƣợc các bảng lƣơng, các tổ chức phải xây dựng các tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức và thực hiện việc tiêu chuẩn hóa cán bộ.

8.2.2.2. Hệ thống thang, bảng lương theo quy định của Nhà nước

Nhà nƣớc ban hành hệ thống thang, bảng lƣơng để trả cho ngƣời lao động trong lĩnh vực hành chính, sự nghiệp; cho những ngƣời làm các chức vụ bầu cử và cho lực lƣợng vũ trang nhân dân. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có thể tham khảo, vận dụng hệ thống này để xây dựng hệ thống tiền lƣơng của mình.

Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định Chế độ tiền lƣơng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lƣợng vũ trang.

Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định Hệ thống thang lƣơng, bảng lƣơng và chế độ phụ cấp lƣơng trong các công ty nhà nƣớc.

Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lƣơng.

Thông tƣ 17/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22/4/2015 của Bộ trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Thông tƣ hƣớng dẫn xây dựng thang lƣơng, bảng lƣơng, phụ cấp lƣơng và chuyển xếp lƣơng đối với ngƣời lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu theo quy định tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lƣơng.

a. Hệ thống bảng lƣơng của cán bộ, công chức, viên chức và lực lƣợng vũ trang

Theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định Chế độ tiền lƣơng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lƣợng vũ trang, Hệ thống bảng lƣơng của cán bộ, công chức, viên chức và lực lƣợng vũ trang đƣợc phân loại theo đối tƣợng. Việc phân loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của khoa học và công nghệ, vào trình độ phân công và hợp tác lao động trong xã hội. Trên cơ sở phân loại này, mỗi loại viên chức bao gồm một số chức danh viên chức, và mỗi chức danh viên chức đƣợc quy định phải thực hiện hoàn thành một số nhiệm vụ, công việc cụ thể. Những nhiệm vụ này ấn định mức độ phức tạp lao động của công việc và lƣợng tiêu hao lao động để thực hiện công việc.

Hệ thống bảng lƣơng của cán bộ, công chức, viên chức và lực lƣợng vũ trang gồm có 7 bảng lƣơng:

- Bảng 1: Bảng lƣơng chuyên gia cao cấp

- Bảng 2: Bảng lƣơng chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nƣớc

- Bảng 3: Bảng lƣơng chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nƣớc

- Bảng 4: Bảng lƣơng nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nƣớc và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nƣớc

- Bảng 5: Bảng lƣơng cán bộ chuyên trách ở xã, phƣờng, thị trấn

- Bảng 6: Bảng lƣơng cấp bậc hàm sĩ quan quân đội nhân dân: sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân

- Bảng 7: Bảng lƣơng quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân

Trong mỗi bảng lƣơng có các ngạch lƣơng, mỗi ngạch lƣơng có các bậc lƣơng, hệ số lƣơng, mức lƣơng.

- Ngạch lương: mỗi ngạch lƣơng ứng với một ngạch công chức, viên chức phản ánh nội

dung công việc và trình độ công chức, viên chức.

- Hệ số lương: Mỗi bảng lƣơng gồm có một số các bậc lƣơng và các hệ số tƣơng ứng

với các bậc lƣơng đó.

- Mức lương là số lƣợng tiền tệ để trả công lao động trong một đơn vị thời gian phù hợp

với các bậc trong bảng lƣơng.

b. Hệ thống thang, bảng lƣơng trong các công ty nhà nƣớc

Tùy theo yêu cầu của tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, công ty xác định các thang lƣơng, bảng lƣơng cần xây dựng trong số thang lƣơng, bảng lƣơng sau:

- Thang lƣơng của lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh. Thang lƣơng này xây dựng đối với chức danh nghề, công việc xác định đƣợc tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật theo từng bậc cụ thể.

- Bảng lƣơng của lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh. Bảng lƣơng này xây dựng đối với chức danh nghề, công việc gắn với tiêu chuẩn chuyên môn, kĩ thuật nhƣng không phân chia đƣợc theo mức độ phức tạp kĩ thuật của từng bậc cụ thể.

- Bảng lƣơng của lao động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, phục vụ. Bảng lƣơng này xây dựng đối với chức danh gắn với tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ và thời gian tích lũy kinh nghiệm để thực hiện tốt công việc.

- Bảng lƣơng của chuyên gia, nghệ nhân. Bảng lƣơng này xây dựng đối với chức danh giữ vai trò quan trọng, chi phối đến hiệu quả hoạt động của Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế và gắn với tiêu chuẩn của chuyên gia, nghệ nhân.

- Bảng lƣơng của lao động quản lý. Bảng lƣơng này xây dựng đối với chức danh quản lý, gắn với chức danh, tiêu chuẩn, quy mô và độ phức tạp của quản lý.

Nguyên tắc xây dựng thang bảng lƣơng:

- Thang lƣơng, bảng lƣơng áp dụng đối với ngƣời lao động đƣợc xây dựng trên cơ sở đánh giá độ phức tạp công việc của lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ và lao động quản lý.

- Khi xây dựng thang lƣơng, bảng lƣơng, công ty cần xác định quan hệ giữa mức lƣơng thấp nhất, mức lƣơng trung bình, mức lƣơng cao nhất để bảo đảm quan hệ cân đối giữa các loại lao động trong công ty.

- Căn cứ tổ chức sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, công ty xây dựng thang lƣơng, bảng lƣơng, phụ cấp lƣơng phù hợp với tính chất, yêu cầu sử dụng lao động của công ty và bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Điều 7, Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lƣơng.

- Việc chuyển xếp lƣơng từ thang lƣơng, bảng lƣơng do Nhà nƣớc quy định sang thang lƣơng, bảng lƣơng do công ty xây dựng phải căn cứ vào chức danh, công việc ngƣời lao động

đảm nhận. Đối với ngƣời có thành tích, cống hiến, đóng góp nhiều cho công ty, khi chuyển xếp lƣơng nếu có vƣớng mắc thì xem xét, xử lý riêng từng trƣờng hợp cụ thể.

- Việc xây dựng thang lƣơng, bảng lƣơng, phụ cấp lƣơng và chuyển xếp lƣơng phải bảo đảm công khai, minh bạch, có sự trao đổi, thống nhất với tổ chức công đoàn cơ sở cùng cấp và báo cáo cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cho ý kiến trƣớc khi thực hiện.

- Khi áp dụng thang lƣơng, bảng lƣơng, phụ cấp lƣơng mới, định kỳ công ty phải rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị nhân lực: Phần 2 - Nguyễn Thị Minh An (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)