Khái niệm, ý nghĩa của tiền công và tiền lương, nguyên tắc trả lương

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị nhân lực: Phần 2 - Nguyễn Thị Minh An (Trang 28 - 30)

- Hệ thống thù lao lao động phải công bằng

8.2.1. Khái niệm, ý nghĩa của tiền công và tiền lương, nguyên tắc trả lương

8.2.1.1. Khái niệm tiền công và tiền lương

Thu nhập của ngƣời lao động bao gồm: tiền lƣơng, tiền công, phụ cấp, tiền thƣởng và phúc lợi. Trong đó, tiền lƣơng và tiền công chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Tiền công là số tiền trả cho ngƣời lao động tùy thuộc vào số lƣợng thời gian làm việc thực tế (giờ, ngày), hay số lƣợng sản phẩm đƣợc sản xuất ra, hay tùy thuộc vào khối lƣợng công việc đã hoàn thành. Tiền công thƣờng đƣợc trả cho công nhân sản xuất, các nhân viên bảo dƣỡng máy móc thiết bị, nhân viên văn phòng.

Tiền lƣơng là số tiền trả cho ngƣời lao động một cách cố định và thƣờng xuyên theo một đơn vị thời gian (tuần, tháng, năm). Tiền lƣơng thƣờng đƣợc trả cho các cán bộ quản lý và các nhân viên chuyên môn, kỹ thuật.

Một số quan niệm khác lại cho rằng tiền công là số tiền do ngƣời chủ sử dụng lao động trả cho ngƣời làm công, thông qua việc thuê mƣớn lao động (tiền công trả cho ngƣời giúp việc, tiền công trả cho ngƣời lao động làm việc cho các cơ sở tƣ nhân...).

Còn tiền lƣơng là số tiền mà các cán bộ, nhân viên làm việc trong khu vực nhà nƣớc nhận đƣợc định kỳ theo tháng trên cơ sở thang lƣơng, bậc lƣơng của từng cá nhân.

Theo quan điểm cải cách tiền lƣơng năm 1993 của Việt Nam. “Tiền lương là giá cả sức

lao động, được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường”. “Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc”. Ngoài ra, “các chế độ phụ cấp, tiền thưởng, nâng bậc lương, các chế độ khuyến khích khác có thể được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể hoặc quy định trong quy chế của doanh nghiệp”.

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), “tiền lƣơng là sự trả công hoặc thu nhập, bất luận tên gọi hay cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền và đƣợc ấn định bằng thỏa thuận giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy quốc gia, do ngƣời sử dụng lao động phải trả cho ngƣời lao động theo một hợp đồng đƣợc viết ra

hay bằng miệng, cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc cho những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm”.

Trong thực tế thuật ngữ “tiền công” và “tiền lƣơng” thƣờng đƣợc dùng lẫn lộn để chỉ phần thù lao cơ bản, cố định mà ngƣời lao động đƣợc nhận trong tổ chức.

Tiếp theo trong cuốn sách này các thuật ngữ tiền công, tiền lƣơng, thu nhập của ngƣời lao động đƣợc dùng thay thế nhau để chỉ phần thù lao tài chính trực tiếp.

8.2.1.2. Bản chất và ý nghĩa của tiền công và tiền lương

Bản chất của tiền lƣơng cũng thay đổi tuỳ theo các điều kiện, trình độ phát triển kinh tế xã hội và nhận thức của con ngƣời. Ở Việt Nam, hiện nay có sự phân biệt các yếu tố trong tổng thu nhập của ngƣời lao động từ công việc; tiền lƣơng (dụng ý chỉ lƣơng cơ bản), phụ cấp, tiền thƣởng và phúc lợi.

Toàn bộ tiền lƣơng của doanh nghiệp trả cho nhân viên do công việc làm của họ, là động lực chủ yếu kích thích nhân viên làm việc tốt. Tiền lƣơng là thu nhập chủ yếu giúp cho nhân viên làm thuê duy trì và nâng cao mức sống cho họ, gia đình họ và họ có thể hoà đồng với trình độ văn minh trong xã hội. Ở một mức độ nhất định, tiền lƣơng là một bằng chứng thể hiện giá trị, địa vị uy tín của một ngƣời lao động đối với gia đình, doanh nghiệp và xã hội. Tiền lƣơng còn thể hiện chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp đối với ngƣời lao động. Nhân viên luôn tự hào đối với mức lƣơng của mình; khi nhân viên cảm thấy việc trả lƣơng không xứng đáng với việc làm của họ, họ sẽ không hăng hái, tích cực làm việc. Hệ thống tiền lƣơng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong chính sách khuyến khích vật chất và tinh thần đối với nhân viên.

Trả lƣơng và trả công lao động là một hoạt động quản trị nguồn nhân lực có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp cho tổ chức đạt đƣợc hiệu suất cao cũng nhƣ tác động một cách tích cực tới đạo đức lao động của mọi ngƣời lao động. Tuy nhiên, tác dụng của trả lƣơng/trả công còn tuỳ thuộc vào khả năng chi trả và ý muốn trả lƣơng/trả công của công ty cho ngƣời lao động trong tƣơng quan với sự đóng góp của họ. Một cơ cấu tiền lƣơng/tiền công hợp lý sẽ là cơ sở để xác định lƣợng tiền lƣơng/tiền công công bằng nhất cho từng ngƣời lao động cũng nhƣ là cơ sở để thuyết phục họ về lƣợng tiền lƣơng/tiền công đó.

Các tổ chức cần quản trị có hiệu quả chƣơng trình tiền công, tiền lƣơng của mình vì kết quả của chƣơng trình đó có ý nghĩa đặc biệt lớn. Tiền lƣơng, tiền công không chỉ ảnh hƣởng tới ngƣời lao động mà còn tới cả tổ chức và xã hội:

Đối với người lao động: ngƣời lao động quan tâm đến tiền lƣơng, tiền công vì nhiều lý do:

- Tiền lƣơng, tiền công là phần cơ bản nhất trong thu nhập của ngƣời lao động, giúp cho họ và gia đình trang trải các chi tiêu, sinh hoạt, dịch vụ cần thiết.

- Tiền lƣơng, tiền công kiếm đƣợc ảnh hƣởng đến địa vị của ngƣời lao động trong gia đình, địa vị của họ trong tƣơng quan với các bạn đồng nghiệp cũng nhƣ giá trị tƣơng đối của họ đối với tổ chức và đối với xã hội.

- Khả năng kiếm đƣợc tiền lƣơng cao hơn sẽ tạo ra động lực thúc đẩy ngƣời lao động ra sức học tập để nâng cao giá trị của họ đối với tổ chức thông qua sự nâng cao trình độ và sự đóng góp cho tổ chức.

Đối với tổ chức

- Tiền lƣơng, tiền công là một phần quan trọng trong chi phí sản xuất. Tăng tiền công sẽ ảnh hƣởng tới chi phí, giá cả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trƣờng.

- Tiền lƣơng, tiền công là công cụ để duy trì, gìn giữ và thu hút những ngƣời lao động giỏi, có khả năng phù hợp với công việc của tổ chức.

- Tiền lƣơng, tiền công cùng với các loại thù lao khác là công cụ để quản lý chiến lƣợc nguồn nhân lực và có ảnh hƣởng đến các chức năng khác của quản lý nguồn nhân lực.

Đối với xã hội

- Tiền lƣơng, tiền công có thể có ảnh hƣởng quan trọng tới các nhóm xã hội và các tổ chức khác nhau trong xã hội. Tiền lƣơng, tiền công cao hơn giúp cho ngƣời lao động có sức mua cao hơn và điều đó làm tăng sự thịnh vƣợng của cộng đồng nhƣng mặt khác có thể dẫn tới tăng giá cả và làm giảm mức sống của những ngƣời có thu nhập không đuổi kịp mức tăng của giá cả. Giá cả tăng cao lại có thể làm giảm cầu về sản phẩm và dịch vụ và dẫn tới giảm công việc làm.

- Tiền lƣơng, tiền công đóng góp một phần đáng kể vào thu nhập quốc dân thông qua con đƣờng thuế thu nhập và góp phần làm tăng nguồn thu của chính phủ cũng nhƣ giúp cho chính phủ điều tiết đƣợc thu nhập giữa các tầng lớp dân cƣ trong xã hội.

8.2.1.3. Nguyên tắc trả lương

- Đảm bảo công bằng - Đảm bảo tính cạnh tranh - Đảm bảo cân bằng tài chính

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị nhân lực: Phần 2 - Nguyễn Thị Minh An (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)