Quá trình kỷ luật và các hướng dẫn kỷ luật có kết quả

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị nhân lực: Phần 2 - Nguyễn Thị Minh An (Trang 80 - 86)

- Tình trạng của nền kinh tế

d. Sự xuất hiện của Nhà nước và cơ chế ba bên trong quan hệ lao động

9.4.3. Quá trình kỷ luật và các hướng dẫn kỷ luật có kết quả

9.4.3.1. Cách thức tiếp cận với kỷ luật

a. Thi hành kỷ luật mà không phạt

Đây là cách tiếp cận tích cực. Khi một ngƣời lao động vi phạm một quy định nào đó, nhiều trƣờng hợp nhà quản lý cũng chƣa nhất thiết cần dùng biện pháp trừng phạt, mà họ “nhắc nhở” hoặc “khuyên bảo” cấp dƣới sửa chữa vấn đề, cố gắng làm việc tốt hơn, tránh các vấn đề lặp lại trong tƣơng lai nhằm giúp ngƣời lao động làm việc có hiệu quả theo hƣớng mong đợi của tổ chức.

b. Thi hành kỷ luật bằng trừng phạt, răn đe

Theo cách này, ngƣời quản lý cảnh báo trƣớc với ngƣời dƣới quyền rằng nếu tiếp tục vi phạm thì sẽ bị phạt. Cách thức này đƣợc mô tả nhƣ sau:

- Thực hiện ngay: tức là cần phải thi hành kỷ luật ngay nếu có vi phạm, nếu bỏ qua

ngƣời phạm lỗi thƣờng có khuynh hƣớng tự thuyết phục mình rằng lỗi đó nhẹ hoặc không có lỗi.

- Hình phạt phù hợp: giống nhƣ khi ta chạm tay vào lò lửa nóng, tùy theo thời gian, mức

độ chạm vào lò lửa mà ngƣời ta chạm vào sẽ bị bỏng khác nhau.

- Bỏng tay với bất kỳ ai: bất kỳ ai vi phạm kỷ luật đều bị hình phạt không loại trừ, thiên

vị ai cả nhƣ bất kỳ ai chạm tay vào lửa đều bị bỏng.

c. Thi hành kỷ luật theo trình tự

Việc thi hành kỷ luật nhân viên phải theo một trình tự khoa học và hợp lý, đúng theo thủ tục. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà việc thi hành kỷ luật phải theo đúng trình tự xử phạt từ thấp lên cao. Trƣớc khi ra quyết định thi hành kỷ luật, ngƣời quản lý cần thiết phải đặt ra một loạt câu hỏi, cân nhắc trƣớc xem nên làm gì? Rà soát lại những hành vi đã thể hiện của nhân viên và tính khách quan khi ra quyết định thi hành kỷ luật của nhà quản lý.

Hình 9.3: Thi hành kỷ luật theo trình tự

9.4.3.2. Quá trình kỷ luật

Một quá trình kỷ luật chung trải qua 5 bƣớc:

Bước 1: Khiển trách bằng miệng

Nói cho ngƣời lao động hiểu hành vi sai trái của họ, đƣa ra lời khuyên về cách thức sửa chữa, đồng thời tạo điều kiện giúp đỡ họ sửa chữa. Tuy nhiên, khi áp dụng hình thức này không cần ghi vào văn bản.

Bước 2: Cảnh cáo miệng

Khi một ngƣời vi phạm những tiêu chuẩn hoặc quy tắc thì việc cảnh cáo miệng là thích hợp. Ngƣời quản lý bộ phận thông báo cho ngƣời lao động biết tình trạng hành vi của họ là

Hành vi không đúng Vi phạm có đáng bị

thi hành kỷ luật Không thi hành kỷ luật Không

Vi phạm có đáng bị nặng hơn

là cảnh cáo miệng Cảnh cáo miệng Không

Vi phạm có đáng bị nặng hơn

là cảnh cáo bằng văn bản bằng văn bản Cảnh cáo Không Có Vi phạm có đáng bị nặng hơn là đình chỉ công tác Đình chỉ công tác Không Có Sa thải Có

không thể chấp nhận đƣợc và yêu cầu họ phải sửa chữa. Tuy nhiên, chƣa thể ghi vào hồ sơ nhân sự.

Để có tác dụng giáo dục ngƣời lao động vi phạm sửa sai, ngƣời quản lý cần phải giải thích cho họ thấy họ đã vi phạm nhƣ thế nào, ảnh hƣởng đến kết quả của tổ chức ra sao. Từ đó giúp đỡ cho họ vạch ra những phƣơng pháp, cách thức để sửa chữa và ngăn chặn việc tái diễn những sai phạm đó trong tƣơng lai.

Bước 3: Cảnh cáo bằng văn bản

Văn bản cảnh cáo là văn bản mô tả tình trạng của vấn đề vi phạm phát sinh và hình thức kỷ luật tƣơng ứng. Văn bản này có thể là chứng cứ cho việc trừng phạt nặng hơn nếu ngƣời lao động tái phạm sai lầm, hoặc trong việc phán xử của trọng tài (Tòa án) lao động.

Chính vì vậy, ngƣời quản lý phải làm rất cẩn thận. Trƣớc hết, ngƣời quản lý phải tiếp xúc, thảo luận với ngƣời vi phạm, tạo điều kiện cho họ đƣợc nói và giải thích về nguyên nhân vi phạm. Nội dung trong cuộc tiếp xúc đƣợc ghi vào văn bản và cần có chữ ký của 3 bên: ngƣời lao động, ngƣời quản lý và công đoàn vào văn bản kỷ luật.

Bước 4: Đình chỉ công tác

Đây là sự ngừng tạm thời đối với những ngƣời lao động tái vi phạm chính sách hoặc quy tắc của tổ chức. Tổ chức sẽ không cho phép ngƣời lao động làm việc một khoảng thời gian nhất định và tiền lƣơng (tiền công) của họ sẽ bị giảm đi tƣơng ứng.

Bước 5: Sa thải

Sa thải là việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động. Khi áp dụng hình thức này, ngƣời quản lý phải có đầy đủ chứng cứ chứng minh mức độ vi phạm nặng của ngƣời lao động.

Thực tế, hình thức này ngày càng đƣợc sử dụng ít hơn và đƣợc coi là giải pháp cuối cùng. Khi ra quyết định áp dụng, ngƣời quản lý cần bình tĩnh, sáng suốt cân nhắc tác động của nó đối với ngƣời lao động và chi phí phát sinh để tuyển dụng và đào tạo lao động mới.

Theo Điều 84.1 Bộ luật Lao động Việt Nam: Tùy theo mức độ vi phạm, có ba hình thức xử lý: Khiển trách; Kéo dài thời hạn nâng lƣơng không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lƣơng thấp hơn trong thời hạn tối đa 6 tháng hoặc cách chức; Sa thải.

Điều 85 Bộ luật Lao động Việt Nam quy định, hình thức sa thải chỉ áp dụng khi:

- Ngƣời lao động có hành vi trộm cắp, tham ô tiết lộ bí mật hoặc có hành vi làm thiệt hại nghiêm trọng tài sản, lợi ích của tổ chức.

- Trong thời hạn bị xử lý kỷ luật kéo dài thời gian nâng lƣơng hoặc chuyển làm công việc khác lại tái phạm hoặc bị cách chức mà tái phạm.

- Tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.

Khi áp dụng sa thải ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động phải báo cho cơ quan quản lý nhà nƣớc về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng biết.

9.5.3.3. Tổ chức công tác thi hành kỷ luật lao động

Khi có hành vi vi phạm kỷ luật, ngƣời liên đới bị xử lý kỷ luật. Để có thể đƣa ra quyết định áp dụng hình thức kỷ luật nào là phù hợp, thì ngƣời quản lý cần thiết phải tiến hành thẩm

tra đánh giá mức độ vi phạm của hành vi sai trái. Từ đó ra quyết định thi hành kỷ luật và thực hiện quyết định một cách nhất quán.

a. Phỏng vấn kỷ luật

Đây là một thủ tục phải đƣợc thực hiện trƣớc khi đề xuất một hình thức kỷ luật nào đó đối với ngƣời lao động.

Chuẩn bị phỏng vấn: Đây là khâu hết sức quan trọng đảm bảo cho cuộc phỏng vấn đƣợc thành công. Bởi vậy, ngƣời quản lý cần xem xét lại hồ sơ về sự sai phạm và việc thi hành trƣớc đây của ngƣời lao động. Đồng thời, thông báo đầy đủ cho ngƣời liên quan đến vấn đề biết về phƣơng diện của họ, cũng nhƣ thời điểm tiến hành phỏng vấn. Ngƣời quản lý còn cần phải lựa chọn các cách tiếp cận phỏng vấn khác nhau với các cá nhân khác nhau liên quan đến vấn đề cần xác minh, điều tra để làm rõ.

Thực hiện phỏng vấn: việc phỏng vấn nên đƣợc tiến hành riêng để tránh sự ngại ngùng của những ngƣời có thể cung cấp thông tin trung thực. Ngƣời quản lý cần khẳng định cho họ thấy rằng những thông tin họ cung cấp sẽ đƣợc giữ kín. Việc phỏng vấn nên đƣợc thực hiện ngay sau khi xảy ra vi phạm nếu có thể và phải xác minh đƣợc những thông tin thu thập đƣợc về những trƣờng hợp tƣơng tự xảy ra ở bộ phận đó hoặc ở những bộ phận khác.

Trong khi phỏng vấn, ngƣời quản lý cần đƣa ra những lời nhắc nhở giúp ngƣời lao động sửa đổi hành vi, thái độ không đúng mực. Đồng thời hƣớng dẫn ngƣời trả lời đi theo đúng hƣớng cung cấp thông tin cần thu thập tránh rƣờm rà và mất thời gian.

Khi tiến hành phỏng vấn kỷ luật, ngƣời quản lý cần phải nắm rõ những vấn đề sau: - Mở đầu phỏng vấn bằng một câu hỏi hay một đề nghị cung cấp thông tin chứ không phải là một lời kết tội với những lời lẽ thân mật để hỏi về ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao…

- Đề nghị ngƣời lao động cho biết quan điểm với vấn đề mà họ đã gây ra. Ngƣời quản lý cần tỏ ra lắng nghe, thông cảm với những lý do mà ngƣời lao động đƣa ra. Hơn nữa, cần phải bình tĩnh không bộc lộ tức giận, hay đe dọa gây tranh cãi với ngƣời lao động.

- Cho phép ngƣời lao động tự giải thích và bảo vệ lập luận của họ thông qua những chứng cứ và tƣ liệu có giá trị.

- Cần phê phán những việc làm sai và ngƣời làm sai nhƣng cần giữ gìn sự tôn trọng ngƣời lao động trong phê phán.

- Lƣu tâm đến dự định sửa chữa sai lầm của ngƣời lao động và có chiếu cố đối với ngƣời sai phạm thành khẩn.

- Khuyến khích ngƣời lao động đƣa ra những giải pháp để sửa chữa việc làm sai của họ. Ngƣời quản lý nên đồng ý với những việc làm để sửa chữa sai phạm của ngƣời lao động mà phù hợp với tình hình thực tế.

- Ngƣời quản lý nên đề xuất sự giúp đỡ chân thành để cải tiến hành vi của ngƣời lao động.

b. Lựa chọn biện pháp kỷ luật

Với những thông tin về vi phạm kỷ luật thu thập đƣợc trƣớc và sau phỏng vấn kỷ luật, để việc kỷ luật đƣợc thực hiện nghiêm túc, ngƣời quản lý nên làm theo một số việc sau:

- Phát hiện những việc đã thực hiện trong các trƣờng hợp tƣơng tự ở trong bộ phận và ở những bộ phận khác trong tổ chức.

- Không để các cá nhân chi phối đến quyết định kỷ luật.

- Lựa chọn hình thức kỷ luật tƣơng ứng với mức độ sai phạm và có tác dụng ngăn ngừa sự tái phạm. Đảm bảo quy định kỷ luật là sáng suốt và chắc chắn.

- Lƣu ý các biện pháp kỷ luật có tác dụng củng cố thái độ đạo đức và khuyến khích sự chủ động sáng tạo của ngƣời lao động theo hƣớng làm việc đúng đắn.

- Cần kiểm tra biện pháp đƣợc lựa chọn với cấp trên trực tiếp và phòng quản trị nhân lực.

- Nếu ngƣời lao động đã từng bị kỷ luật về cùng loại sai phạm, ngƣời quản lý cần nghiên cứu kỹ biện pháp áp dụng.

c. Thực hiện biện pháp kỷ luật

Để việc thực hiện biện pháp kỷ luật đã đƣợc lựa chọn mang lại kết quả mong muốn cho tổ chức, ngƣời quản lý cần:

- Giải thích để ngƣời lao động có liên quan hiểu đƣợc lý do của biện pháp kỷ luật đƣa ra và thi hành đối với anh ta.

- Chú ý thuyết phục ngƣời lao động hiểu rằng thi hành kỷ luật là để chính họ sửa chữa thiếu sót, để làm việc ngày càng tốt hơn.

- Cho ngƣời lao động thấy rằng anh ta không bị ác cảm về sau này nếu cố gắng sửa sai và không tái phạm.

- Làm cho ngƣời lao động hiểu tổ chức nhìn nhận cả những ƣu và nhƣợc điểm của anh ta để khơi gợi những phản ứng tốt tránh sự phản kháng từ ngƣời liên quan.

- Cần bày tỏ sự tin tƣởng và lòng tin vào ngƣời lao động.

- Khẩn trƣơng báo cáo việc thi hành kỷ luật với Phòng quản trị nhân lực.

d. Đánh giá việc thi hành kỷ luật

Sau khi thi hành kỷ luật, ngƣời quản lý cần nhìn nhận và đánh giá lại kết quả đạt đƣợc từ những biện pháp kỷ luật đã đƣợc áp dụng dƣới các khía cạnh chính sau:

- Nghiên cứu và đánh giá tác động mong muốn của biện pháp kỷ luật đối với ngƣời vi phạm nhƣ cải biến hành vi, thay đổi thái độ làm việc, không tái phạm…

- Khen ngợi và thừa nhận những việc làm tốt và chuyển biến tích cực của ngƣời lao động.

- Đánh giá xem các biện pháp kỷ luật đã thực hiện có tác động mong muốn đối với ngƣời lao động khác trong tổ chức hay không.

Thông qua việc đánh giá đúng và kịp thời sẽ giúp cho tổ chức nhìn nhận lại chính các quyết định về thi hành kỷ luật đã đƣợc ban hành, tính khả thi của các biện pháp kỷ luật. Từ đó, chính sách sẽ tìm ra các hƣớng tốt hơn để giải quyết các vi phạm phát sinh trong tƣơng lai và để củng cố kỷ luật lao động trong tổ chức của mình.

9.4.3.4. Các hướng dẫn với người phụ trách kỷ luật

Sự hiểu biết, tôn trọng nội quy và quy chế, tính khách quan của ngƣời phụ trách kỷ luật trong tổ chức có một vai trò quan trọng đối với việc đạt kết quả mong đợi của kỷ luật lao động trong tổ chức đó. Bởi vậy, ngƣời phụ trách kỷ luật cần hiểu và lƣu tâm những vấn đề sau:

- Coi trọng quyền hỏi ý kiến của ngƣời lao động. Mọi ngƣời lao động có quyền tìm kiếm sự giúp đỡ khi họ đƣợc gọi tới buổi phỏng vấn mà họ tin rằng có thể bản thân sẽ phải nhận một hình thức kỷ luật nào đó;

- Cần nhấn mạnh vào các nguyên tắc đã đƣợc hiệu lực hóa một cách nhất quán, hợp lý và công khai, chứ không phải dựa vào mong muốn cá nhân;

- Trong mọi tình huống không nên cƣớp mất phẩm giá nhân viên của bạn. Kỷ luật nếu tiến hành riêng, hãy tránh lừa dối, không làm ảnh hƣởng đến giá trị riêng tƣ của ngƣời lao động, áp dụng hình phạt kỷ luật một cách nhất quán.

- Mọi sự vi phạm nguyên tắc hay quy định cần phải đƣợc chứng minh bằng chứng cứ chuẩn xác trƣớc khi chứng minh đƣợc ngƣời lao động bị phạm lỗi và phải gánh chịu hình phạt. Chính vì vậy, đừng quên thu thập thông tin về sự thật, đừng dựa trên những bằng chứng mới nghe để ra quyết định vội vàng;

- Đừng thi hành kỷ luật quá nghiêm khắc, bởi các hình phạt quá nghiêm khắc sẽ bị ngƣời lao động coi là không công bằng, không chính đáng và đôi khi gây ra sự phản kháng của ngƣời lao động. Cho nên khi phạt, ngƣời quản lý nên bắt đầu bằng lời thừa nhận những thành tích tốt đẹp của ngƣời lao động.

- Đảm bảo kỷ luật công bằng, không thiên vị hay cảm tình cá nhân với mọi ngƣời lao động trong tổ chức theo đúng quy định đặt ra;

- Đừng để việc kỷ luật trở thành việc cá nhân, thể hiện cảm tình riêng hay định kiến khi đƣa vào hình thức kỷ luật. Điều đó sẽ làm cho ngƣời lao động mất lòng tin vào tổ chức;

- Không đƣợc dễ dãi khi thi hành kỷ luật, nếu không ngƣời lao động sẽ cho rằng các quy chế là phù phiếm hay quy chế, quy định sẽ bị áp dụng không nhất quán và dần làm mất đi tính kỷ luật trong tổ chức;

- Đảm bảo thông tin hai chiều trong kỷ luật, cho phép đƣơng sự giải thích đầy đủ nguyên nhân và lý do vi phạm kỷ luật. Từ đó có thể tìm thấy các trƣờng hợp giảm nhẹ hoặc là biết đƣợc ngƣời lao động đó đã không biết rõ các nguyên tắc, quy định mà họ cần biết.

9.5. Thôi việc

Thôi việc là một quyết định chấm dứt quan hệ lao động giữa cá nhân ngƣời lao động và tổ chức. Quyết định đó có thể do các lý do về kỷ luật, lý do về kinh tế/sản xuất kinh doanh hoặc do các lý do cá nhân khác. Dù cho thôi việc xảy ra do lý do gì, thì vai trò của bộ phận nhân sự là phải tìm ra những biện pháp thỏa đáng để sự chia tay giữa ngƣời lao động và doanh nghiệp ít gây ra tổn hại nhất cho cả hai phía.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị nhân lực: Phần 2 - Nguyễn Thị Minh An (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)