Các hình thức trả lương

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị nhân lực: Phần 2 - Nguyễn Thị Minh An (Trang 35 - 39)

- Hệ thống thù lao lao động phải công bằng

8.2.3. Các hình thức trả lương

Trong các doanh nghiệp hiện nay thƣờng áp dụng hai hình thức trả lƣơng đó là trả lƣơng theo thời gian và trả lƣơng theo sản phẩm.

8.2.3.1. Trả lương theo thời gian

Trả lƣơng theo thời gian là hình thức trả lƣơng cho ngƣời lao động căn cứ vào thời gian làm việc và tiền lƣơng của một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tuần, tháng).

Ƣu điểm cơ bản của hình thức trả lƣơng theo thời gian là đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với những công việc mà ở đó không định mức đƣợc hoặc không nên định mức.

Nhƣợc điểm cơ bản của hình thức trả lƣơng này là làm suy yếu vai trò đòn bảy kinh tế của tiền lƣơng và duy trì chủ nghĩa bình quân trong tiền lƣơng. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của hình thức trả lƣơng theo thời gian có thể đƣợc khắc phục bằng chế độ thƣởng. Do vậy, trả lƣơng theo thời gian có thể đƣợc thực hiện theo hai chế độ:

- Trả lƣơng theo thời gian đơn giản: theo số ngày (hoặc giờ) làm việc thực tế và mức tiền lƣơng ngày (hoặc giờ) của công việc.

- Trả lƣơng theo thời gian có thƣởng: gồm tiền lƣơng theo thời gian đơn giản cộng với tiền thƣởng. Tiền thƣởng có thể tính cho tất cả các sản phẩm đƣợc sản xuất, cũng có thể đƣợc tính cho số sản phẩm vƣợt mức hoặc cho mức độ thực hiện công việc xuất sắc.

8.2.3.2. Trả lương theo sản phẩm

Trả lƣơng theo sản phẩm là hình thức trả lƣơng cho ngƣời lao động căn cứ vào đơn giá tiền lƣơng, số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm họ làm ra.

Ƣu điểm của hình thức trả lƣơng theo sản phẩm là ở chỗ nó là một phƣơng pháp khoa học, có tác dụng kích thích mạnh mẽ ngƣời lao động làm việc vì tiền lƣơng của họ nhiều hay ít là do kết quả lao động của họ quyết định. Ngoài ra, tiền lƣơng theo sản phẩm là cơ sở để xác định trách nhiệm của mỗi ngƣời, thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, tổ chức quản lý.

Nhƣợc điểm lớn nhất của hình thức trả lƣơng này là rất khó xây dựng định mức tiên tiến và hiện thực, khó xác định đơn giá chính xác, khối lƣợng tính toán lớn, phức tạp. Khi áp dụng hình thức trả lƣơng theo sản phẩm cần có các điều kiện sau :

- Xây dựng đƣợc một hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật phản ánh đúng đắn chính xác kết quả lao động.

- Cải tiến các mặt hoạt động của doanh nghiệp, giảm dần và loại hẳn số lao động dƣ thừa, phân rõ chức năng, nhiệm vụ của từng ngƣời, từng bộ phận, nghiệm thu chính xác kết quả lao động.

- Bảo đảm đầy đủ các yếu tố vật chất cho từng ngƣời lao động, cải thiện điều kiện làm việc.

- Xây dựng và kiện toàn một số chế độ, thể lệ cần thiết khác nhau về ghi chép số liệu ban đầu, thống kê chế độ thƣởng phạt đối với các bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau trên dây truyền sản xuất.

- Làm tốt công tác giáo dục ý thức trách nhiệm và đánh giá thực hiện công việc đối với ngƣời lao động để tránh khuynh hƣớng chỉ chú ý tới số lƣợng mà không chú ý tới chất lƣợng sản phẩm, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.

Trong thực tế có 5 chế độ trả lƣơng theo sản phẩm : - Tiền lƣơng theo sản phẩm trực tiếp cá nhân - Tiền lƣơng theo sản phẩm tập thể

- Tiền lƣơng theo sản phẩm gián tiếp - Tiền lƣơng theo sản phẩm có thƣởng - Tiền lƣơng khoán.

a. Chế độ tiền lƣơng theo sản phẩm trực tiếp cá nhân

Chế độ tiền lƣơng theo sản phẩm trực tiếp cá nhân áp dụng đối với những công việc có định mức thời gian ngắn, công việc tƣơng đối độc lập, có thể thống kê rõ rệt kết quả từng ngƣời, cá nhân. Khi tính toán tiền lƣơng cho từng ngƣời lao động dựa trên cơ sở đơn giá quy định, số lƣợng sản phẩm của ngƣời nào càng nhiều thì ngƣời ấy đƣợc trả lƣơng càng cao và ngƣợc lại. LCN = g qi i i n   1

LCN : Tiền lƣơng cho một công nhân qi : Số lƣợng sản phẩm loại i sản xuất ra

gi : Đơn giá tiền lƣơng một đơn vị sản phẩm loại i i : Số loại sản phẩm.

Đơn giá tiền lƣơng một đơn vị sản phẩm đƣợc tính theo công thức sau: g = L:q

Hoặc g = Lxt g – Đơn giá sản phẩm

L – Mức lƣơng cấp bậc của công việc q- Mức sản lƣợng

t- Mức thời gian tính theo giờ.

Chế độ này đƣợc dùng để tính lƣơng cho lao động phụ trợ và lao động quản lý, nó thƣờng đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp công việc của lao động trực tiếp sản xuất, lao động phụ trợ và lao động quản lý có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhƣng không trực tiếp tính đƣợc lƣơng sản phẩm cho các loại cán bộ và công nhân khác.

Cách tính: Căn cứ vào định mức sản lƣợng và mức độ hoàn thành định mức của công nhân chính để tính đơn giá sản phẩm gián tiếp và lƣơng sản phẩm gián tiếp của lao động phụ trợ và lao động quản lý.

Đơn giá tiền lƣơng sản phẩm gián tiếp đƣợc tính theo công thức sau:

Q . M

L ĐG  ĐG – Đơn giá tính theo sản phẩm gián tiếp L – Lƣơng cấp bậc của công nhân phụ Q – Mức sản lƣợng của công nhân chính M – Số máy phục vụ cùng loại.

Lƣơng sản phẩm gián tiếp của lao động phụ trợ (Lf), đƣợc xác định theo công thức sau:

Lf = ĐG x Qc

Trong đó:

Qc : Sản lƣợng thực hiện của công nhân trực tiếp sản xuất.

Ƣu điểm cơ bản của hình thức tiền lƣơng này là làm cho mọi cán bộ công nhân viên đều quan tâm đến vấn đề nâng cao năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đạt đƣợc hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.

c. Chế độ tiền lƣơng theo sản phẩm tập thể

Lƣơng sản phẩm tập thể đƣợc áp dụng đối với những công việc nặng nhọc, có định mức thời gian dài, những công việc khó xác định đƣợc kết quả cho từng cá nhân.

Khi thực hiện chế độ tiền lƣơng sản phẩm tập thể, trƣớc hết phải xác định đƣợc đơn giá tiền lƣơng, quỹ tiền lƣơng của tập thể đƣợc nhận, sau đó phải tìm phƣơng pháp chia lƣơng cho từng cá nhân.

Đơn giá tiền lƣơng đƣợc xác định theo công thức sau:

Q L ĐG n 1 i i    hoặc    n 1 i i ixT L ĐG hoặc ĐG LxT Trong đó:

ĐG – Đơn giá tính theo sản phẩm tập thể   n 1 i i L - Tổng lƣơng cấp bậc của cả nhóm Q – Mức sản lƣợng của cả nhóm

Ti – Mức thời gian công việc bậc i N – Số công việc trong tổ

L - Lƣơng cấp bậc công việc bình quân của cả tổ T – Mức thời gian của sản phẩm.

d. Chế độ tiền lƣơng theo sản phẩm có thƣởng

Chế độ trả lƣơng này về thực chất là các chế độ trả lƣơng theo sản phẩm kể trên kết hợp với các hình thức tiền thƣởng.

Khi áp dụng chế độ trả lƣơng này, toàn bộ sản phẩm đƣợc áp dụng theo đơn giá cố định, còn tiền thƣởng sẽ căn cứ vào trình độ hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức các chỉ tiêu về số lƣợng của chế độ tiền thƣởng quy định.

Tiền lƣơng trả theo sản phẩm có thƣởng đƣợc tính theo công thức:

100 ) h . m ( L L Lth   Trong đó:

L – Tiền lƣơng trả theo sản phẩm với đơn giá cố định

m - % tiền thƣởng cho 1% hoàn thành vƣợt mức chỉ tiêu thƣởng h - % hoàn thành vƣợt mức chỉ tiêu thƣởng

Yêu cầu cơ bản khi áp dụng chế độ tiền lƣơng tính theo sản phẩm có thƣởng là phải quy định đúng đắn các chỉ tiêu, điều kiện thƣởng và tỷ lệ thƣởng bình quân.

e. Chế độ trả công khoán

Chế độ trả công khoán áp dụng cho những công việc nếu giao từng chi tiết, bộ phận sẽ không có lợi mà phải giao toàn bộ khối lƣợng cho công nhân hoàn thành trong một thời gian nhất định. Chế độ trả công này áp dụng chủ yếu trong xây dựng cơ bản và một số công việc trong nông nghiệp. Trong công nghiệp, chế độ trả công này chỉ áp dụng cho những công nhân khi hoàn thành những công việc đột xuất nhƣ sửa chữa, tháo lắp nhanh một số thiết bị để đƣa vào sản xuất,v.v...

Đơn giá khoán có thể đƣợc tính theo đơn vị công việc nhƣ xây 1 m2

tƣờng hoặc cũng có thể tính cho cả khối lƣợng công việc hay công trình nhƣ lắp ráp một sản phẩm, hoặc xây tƣờng và lắp cấu kiện bê tông của một gian nhà. Tiền công sẽ đƣợc trả theo khối lƣợng công mà công nhân hoàn thành ghi trong phiếu giao khoán. Chế độ trả công này có thể áp dụng cho cá nhân hoặc tập thể.

Nếu đối tƣợng nhận khoán là tập thể, tổ, nhóm thì cách tính đơn giá và cách phân phối tiền công cho công nhân trong tổ nhóm giống nhƣ chế độ tiền công tính theo sản phẩm tập thể.

Chế độ tiền công khoán khuyến khích công nhân hoàn thành nhiệm vụ trƣớc thời hạn mà vẫn đảm bảo chất lƣợng công việc thông qua hợp đồng giao khoán chặt chẽ. Tuy nhiên, trong chế độ trả công này, khi tính toán đơn giá phải hết sức chặt chẽ, tỉ mỉ để xây dựng đơn giá trả công chính xác cho công nhân làm khoán.

Một dạng khác của trả công khoán là chế độ trả công theo giờ tiêu chuẩn. Theo chế độ trả công theo giờ tiêu chuẩn, cần phải xác định số giờ tiêu chuẩn (số giờ định mức) để thực hiện công việc và mức tiền công của một giờ làm việc. Trả công theo giờ tiêu chuẩn là một dạng trả công theo sản phẩm nhƣng khác với các chế độ trả công theo sản phẩm ở trên là thay vì xác định đơn giá cho một đơn vị sản phẩm thì lại xác định đơn giá cho một giờ làm việc. Ngƣời lao động có thể đƣợc hƣởng toàn bộ phần chi phí lao động trực tiếp tiết kiệm đƣợc do tăng năng suất lao động, cũng có thể chỉ đƣợc hƣởng một phần số chi phí tiền công tiết kiệm đƣợc đó theo tỷ lệ phân chia của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị nhân lực: Phần 2 - Nguyễn Thị Minh An (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)