- Tình trạng của nền kinh tế
d. Phương pháp cho điểm
Phƣơng pháp cho điểm là phƣơng pháp xác định giá trị công việc bằng điểm số cho từng yếu tố của công việc và giá trị tƣơng đối của các công việc đƣợc đánh giá bằng tổng số điểm của các yếu tố. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện theo trình tự sau:
1. Xác định các công việc then chốt
Cần xác định một danh mục từ 12 – 20 công việc then chốt. Các công việc then chốt (công việc mốc chuẩn) là những công việc có nội dung ổn định, có thể so sánh đƣợc và đã đƣợc trả công tƣơng xứng. Các cuộc điều tra về tiền lƣơng sẽ giúp xác định các công việc then chốt đó.
2. Xác định các yếu tố công việc
Các yếu tố công việc này là cơ sở để xác định mức trả công cho một công việc nhiều hơn hay ít hơn các công việc khác nếu tất cả những điều kiện khác là không thay đổi. Các yếu tố thƣờng đƣợc sử dụng nhiều nhất là: trách nhiệm, các yêu cầu về thể lực, sự nguy hiểm, kỹ năng, các điều kiện làm việc, các trách nhiệm giám sát, các đòi hỏi về trí tuệ. Sau khi đƣợc lựa chọn các yếu tố đó cần phải đƣợc định nghĩa rõ ràng.
3. Xác định trọng số cho các yếu tố tùy theo sự đóng góp của chúng vào giá trị chung của công việc
Các trọng số phân chia vào các yếu tố cần phải phản ánh đƣợc các giá trị của quản lý và xã hội (Xem ví dụ trong bảng 8.1).
Bảng 8.1: Ví dụ về các trọng số và điểm của các yếu tố đánh giá
Yếu tố đánh giá Trọng số, % Mức độ/Điểm 1 2 3 4 5 1. Kỹ năng 40 20 32 48 72 100 2. Trách nhiệm 30 15 24 36 54 75 3. Sự cố gắng (Thể lực) 20 10 16 24 36 25
4. Các điều kiện làm việc 10 5 8 12 18 25
4. Xác định tổng số điểm tối đa mà một công việc có thể được nhận và số cấp độ mà mỗi yếu tố đánh giá cần phải chia ra
Tổng số điểm tối đa cho một công việc có thể đƣợc ấn định đến 200, 500, thậm chí đến 1000 điểm. Các yếu tố có thể chia thành 3, 5 mức độ yêu cầu hoặc nhiều hơn. Mỗi mức độ yêu cầu lại cần phải đƣợc định nghĩa một cách rõ ràng (Xem ví dụ trong bảng 8.2).
Bảng 8.2: Yếu tố các yêu cầu về thể lực
Yếu tố này đề cập đến năng lƣợng thể chất thƣờng đƣợc tiêu hao khi đứng, nâng, mang, vác, đẩy hay kéo. Mức độ yêu cầu đƣợc xem xét trên giác độ trọng lực có liên quan và % thời gian ngƣời công nhân thƣờng đƣợc yêu cầu để thực hiện các hoạt động này. Các thuật ngữ “không thƣờng xuyên” và “thƣờng xuyên” đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
- Không thƣờng xuyên: Đƣợc lặp đi lặp lại, có thể quan sát thấy trong ngày nhƣng yêu cầu dƣới 30% thời gian.
- Thƣờng xuyên: Yêu cầu trên 30% thời gian
Mức độ Định nghĩa
1
Công việc rất nhẹ: Nâng không thƣờng xuyên, tối đa là 5 kg. Có thể thƣờng xuyên phải
nâng hay mang vác nguyên vật liệu có trọng lƣợng không đáng kể nhƣ chứng từ, sổ sách, công cụ nhỏ và những thứ tƣơng tự.
2
Công việc nhẹ: Nâng không thƣờng xuyên, tối đa là 10 kg. Có thể thƣờng xuyên phải
nâng và/hay mang vác các đối tƣợng có trọng lƣợng đến 5 kg. Những công việc đòi hỏi phải đi hoặc đứng liên tục cũng đƣợc xếp vào loại này kể cả khi trọng lực nâng lên là không đáng kể; các công việc ngồi trong hầu hết thời gian nhƣng phải đẩy hoặc kéo bằng cánh tay và/hay bằng cẳng chân.
3
Công việc trung bình: Nâng không thƣờng xuyên, trọng lƣợng tối đa là 25 kg. Có thể
thƣờng xuyên phải nâng và/hay mang vác những vật dụng có trọng lƣợng tối đa 10 kg. Có thể đƣợc huy động để đẩy hoặc kéo các vật có đòi hỏi tƣơng đƣơng nhƣ lúc nâng.
4
Công việc nặng: Nâng không thƣờng xuyên, trọng lƣợng tối đa là 40 kg. Có thể thƣờng
xuyên phải nâng và/hay mang vác những vật dụng có trọng lƣợng tối đa 20 kg. Có thể đƣợc huy động để đẩy hoặc kéo các vật có đòi hỏi tƣơng đƣơng nhƣ lúc nâng.
5
Công việc rất nặng: Nâng không thƣờng xuyên, trọng lƣợng lớn hơn 40 kg. Có thể
thƣờng xuyên phải nâng và/hay mang vác những vật dụng có trọng lƣợng lớn hơn 20 kg. Có thể đƣợc huy động để đẩy hoặc kéo các vật có đòi hỏi tƣơng đƣơng nhƣ lúc nâng.
5. Xây dựng bảng điểm
Bảng điểm đƣợc xây dựng căn cứ vào trọng số của các yếu tố và cấp độ của từng yếu tố.
6. Tiến hành cho điểm các công việc
Hội đồng đánh giá công việc tính giá trị điểm cho từng công việc thông qua so sánh bản mô tả công việc với các mô tả của từng yếu tố, từng cấp độ và sử dụng bảng điểm.
Bảng 8.3 Công việc của công nhân vận hành máy nghiền
Yếu tố đánh giá Mức độ Điểm
1. Kỹ năng 3 48
2. Trách nhiệm 2 24
4. Các điều kiện làm việc 4 18
Tổng số điểm 126
Bước 4: Xác định các ngạch tiền lương (ngạch lƣơng/hạng lƣơng)
Ngạch lƣơng là một nhóm các công việc dọc theo hệ thống thứ bậc về giá trị của các công việc và đƣợc trả cùng một mức tiền lƣơng. Trong một doanh nghiệp có thể có 6, 7, 8, 9, 10… ngạch lƣơng.
Trong phƣơng pháp phân hạng, các ngạch lƣơng đã đƣợc hình thành ngay từ khi đánh giá công việc.
Trong phƣơng pháp cho điểm, cần đƣa các công việc then chốt lên đồ thị để xác định đƣờng tiền công để từ đó xác định các ngạch tiền lƣơng. Có hai cách để xác định đƣờng tiền lƣơng:
- Kẻ bằng tay một đƣờng thẳng sát tới mức có thể nhất với các công việc then chốt - Dùng đƣờng hồi quy bình phƣơng bé nhất.
Hình 8.2
Bước 5: Xác định mức tiền lương cho từng ngạch
Trong phƣơng pháp xếp hạng hoặc phân loại công việc, ở mỗi ngạch cần chọn 1 công việc then chốt và lấy mức tiền lƣơng của công việc đó làm mức tiền lƣơng chung cho cả ngạch. Trong phƣơng pháp so sánh yếu tố, mức tiền lƣơng trung bình của các công việc trong ngạch sẽ là mức tiền lƣơng chung cho cả ngạch.
Trong phƣơng pháp cho điểm, mức tiền công cho từng ngạch sẽ đƣợc xác định nhờ vào đƣờng tiền lƣơng đã đƣợc xây dựng. Đƣờng tiền lƣơng sẽ đi qua điểm giữa của các ngạch lƣơng (hình 8.2). Trƣớc khi xác định mức tiền lƣơng cho từng ngạch phải xác định đƣờng chính sách tiền lƣơng hay còn gọi là đƣờng xu hƣớng tiền lƣơng.
Để khuyến khích cá nhân ngƣời lao động, thay vì sử dụng một mức tiền lƣơng duy nhất cho các công việc trong ngạch, nhiều doanh nghiệp thiết kế một khoảng tiền lƣơng để trả cho những ngƣời lao động khác nhau cùng thực hiện các công việc trong ngạch.
Khoảng tiền lƣơng là khoảng dao động của tiền lƣơng đƣợc trả cho cùng hạng/ngạch tiền lƣơng, cho thấy mức độ khuyến khích cá nhân đối với từng công việc.
Điểm