Hình thức cho vay tín dụng đối với KH cá nhân có đầy đủ các hình thức cho vay của một NHTM. Thông thường các hình thức TDCN được phân loai các tiêu thức như sau:
a. Căn cứ vào thời hạn cho vay.
Theo tiêu thức này, TDCN được chia thành các loại hình tín dụng là:
- Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn đáo hạn vay đến 1 năm. Mục đích của loại hình tín dụng này nhằm để bù đắp các thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các cá nhân trong kinh doanh hoặc phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình.Với loại hình hình, chu kỳ quay vòng của tiền tệ chỉ trong vòng tối đa một năm nên xét trên góc độ rủi ro tín dụng thì đây là loại tín dụng có mức rủi ro thấp vì thời hạn hoàn vốn nhanh, tránh được các rủi ro về lãi suất, lạm phát cũng như sự bất ổn của môi trường kinh tế vĩ mô và thị trường, vì thế lãi suất thường thấp hơn các loại tín dụng khác.
- Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm, được sử dụng chủ yếu để bù đắp về vốn cổ định có thời hạn thu hồi vốn nhanh trong kinh doanh của các cá nhân như mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới trang thiết bị, mở rộng sản xuất ...hoặc để hình thành nên vốn lưu động mang tính thường xuyên của đơn vị kinh doanh. Trong TDCN cỏ một hình thức tín dụng tín chấp với thời hạn đáo hạn tối đa là 60 tháng cũng được phân loại vào tín dụng trung hạn mặc dù mục đích vay vốn không liên quan tới việc hình thành vốn cố định hoặc lưu động của cá nhân kinh doanh. Do chu kỳ vòng quay tiền của NH dài hơn, mức độ rủi ro sẽ cao hơn bởi trong thời gian quay vòng dễ bị tác động của các yếu tố thị trường và yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô, nên lãi suất của loại tín dụng này tương đối cao và được quy định cố định trong toàn thời gian vay vốn.
- Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn đáo hạn trên 5 năm, vói mục đích cho vay là để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư dài hạn như đầu tư xây dựng, mở rộng sản xuất.... Mức độ rủi ro trong quản lý TDCN của loại hình này là cao nhất do chu kỳ luân chuyển tiền tệ dài, vì vậy với loại hình TDCN
thì các NH rất cẩn trọng và xét duyệt kỳ càng đối với việc cho vay dài hạn, và
thường áp dụng hình thức giải ngân nhiêu lân theo tiên độ dự án. Lãi suât của loại hình tín dụng này thường đạt cao nhất hoặc là lãi suất thả nối theo thị trường tiền tệ biển động, tuy nhiên sẽ không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NH nhà nước quy định tại thời điểm tính lãi.
b. Căn cứ vào mục đích sử dụng von, có thế chia thành hai loại tín dung:
- Tín dụng phục vụ đầu tư, sản xuất kinh doanh: “Là loại tín dụng được sử dụng nhằm đáp ứng các nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc nhu cầu đầu tư của chủ thể vay vốn. Các loại hình đầu tư, sản xuất kinh doanh được tiếp cận với loại hình tín dụng này như đầu tư mua sắm tài sản cố định, đầu tư vào kinh doanh thương mại, đầu tư vào các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp”...
- Tín dụng phục vụ tiêu dùng: Phục vụnhu cầu tiêu dùng cá nhân như mua các thiết bị, sửa chữa nhà ở,...
c. Căn cứ vào tài sản đảm bảo, chia thành hai loại tín dung là
- Tín dụng có tài sản đảm bảo: “Là loại tín dụng mà bên đi vay phải có tài sàn để thế chấp, cầm cố hoặc được bên thứ ba bảo lãnh bằng cầm cố, thế chấp tài sản đề đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ”. Những tài sản đảm bảo hoặc bão lãnh là căn cử pháp lý để NH có thêm nguồn thu dự phòng khi nguồn thu chính của bên vay vốn thiếu hụt. Bên vay vốn sẽ có sự ràng buộc về việc phát mại tài sản nên buộc phải trả nợ đủ và đúng hạn như vậy loại hình tín dụng này sẽ giảm thiều rủi ro cho NH
- Tín dụng không có tài sản đảm bảo: Tín dụng mà bên cho vay căn cứ vào uy tín, lòng tin đối với bên vay để cấp tín dụng. Loại tín dụng này áp dụng cho những KH truyền thống, có hệ số tín nhiệm cao và số hạn mức tín dụng cấp cho các đối tượng này thường không lớn. Mặc dù vậy mức độ rủi ro tín dụng của loại hình này được đánh giá là tương đối cao bởi nó phụ thuộc quá nhiều vào bên đi vay.
d. Căn cứ vào hình thức hoàn trả nợ vay, có thê chia thành ba loại hình tín dụng như sau:
- Tín dụng hoàn trả nhiều làn hay còn gọi là tín dụng trả góp: Loại tín dụng này áp dụng cho những khoăn vay lớn, có thời hạn dài và thu nhập định kỳ của KH không đủ để thanh toán hết một lần khoản vay. Theo hình thức tài trợ tín dụng này thìKH phải hoàn trả vốn gốc và lãi vay định kỳ thành những khoản bằng nhau. Với cách thức hoàn trả này, yêu cầu người đi vay phải chứng
minh được thu nhập cố định từng kỳ để NH có căn cứ thu hồi nợ định kỳ.
- Tín dụng hoàn trả một làn: KH chỉ hoàn trả vốn gốc và lãi vay một làn khi đến hạn, thường là những khoản vay nhở có thời hạn ngắn.
- Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu: KH có thể hoàn trả nợ vay bất cứ khi nào, thường là những khoản vay thấu chi, thẻ tín dụng.
ĩ.2.5. Phân loại sản phẩm tín dụng dành cho KH cá nhãn
Hiện nay, cho vay cá nhân là một trong những hình thức rất phổ biến và đang trong giai đoạn tăng trưởng đỉnh cao. Theo dự báo của McKinsey, đến cuối năm 2020, châu Á sẽ đạt hon 900 tỷ USD doanh thu NH bán lẻ, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14%/năm. Thị trường NH bán lẻ tại Việt Nam sẽ không nằm ngoài xu hướng chung của khu vực và tiềm năng của cho vay cá nhân trong tưong lai là rất lớn.
Hiện tại, các sản phẩm TDCN của các NH tại Việt Nam khá giống nhua, về cơ bản có một số sản phẩm phổ biến hiện nay gồm:
- Cho vay vốn đối với cá nhân sản xuất kinh doanh', là sản phẩm cho vay bổ sung vốn ngắn hạn và/hoặc vốn trung dài hạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh đối với KH cá nhân, bao gồm: Cho vay vốn lưu động sản xuất kinh doanh, vốn ngấn hạn khác; Cho vay trung dài hạn đầu tư tài sản cố định, tài sản khác. Hình thức cho vay là theo món (vay từng lần), hạn mức tín dụng hoặc hạn mức thấu chi.
- Cho vay ứng trước tiên bán chứng khoán niêm yềt: là sản phâm cho vay đối với KH cá nhân có nhu cầu ứng truớc tiền bán chứng khoán niêm yết được bảo đảm bằng quyền thụ hương tiền bán chứng khoán đã khớp lệnh nhưng chưa được thanh toán.
- Cho vay TDCN, cụ thê'.
+ Cho vay tiêu dùng bảo đảm bằng bất động sản: KH vay mục đích tiêu dùng và có tài sản bảo đảm (TSBĐ) là bất động sản phục vụ tiêu dùng của cá nhân và gia đình.
+ Cho vay tiêu dùng tín chấp không có tài sản bảo đảm đối với KH cá nhân: KH vay mục đích tiêu dùng và có nguồn trả nợ là thu nhập thường xuyên, ốn định từ lương và các khoản thu nhập khác có tính chất lương như phụ cấp, thưởng... của KH.
- Cho vay hồ trợ chi phí du học đối VỚĨKH cá nhân: Du học sinh hoặc thân nhân có thể vay với mục đích thanh toán các chi phí để chi trả cho quá trình du học.
- Cho vay chứng minh tài chính:“Cho vay đối với KH cá nhân có nhu cầu vay vốn đề mớ tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại BIDV nhằm chứng minh tài chính để hoàn thiện hồ sơ xin đăng ký du học với cơ sở đào tạo hoặc xin cấp/gia hạn visa để đi du học/du lịch/khám chữa bệnh/thăm thân/xuất khẩu lao động/thực hiện các mục đích họp pháp khác tại nước ngoài”.
- Cho vay nhu cầu nhà ở dành cho KH cá nhân: “Cho vay mua nhà ở/nhận chuyến nhượng quyền sử dụng đất ở, xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở hoặc mua nhà ở hình thành trong tương lai/nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nền tại các dự án phát triển nhà ở; hoàn thiện, cải tạo nhà ở (đã hoàn thiện phần thô) tại các dự án phát triển nhà ở”.
- Cho vay mua ô tô đối với KH cá nhân, hộ gia đình:Cá nhân, hộ gia đình phục vụ khoản vay để mua ô tô.
- Cho vay câm cô GTCG/TTK đôi VỚĨKH cá nhân:Cho KH cá nhân vay có bảo đảm 100% bằng GTCG/TTK phục vụ nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng và các mục đích khác phù hợp với quy định của Pháp luật.
1.3. Quản lý TDCN tại NHTM
1.3.1. Khái niệm quản lý TDCN
TDCN có vai trò quan trọng đối với sự phát triển KT-XH, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên để các khoản tín dụng này được phát huy hết vai trò của nó, cũng như đăm báo tính rủi ro tín dụng là thấp nhất đối với NH thì cần thiết phải có sự quản lý chặt chẽ đối với các khoản tín dụng. Quản lý
là chức năng vốn có cùa mọi tổ chức, mọi hoạt động trong nền kinh tế, xã hội và đời sống hàng ngày nhằm đạt được những mục tiêu phát triển chung.
Trong kinh doanh về hoạt động tín dụng, các NH cần phải có một đội ngũ quản lý vững chắc đề phổi hợp hiệu quả các hoạt động của những bộ phận, cá nhân trong đơn vị nhằm sử dụng tối đa các nguồn lực, thời cơ để mang lại hiệu quả cao nhất.
Mặc dù chưa có một quan điểm cụ thể nào về quản lý hoạt động tín dung nhưng xét trên góc độ về hoạt động quản lý nói chung và các quan điềm về hoạt động tín dụng NH, ta có thể hiểu sơ bộ về hoạt động quản lý TDCN là hoạt động thực hiện các nghiệp vụ quản lý, kiểm tra và giám sát việc vận dụng các chính sách, quy định của tổ chức tín dụng, pháp luật của nhà nước về hoạt động tín dụng, đảm bảo cho hoạt động tín dụng tuân thủ các quy định, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro và đem lại hiệu quả tối ưu trong hoạt động này. Hoặc có thể hiểu đơn giản hơn đây là quá trình tác động cùa NHTM đến hoạt động tín dụng của đơn vị mình nhằm đảm bào cho hoạt động tín dụng đạt được các mục tiêu đã đề ra với chi phí phát sinh là thấp nhất.
Quản lý TDCN là một trong các nghiệp vụ con của việc quản lý TDCN NH nói chung, vì vậy từ cách hiểu về quản lý TDCN NH, bản thân tác già
hiêu răng quản lý TDCN đơn giản là quá trình tác động của NH đên hoạt động TDCN cùa đơn vị nhằm đảm bảo cho hoạt động TDCN đạt được mục
tiêu đã đề ra với mức độ rủi ro, chi phí phát sinh là thấp nhất.
Như vậy vói trong quản lý TDCN , NH đặt ra với hai mục đích chính, đó là:
- Thực hiện các nghiệp vụ cần thiết để hoạt động TDCN đạt được các mục tiêu đề ra như mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, mục tiêu mở rộng được khối• • • • Z • • 4^ • lượng KH cá nhân, đảm bảo khả năng thanh toán trong ngắn hạn và dài hạn...
- Quản lý TDCN để đảm bảo mức độ rủi ro trong tín dụng là nhở nhất, các khoản tín dụng khi đã cấp ở mức độ an toàn cao nhất. Khả năng thu hồi vốn và sinh lời luôn được đảm bảo.
Ngoài ra việc quản lý TDCN còn nhằm mục tiêu đó là duy trì sự phát triển ổn định, lâu dài về cả chiều sâu và chiều rộng của hoạt động tín dụng NH. Tức là ngoài việc mở rộng được hệ thống khác hàng, nâng cao số lượng vay vốn thì cũng cần phải có sự hài lòng cao của KH đối với các sản phẩm dịch vụ mới và cũ do đơn vị mình cung cấp. Đó chính là sự phát triển về chiều sâu của loại hình tín dụng này, KH có độ hài lòng cao, và nhiều KH cùng hài lòng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng đang cung cấp là tốt và ngược lại nếu mức độ hài lòng không cao thì chất lượng tín dụng đang có xu hướng bị đi xuống và NH cần phải có sự cải thiện trong khâu quản lý và cung cấp sản phẩm của mình.
Ngoài việc quản lý nội bộ tốt thì các NHTM còn cần phải thực hiện quản lý tốt đối với KH vay vốn, đặc biệt là các KH cá nhân do việc nắm bắt thông tin của KH là đặc biệt quan trọng trong việc thu hồi vốn cho vay, hơn nữa còn phải có các biện pháp nghiệp vụ để nắm bắt tốt nhất về lĩnh vực cấp tín dụng. Công tác quản lý này là cơ sở để NH có thể nhận diện được rủi ro, đánh giá được mức độ rủi ro của khoản tín dụng này.
Ở Việt Nam hiện nay, các NHTM đang thực hiện xây dựng và hoàn thiện các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng, điến hình là hệ thống cho điếm
tín dụng - Điêm tín dụng (FICO) là diêm sô mà các tô chức tài chính dùng đê đánh giá sự uy tín của bạn khi sừ dụng các hình thức cho vay của tổ chức đó. Dựa vào đây, NH thực hiện đánh giá, phân loại KH và tùy vào mức độ rủi ro của KH và định hướng tín dụng mà NH có những chính sách tín dụng phù hợp với từng nhóm KH, từng lĩnh vực được ưu đãi cấp tín dụng.
1.3.2. Nội dung quản lý TDCN tại NHTM
1.3.2.1. Xây dựng kế hoạch quản lý tín dụng cá nhãn
Đe đạt được mục tiêu tăng trưởng trong từng giai đoạn, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường có nhiều biến động, và trong lĩnh vực ngân hàng có nhiều cạnh tranh gay gắt thì ban lãnh đạo ngân hàng luôn xây dựng kế hoạch.
Kế hoạch hoạch thực hiện cho từng đơn vị kinh doanh, đưa ra các sản phẩm trọng tâm để chiếm lĩnh thị trường ngách. Các kế hoạch về chỉ tiêu tăng trưởng trong kinh doanh, kế hoạch chi phí, kế hoạch nhân sự, kế hoạch đào tạo, kế hoạch về công cụ lao động....Các kế hoạch này được xây dựng trong những quỷ cuối của năm trước, dựa trên kết quà đã thực hiện được của năm trước, và những biến động xu thế của thị trường, và qua khảo sát đánh giá thị trường để xây dựng lên.
Trong những kế hoạch đề ra, đặc biệt kế hoạch về chiếm lĩnh thị trường, chỉ tiêu tăng trưởng trong những lĩnh vực chính của ngân hàng được chú trọng vì đây là kế hoạch chính mang lại kế hoạch lợi nhuận cho ngân hàng. Và, kế hoạch này được triển khai đến từng đơn vị kinh doanh.
Việc xây dựng kế hoạch tín dụng phải phù hợp với thực tế hoạt động của đơn vị„ phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương hay không, có đảm bảo yêu cầu của ngân hàng cấp trên và có khả năng thực hiện được hay không.
Xây dựng kế hoạch tín dụng: từng chi nhánh của ngân hàng cần phải xây dựng kế hoạch phát triển trong một khoảng thời gian nhất định làm định hướng chung để phát triển trong 3 năm, 5 năm, 10 năm. Hàng năm, các ngân
hàng thương mng c năm. năm.chung đm.chung đcác ngân hàng thương mng c năm. năm.chung để phát triến trong 3 năm, ủa địa phương hay không, có đảm bảo yêm, 5 năm, 10 ước, điều tra khảo sát nhu cầu tín dụng, mục tiêu, định hướng kế hoạch chung cung căm, các ngân hàng thương mng của đơn vị„ phù