Giải pháp về hoàn thiện bộ máy tổ chức và quản lý TDCN

Một phần của tài liệu Quản lý tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 98)

Thông qua đánh giá quản lý TDCN tại NHTMCP Việt Nam Thịnh vượng trong chương 2 có thể thấy, chính sách và quy trình quản lý TDCN chưa được hoàn thiện. Các chính sách quản lý TDCN và quy trình TDCN chưa được tuân thù và thực hiện nghiêm túc, chưa linh hoạt đối với khách hàng. Bên cạnh đó, công tác tồ chức thực hiện quản lý TDCN chưa quan tâm đúng mực việc đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về từng nghiệp vụ cụ thể. Thủ tục và thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn: NH còn chưa thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng, vẫn còn một bộ phận nhỏ cán bộ tín dụng chưa thực hiện tốt công tác thẩm định vay vốn, dẫn tới nợ xấu vẫn còn cao so với các NH khác. Ngoài ra, công tác quản lý khách hàng, đặc biệt là việc tìm kiếm khách hàng, tiếp thị các sàn phẩm dịch vụ đến với khách hàng chưa chủ động, chính vì vậy, trong thời gian tới, VPBank cần hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao trình độ nhân viên và công tác quản lý TDCN. Cụ thể:

NHTMCP Việt Nam Thịnh vượng Cần quan tâm đúng mực việc đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về từng nghiệp vụ cụ thể, từng đối tượng khách hàng có đặc điểm đặc thù về sản suất kinh doanh cụ thể. Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề trao đổi các bài học kinh nghiệm liên quan đến TDCN. Cập nhật kiến thức nghiệp vụ và tập huấn các quy định pháp luật mới. Ngoài ra, cần tổ chức đội ngũ giảng dạy là các chuyên gia bên ngoài, các cán bộ chuyên viên tín dụng có kinh nghiệm của ngân hàng, biên soạn và cập nhật giáo trình giảng dạy mang tính thực tiễn, trang bị tốt cơ sở vật chất phương tiện giảng dạy, tổ chức kiểm tra nghiêm túc, khuyến khích tinh thần học tập bàng cơ chế khen thưởng đề bạt.

Để nâng cao trình độ nghiệp vụ cùa cán bộ tín dụng, chú trọng thực hiện một số giải pháp sau:

- Có kê hoạch đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ tín dụng theo học tại trường dưới hình thức tại chức.

- Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ tại cơ sở hoặc tỉnh tố chức.

Tổ chức Hội thảo cán bộ nghiệp vụ để học tập kinh nghiệm - nghiệp vụ lẫn nhau để nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ xây dựng dự án và thẩm định dự án, hướng dẫn hộ vay xây dựng dự án và phương án vay vốn.

- Trang bị thêm phương tiện làm việc, công nghệ tín học, máy vi tính, đào tạo nghiệp vụ vi tính đối với cán bộ tín dụng đe giãi quyết khi cho vay nhanh chóng và thuận lợi.

- Xử lý nghiêm các cán bộ tín dụng vi phạm quy chế, quy trình nghiệp vụ, các trường hợp không hoàn thành chỉ tiêu huy động vốn, chỉ tiêu thu nợ rủi ro, cán bộ đế nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh.

- Bản thân các cán bộ tín dụng phài không ngừng học hỏi, trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn để có thể đảm nhận tốt công tác được giao.

Hiện nay, thực tế cho thấy cường độ làm việc của cán bộ tín dụng trong thời gian qua là khá căng thẳng, thậm chí việc làm thêm ngoài giờ cũng khá phổ biến. Và điều này đã dẫn đến việc hạn chế tiếp xúc với khách hàng, kiểm tra và kiểm soát các khoản TDCN. Vì vậy để đảm bảo an toàn TDCN, đủ nhân lực nhân lực để đón bất các cơ hội kinh doanh mới thì việc tăng cường cả về số lượng sẽ giúp cho ngân hàng đăm bảo nhịp độ tăng trưởng TDCN đồng thời bảo đảm được TDCN.

Ngân hàng cũng phải chú trọng nhiều hơn, đòi hỏi cao hơn và có thái độ rõ ràng hơn đối với cán bộ tín dụng nhàm hạn chế rủi ro trong TDCN như là:

- về năng lực công tác: đòi hỏi nhũng cán bộ liên quan đến hoạt động TDCN phải thường xuyên gnhieen cứu, học tập, nắm vững thực hiện đúng các quy định hiện hành và phải nâng cao năng lực công tác, nhất là khả năng phát hiện, ngăn chặn những thủ đoạn lợi dụng khách hàng.

- về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm: yêu cầu mỗi cán bộ ngân hàng phải luôn tu dưỡng phấm chất đạo đức, nêu cao trách nhiệm. Cán bộ ở cương vị càng cao thì phải càng gương mẫu.

- Và ngân hàng cần phải có chế độ đãi ngộ, khen thưởng hợp lý, công bằng: đối với cán bộ có thành tích xuất sắc thì nên dược biểu dương, khen thưởng cả về mặt vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả mà họ mang lại; đối với cán bộ có sai phạm thì tùy theo mức độ mà có thể nhấc nhớ hoặc xử lý kỷ luật. Có như vậy thì kỷ cương trong hoạt động tín dụng, uy tín của ngân hàng sẽ ngày càng được nâng cao và chất lượng tín dụng chắc chắn sẽ được cái thiện đáng kể.

4.2.2. Hoàn thiện cơ cẩu danh mục các sản phẩm TDCN

Thông qua đánh giá quản lý TDCN tại NHTMCP Việt Nam Thịnh vượng trong chương 2 có thể thấy, công tác quản lý danh mục cho vay chưa hợp lý, chưa tiếp cận được đa dạng các đối tượng khách hàng, chưa đầu tư nghiên cứu thị trường, sản phấm, đối thủ cạnh tranh cũng như phân tích đặc điểm dân cư, tính ưa thích sản phẩm. Chính vì vậy, trong thời gian tới, VPBank cần hoàn thiện cơ cấu danh mục các sản phẩm TDCN. Cụ thể:

Cần xây dựng cơ cấu danh mục sản phẩm TDCN hợp lý giúp ngân hàng tiếp cận được với đa dạng đối tượng khách hàng qua việc cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn TDCN, bởi thế Đơn vị cần xây dựng cơ cấu danh mục TDCN theo các sản phẩm ở mức hợp lý, tránh tình trạng tập trung quá nhiều vào các sản phẩm TDCN có tính ổn định không cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro khi tình hình thị trường không thuận lợi như: TDCN kinh doanh chứng khoán, TDCN đầu cơ bất động sản.

Đơn vị cần đẩy mạnh TDCN vào các sản phẩm có tính ồn định, có giá trị gia tăng cao như các sản phẩm TDCN, TDCN mua nhà để ở, TDCN phục vụ

sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ. Các sản phẩm này không những đem lại

thu nhập cao từ lãi cho ngân hàng mà còn đem lại nhiều nguồn thu nhập khác như: các dịch vụ chuyến tiền, dịch vụ thẻ, dịch vụ tiền gửi, ... từ chính người

vay vốn đem lại.

Việc xây dựng một cơ cấu danh mục sản phẩm TDCN giành cho khách hàng họp lý đòi hỏi Đơn vị phải đầu tư nghiên cứu thị trường, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh cũng như phân tích đặc điểm dân cư, tính ưa thích sản phẩm của địa bàn của Trụ sở Đơn vị, từ đó có thể đưa ra những sản phẩm phù hợp nhất và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Một cơ cấu danh mục sản phẩm TDCN khách hàng cá nhân hợp lý không cần quá nhiều sản phẩm nhưng cần có những sản phẩm linh hoạt, thay đổi theo biến động của thị trường: về điều kiện vay vốn, về tiện ích sản phẩm, về chính sách lãi suất, phí

.... Cơ cấu sản phẩm phải đày đủ cả 5 loại sản phẩm giành cho khách hàng: Nhóm sản phẩm huy động vốn, nhóm sản phẩm tín dụng cá nhân, nhóm sản

phẩm thẻ, nhóm sản phẩm e-banking và các sản phẩm hỗ trợ đi kèm, trong đó sản phấm TDCN giành cho khách hàng cần thiết phải có sự gắn kết với các sản phẩm khác.

Tăng cường chủ động tìm kiếm khách hàng, lựa chọn khách hàng vay:

Đơn vị phải chủ động trong việc tìm kiểm khách hàng, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng, việc này giúp cải thiện tình trạng thiếu

hiểu biết về sản phấm dịch vụ Ngân hàng của đại bộ phận dân cư, vừa giúp Đơn vị sàng lọc khách hàng phù hợp.

Hướng phát triển của Đơn vị là xây dựng giao tiếp khuếch trương sản phẩm, tìm kiếm khách hàng lớn, không tìm kiếm khách hàng nhỏ, chủ động liên kết với nhiều hãng, nhiều công ty có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của mình đề có thị trường khai thác trong tương lai, cung ứng dịch vụ Ngân hàng hiệu quả hơn; vừa đảm bảo được khách hàng có năng lực tín dụng tốt và có thiện chí trong xây dựng mối quan hệ bền vững, lâu dài với Đơn vị.

Đây mạnh phát triên TDCN thông qua các đôi tác liên kêt. Thực hiện phân luồng khách hàng khi đến giao dịch tại Đơn vị, bố trí không gian giao dịch ưu tiên dành riêng cho khách hàng quan trọng. Xây dựng chính sách khách hàng, chính sách Marketing, chính sách sản phấm phù hợp với từng phân đoạn khách hàng, trong đó tập trung vào nhóm khách hàng quan trọng để cung cấp sản phẩm phù hợp và đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Đảm bảo phát triển khách hàng mới có sự chọn lựa kỳ càng, khách hàng mới là những khách hàng tốt và việc phát triển khách hàng mới phải nằm trong tầm kiểm soát tương ứng với năng lực phục vụ cũa Ngân hàng và luôn duy trì chất lượng phục vụ khách hàng tốt. Kiên quyết tạm dừng hoặc lịch sự từ chối khách hàng mới nếu khách hàng không đáp ứng được yêu cầu về mức độ an toàn hay thực lực về con người, trình độ, bộ máy không đủ để đảm bảo phục vụ khách hàng được tốt và kiểm soát được rủi ro.

Cần tránh tình trạng tập trung quá nhiều vào việc phát triển khách hàng mới dẫn đến ảnh hưởng đến sự quan tâm, chất lượng phục vụ các khách hàng hiện có của Đơn vị. Vì vậy, phải thực hiện song song cả hai khâu chăm sóc khách hàng hiện có và tiếp thị khách hàng mới. Đối với khách hàng cũ phải duy trì sự thường xuyên thăm hỏi khách hàng (hình thức linh hoạt: điện thoại, gặp mặt, thăm cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng...) qua đó tìm hiểu sự hài lòng của khách hàng hoặc những bất cập trong việc cung cấp dịch vụ, phục vụ khách hàng; giới thiệu những sản phấm mới của Đơn vị mà có thể phù hợp với nhu cầu của khách hàng; tìm hiểu những nhu cầu mới (nếu có) của khách hàng để tim kiếm những cơ hội kinh doanh mới.

Cần chủ động theo dõi, đánh giá về sự biến động trong hệ thống khách hàng hiện có của mình (số lượng khách hàng truyền thống hiện đang giao dịch, lượng khách hàng cũ thôi không giao dịch tại Ngân hàng nữa và lượng khách hàng mới) để tim hiểu được nguyên nhân thay đổi của lượng khách hàng cũ, từ đó tìm ra biện pháp để duy trì hệ thống khách hàng hiện có.

4.2.3. Tăng cường công tác kiêm tra, giám sát sau TDCN

Như đã phân tích ở chương 2, mặc dù công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ được thực hiện hàng năm nhưng chưa thực sự là hoạt động thường xuyên, thường chỉ định kỳ một lần trong năm. Điều này dẫn tới, có khi “có vấn đề” trong các khoản nợ rồi mới kiểm tra làm cho việc khắc phục nợ quá hạn, nợ xấu khó khăn hơn. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra kiểm soát mang tính nội bộ nên đôi khi còn mang tính chất “nể nang”, chưa sâu sát. Hơn nữa, công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay còn hạn chế, hồ sơ kiểm soát sau còn sơ sài, chưa đủ đế kết luận về tình trạng của khách hàng, mức độ rủi ro cũng như tiến trình thực hiện, hiệu quả của phương án, dự án. Chính vi vậy, trong thời gian tới, VPBank cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sau TDCN. Cụ thể:

- Đảm bảo an toàn trong hoạt động Tín dụng là vấn đề không nhũng được NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng quan tâm mà còn nhận được sự ^7 JL

quan tâm của các cơ quan quản lý Nhà nước. Bên cạnh các biện pháp kiếm tra của NHNN, kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, kiểm toán độc lập, các NH NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng nói chung và NHTMCP Việt Nam Thịnh vượng nói riêng phải xây dựng bộ phận kiểm tra nội bộ hiệu quả. Các cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ cần phải được đào tạo nâng cao về ngoại ngữ, chuyên sâu về nghiệp vụ, thực hiện công tác kiếm tra thường xuyên, liên tục đối với tất cả các khoản vay. Ngoài bộ phận kiểm tra nội bộ độc lập với bộ phận quản lý cho vay xuất khấu, chính những cán bộ thực hiện công tác cho vay xuất khẩu cũng phải thường xuyên tự kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngân sâu hơn, thường xuyên hơn. Tổ chức theo dõi sát các khoản vay đã thực hiện cho vay, chấp hành nghiêm túc các quy định, quy chế, sổ tay nghiệp vụ và các văn bản hưóng dẫn của NHNT về tín dụng xuất khẩu.

- Hoạt động cho vay xuât khâu là hoạt động tín dụng có nhiêu rủi ro. Đê xử dụng nguồn vốn Tín dụng cùa Nhà nước có hiệu quả và đảm bảo tính an toàn, lành mạnh trong hoạt động cấp tín dụng, NH cần xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng phù hợp. Trên cơ sở những nguyên tắc Basel về quản

lý nợ xấu và đặc điểm hoạt động Tín dụng tại NH, cần lựa chọn các tiêu chuẩn có thể áp dụng trong xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng, đồng thời NH cần quyết liệt hơn trong thu hồi, xử lý nợ, cụ thể:

+ Bám sát, theo dõi tình hình săn xuất kinh doanh của khách hàng.

+ Đánh giá tài chính khách hàng thông qua các thông tin thu thập được từ: khách hàng cung cấp, thông tin lưu trữ tín dụng, thông tin từ các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan với khách hàng, ... để tìm nguồn thu nợ.

+ Phân loại khoản nợ, phân loại khách hàng để có cách ứng xử phù hợp như: đôn đốc thu, xử lý tài sản bảo đảm, khởi kiện, xử lý rủi ro, tái cơ cấu khoản nợ để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng,....

4.2.4 Nâng cao chất lượng quản lý nợ xấu

Như đã phân tích ở chương 2, công tác quản lý nợ xấu còn hạn chế, công tác quản lý phân loại nợ và trích lập dự phòng chưa chính xác, phản ánh đúng bản chất của khoăn nợ, từ đó việc trích lập dự phòng chưa được thực hiện tốt đế phòng ngừa rủi ro xảy ra, ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng. Tình hình thu hồi nợ quá hạn vẫn còn nhiều bất cập. Chính vì vậy, trong thời gian tới, VPBank cần Nâng cao, cải thiện hoạt động quản lý nợ xấu. Cụ thể:

* Đối với việc xử lý nợ quá hạn, NH cần có những biện pháp cụ thế như: - Phân tích nguyên nhân cụ the từng khách hàng từ đó có biện pháp tháo gỡ.

+ Đối với những khách hàng có nợ quá hạn có tính chất tạm thời, hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, NH xem xét khả năng trả nợ và phương án sản xuất kinh doanh trong thời gian tới để quyết định TDCN . Việc

TDCN bảo đảm thu hôi vòn, giúp khách hàng vượt khó khăn và có những biện pháp, có thế áp dụng biện pháp cơ cấu nợ. Căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh cúa khách hàng, khách hàng chứng minh được khả năng hoàn trả khi đến hạn sau khi cơ cầu nợ cho khách hàng đòi hởi NH phải giám sát chặt chẽ các khoản nợ và hoạt động của khách hàng sau khi cơ cấu lại.

+ Đối với khách hàng khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ, khó khắc phục, nợ quá hạn chưa xác định được nguồn trả nợ, NH cần quản lý chặt

chẽ khoản vay và khách hàng trên như sau:

* Đối với khoản vay có tài sản bảo đảm:

Tìm khách hàng có khả năng tài chính nhận lại nợ của khách hàng khó khăn để tiếp tục khai thác hiệu quả tài sản bảo đảm bằng khả năng trả nợ.

NH rà soát tài sản bảo đảm, tình trạng tài sản, hồ sơ pháp lý có thế phát mại tài sản thu hồi vổn. Phối hợp cùng các bộ, ban, ngành cho tiến hành thanh

Một phần của tài liệu Quản lý tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)