Khái niệm quản lý TDCN

Một phần của tài liệu Quản lý tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 32 - 34)

TDCN có vai trò quan trọng đối với sự phát triển KT-XH, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên để các khoản tín dụng này được phát huy hết vai trò của nó, cũng như đăm báo tính rủi ro tín dụng là thấp nhất đối với NH thì cần thiết phải có sự quản lý chặt chẽ đối với các khoản tín dụng. Quản lý

là chức năng vốn có cùa mọi tổ chức, mọi hoạt động trong nền kinh tế, xã hội và đời sống hàng ngày nhằm đạt được những mục tiêu phát triển chung.

Trong kinh doanh về hoạt động tín dụng, các NH cần phải có một đội ngũ quản lý vững chắc đề phổi hợp hiệu quả các hoạt động của những bộ phận, cá nhân trong đơn vị nhằm sử dụng tối đa các nguồn lực, thời cơ để mang lại hiệu quả cao nhất.

Mặc dù chưa có một quan điểm cụ thể nào về quản lý hoạt động tín dung nhưng xét trên góc độ về hoạt động quản lý nói chung và các quan điềm về hoạt động tín dụng NH, ta có thể hiểu sơ bộ về hoạt động quản lý TDCN là hoạt động thực hiện các nghiệp vụ quản lý, kiểm tra và giám sát việc vận dụng các chính sách, quy định của tổ chức tín dụng, pháp luật của nhà nước về hoạt động tín dụng, đảm bảo cho hoạt động tín dụng tuân thủ các quy định, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro và đem lại hiệu quả tối ưu trong hoạt động này. Hoặc có thể hiểu đơn giản hơn đây là quá trình tác động cùa NHTM đến hoạt động tín dụng của đơn vị mình nhằm đảm bào cho hoạt động tín dụng đạt được các mục tiêu đã đề ra với chi phí phát sinh là thấp nhất.

Quản lý TDCN là một trong các nghiệp vụ con của việc quản lý TDCN NH nói chung, vì vậy từ cách hiểu về quản lý TDCN NH, bản thân tác già

hiêu răng quản lý TDCN đơn giản là quá trình tác động của NH đên hoạt động TDCN cùa đơn vị nhằm đảm bảo cho hoạt động TDCN đạt được mục

tiêu đã đề ra với mức độ rủi ro, chi phí phát sinh là thấp nhất.

Như vậy vói trong quản lý TDCN , NH đặt ra với hai mục đích chính, đó là:

- Thực hiện các nghiệp vụ cần thiết để hoạt động TDCN đạt được các mục tiêu đề ra như mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, mục tiêu mở rộng được khối• • • • Z • • 4^ • lượng KH cá nhân, đảm bảo khả năng thanh toán trong ngắn hạn và dài hạn...

- Quản lý TDCN để đảm bảo mức độ rủi ro trong tín dụng là nhở nhất, các khoản tín dụng khi đã cấp ở mức độ an toàn cao nhất. Khả năng thu hồi vốn và sinh lời luôn được đảm bảo.

Ngoài ra việc quản lý TDCN còn nhằm mục tiêu đó là duy trì sự phát triển ổn định, lâu dài về cả chiều sâu và chiều rộng của hoạt động tín dụng NH. Tức là ngoài việc mở rộng được hệ thống khác hàng, nâng cao số lượng vay vốn thì cũng cần phải có sự hài lòng cao của KH đối với các sản phẩm dịch vụ mới và cũ do đơn vị mình cung cấp. Đó chính là sự phát triển về chiều sâu của loại hình tín dụng này, KH có độ hài lòng cao, và nhiều KH cùng hài lòng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng đang cung cấp là tốt và ngược lại nếu mức độ hài lòng không cao thì chất lượng tín dụng đang có xu hướng bị đi xuống và NH cần phải có sự cải thiện trong khâu quản lý và cung cấp sản phẩm của mình.

Ngoài việc quản lý nội bộ tốt thì các NHTM còn cần phải thực hiện quản lý tốt đối với KH vay vốn, đặc biệt là các KH cá nhân do việc nắm bắt thông tin của KH là đặc biệt quan trọng trong việc thu hồi vốn cho vay, hơn nữa còn phải có các biện pháp nghiệp vụ để nắm bắt tốt nhất về lĩnh vực cấp tín dụng. Công tác quản lý này là cơ sở để NH có thể nhận diện được rủi ro, đánh giá được mức độ rủi ro của khoản tín dụng này.

Ở Việt Nam hiện nay, các NHTM đang thực hiện xây dựng và hoàn thiện các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng, điến hình là hệ thống cho điếm

tín dụng - Điêm tín dụng (FICO) là diêm sô mà các tô chức tài chính dùng đê đánh giá sự uy tín của bạn khi sừ dụng các hình thức cho vay của tổ chức đó. Dựa vào đây, NH thực hiện đánh giá, phân loại KH và tùy vào mức độ rủi ro của KH và định hướng tín dụng mà NH có những chính sách tín dụng phù hợp với từng nhóm KH, từng lĩnh vực được ưu đãi cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu Quản lý tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 32 - 34)