Như đã phân tích ở chương 2, cơ chế chính sách về quản lý TDCN còn ràng buộc và chưa đáp ứng yêu cầu thực tế đòi hởi phát triển hệ thống ngân hàng và thông lệ quốc tế. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của của Ngân hàng Nhà nước, của Chính phủ và của các ngành có liên quan đến nghiệp vụ của ngân hàng chưa kịp thời. Chính vì vâyyj, trong thời gian tới, VPBank cần hoàn thiện chính sách tín dụng. Cụ thể:
- về chính sách lãi suất
Lãi suất là một yếu tố quan trọng trong thực hiện các khoản cho vay. Một chính sách lãi suất phù hợp sẽ thu hút được khách hàng và tăng dư nợ tín dụng, tăng khả năng cạnh tranh, tăng thu nhập cho Tổ chức tín dụng. Để có được một chính sách lãi suất cho vay có hiệu quả, Cán bộ tín dụng phải nắm được thực tế lãi suất và xu hướng biến động của lãi suất cho vay hợp lý.
Trong những năm qua, NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng-NH đã áp dụng chính sách lãi suất một cách linh hoạt đối với các đối tuợng khách hàng vay vốn và quy mô các khoản vay. Tuy nhiên, chính sách lãi suất của Ngân hàng vẫn còn những điều chưa linh hoạt. Vì thế Ngân hàng nên mở rộng các mức lãi suất đa
dạng theo thời gian và đối tượng khách hàng, mức độ sử dụng sản phẩm của Ngân hàng, có chính sách khuyến khích về lãi suất cho các khách hàng mới. Bên
cạnh đó căn cứ vào tính chất, đặc điểm từng ngành nghề kinh doanh mà có thể áp dụng các mức lãi suất khác nhau. Chính sách lãi suất phải linh hoạt theo đối tượng vay vốn. Các khách hàng quen thuộc, có uy tín vay thi có thể được hưởng một mức lãi suất ưu đãi thấp hon, điều đó sẽ góp phần củng cố mối quan hệ lâu dài với khách hàng, vừa khuyến khích khách hàng tăng cường mối quan hệ vừa tích cực làm ăn có hiệu quả, trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Điều này không những tạo ra những điều kiện cho khách hàng hoạt động kinh doanh tốt hơn mà còn
giúp cho Ngân hàng thiết lập, mở rộng quan hệ với khách hàng. Với một chính sách lãi suất phù hợp, linh hoạt chấc chắn NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng sẽ có càng nhiều khách hàng đến với minh.
về chính sách khách hàng
- về chính sách đảm bảo tiền vay
Tài sân thế chấp là sự bảo đảm cho khoản vay, Ngân hàng chỉ nên coi đó chỉ là cam kết sẽ trả nợ chứ không phải là nguồn trả nợ. Ngân hàng cần có sự thẩm định kỳ càng đối với tài sản thế chấp cả về giá trị thị trường và tính pháp lý đế tránh tình trạng các doanh nghiệp dùng một loại tài sản đi thể chấp và vay vốn ở nhiều nơi khác nhau hoặc tài sản có giá trị thấp hơn so với giá trị trên giấy tờ.