Kinh nghiệm quản lý TDCN tại NHTM

Một phần của tài liệu Quản lý tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 44)

1.4.1 Kỉnh nghiệm của NH BIDV trong quản lý TDCN

Chấp hành nghiêm quy chế tín dụng, quy chế cho vay

- Kiểm tra trước khi cho vay nhằm thu thập thông tin để thẩm định một cách toàn diện dự án vay vốn cũng như về KH vay. Ngoài yêu cầu dự án phải khả thi và hiệu quả, NH phải nắm vừng thông tin về KH trước khi quyết định cho vay.

- Kiếm tra trong khi cho vay, nhằm phát hiện các sai sót về tính pháp lý của dự án cũng như tài sản đảm bào nợ vay. Đặc biệt cần phải thận trọng và kỳ lưỡng trong việc thiết lập hồ sơ tín dụng.

- Đặc biệt việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay và quản lý nợ vay phải thực hiện thật tốt. Kết quả phân tích từ nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, kiểm

tra, giám sát liên quan chặt chẽ đên khả năng xảy ra rủi ro tín dụng. Do vậy, NH cần căn cứ vào các tiêu chí của khoản vay như: đặc điểm của KH (KH mới hay KH truyền thống), số tiền vay, địa bàn, loại hình vay để xây dựng lịch kiểm tra cho phù hợp.

Quản lý có hiệu quả các khoản nợ xẩu và trích lập dụ'phòng rủi ro

NH chấp hành tốt các quy định của NH Nhà nước về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động tín dụng. Trích lập dự phòng rùi ro tín dụng phải thực hiện dựa trên chất lượng của các khoản tín dụng chứ không phải dựa trên nợ quá hạn. Tuy nhiên việc trích dự phòng rủi ro ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của NH, ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương, thu nhập cùa cán bộ, công nhân viên, từ đó thường có tâm lý đối phó. Do đó cần phải thường xuyên kiểm tra

việc thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đúng và đầy đủ theo quy định.

Chính sách nhân sự hợp lý.

Xây dựng chính sách tuyến dụng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. NH chú trọng đến đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng, đội ngũ cán bộ này ngoài yêu cầu chung là phải có trình độ nghiệp vụ giỏi còn đòi hỏi có phẩm chất đạo đức tốt. Lãnh đạo nghiệp vụ tín dụng phải là những người có năng lực, có đầu óc nhạy bén, am hiểu thị trường và có khả năng dự báo tốt. Đối với cán bộ tín dụng, phải có trình độ đại học chuyên ngành kinh tế, không nên phân công những cán bộ mới tuyển dụng thực hiện ngay công tác cho vay mà nên giao cho họ làm những công việc có liên quan như hồ trợ kinh doanh, kế toán,... Khi đã có kinh nghiệm từ hai năm trở lên mới phân công làm cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, NHTM quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại, thường xuyên tố chức cho cán bộ tập huấn nghiệp vụ và cập nhật những kiến thức mới, đặc biệt cần tổ chức ngay cho cán bộ tín dụng được học tập nghiệp vụ giao tiếp và chăm sóc KH.

1.4.2. Kỉnh nghiệm của NH Agribank trong quản lý TDCN

Nghiêm túc thực hiện pháp luật, các quy định của NH Nhà nước, chỉ đạo của NHNN Việt Nam, linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện chủ trương chính sách về tín dụng cá nhân; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bố trí cán bộ phù hợp, xem trọng công tác kiểm tra, kiểm soát trong quản lý TDCN.

Tăng cường kiểm tra, kiểm toán và giải quyết đơn thư khiếu nại, nghiêm túc thực hiện pháp luật, các quy định của NH Nhà nước nại tố cáo của KH. Bên cạnh đó NH còn thống nhất việc điều động cán bộ trong toàn đơn vị sao cho phù hợp khả năng và trình độ năng lực của mỗi người, đảm bảo 100% các NH, phòng nghiệp vụ đều có đủ nghiệp vụ và chất lượng cán bộ để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh theo chuyên đề. Công khai hóa cơ chế hoạt động tín dụng. Những thông tin về điều kiện vay vốn, hồ sơ vay vốn, quy trình nghiệp vụ, lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi, giá mua bán ngoại tệ, phí dịch vụ, tiền hồ sơ... đều được niêm yết tại trụ sở làm việc của NH, UBND các xã, thị trấn và được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời ra quyết định thành lập các đoàn kiềm tra và tiến hành kiểm tra theo đề cương đã ấn định như kiểm tra quyết toán niên độ năm, kiểm tra hoạt động tín dụng, công tác thẩm định, vốn dự án, phương thức sử dụng vốn vay và việc chấp hành thanh toán của những hộ vay vốn. Tăng số KH đen giao dịch và nâng cao mức tăng trưởng tín dụng.

Lãnh đạo NH này cũng yêu cầu tổ chức phân tích thực trạng dư nợ, chủ động tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng đối với KH nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho KH tiếp cận nguồn vốn tín dụng NH, công khai hồ sơ thủ tục, lãi suất vay vốn đối với KH; đông thời tăng cường công tác kiếm tra, giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay của KH, ngăn chặn việc sử dụng vốn vay

sai muc đích của KH.

1.4.3 Kinh nghiệm của NH HSBC NH Hà Nội trong quản lý TDCN

HSBC được tạp chí The Asian Banker đã chọn là “NH bán lẻ tốt nhất Việt Nam trong năm 2017”. Thành công của HSBC Việt Nam ở chồ chuyển từ đối tượng phục vụ là người nước ngoài sang phục vụ KH Việt Nam với thông điệp “NH toàn cầu am hiểu địa phương”. Với việc thay đổi chiến lược veKH mục tiêu cũng như việc thành lập đội ngũ nhân viên tư vấn tài chính chuyên nghiệp, HSBC là một trong những ngân hàng được được xem là có năng lực vượt trội về bán hàng, giới thiệu các sản phấm dịch vụ NH mới cho thị trường Việt Nam đặc biệt là cung cấp dịch vụ tài chính cá nhân, trong đó nổi trội về cho vay cá nhân và thẻ tín dụng.

NH HSBC Hà Nội là một trong những NH của HSBCđâ đưa ra thị trường sản phẩm dành riêng cho đổi tượng KH cao cấp củaNH, đó là HSBC Premier. KH được hưởng các dịch vụ tư vấn đầu tư chuyên sâu, dịch vụ NH quản lý nguồn tài chính áp dụng trên toàn cầu, các thẻ tín dụng Premier Master được chấp nhận trước và những trung tâm Premier độc quyền trên thế giới. Trong cuộc cạnh tranh thị trường khốc liệt, thẻ tín dụng của HSBC - NH Hà Nội đã chiếm được cảm tình của KH bằng các yếu tố độc đáo này. Ngoài ra trong tháng 3/2017 NH HSBC- NH Hà Nội tung ra chương trình Red - Weeked cho các chủ tín dụng. KHkhi có hóa đơn thanh toán tại các cửa hàng và nhãn hiệu hàng đầu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có thể hưởng ưu đãi từ 30 - 50%. Đây được xem là sản phẩm có phương thức hoàn trả linh hoạt trên cơ sở lãi vay tính trên dư nợ gốc ban đầu hoặc trên dư nợ giảm dần.

1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho NH VPBank trong quản lý TDCN

Qua thực tế hoạt động cho vay TDCN ở một số NH trong nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho NH vpbank như sau:

Thứ nhất: NH cần chủ trọng hơn nữa đến mảng thị trường cho vay cá

nhân vì hiện nay hầu hết các NHTM trong nước đều rất quan tâm, chú trọng

hoạt động TDCN .Xây dựng chiên lược quảng cáo, tiêp thị phù hợp đê có thê tiếp cận được với tất cả các phân khúc khác hàng cá nhân, có như vậy mới tăng được sổ lượng vay cá nhân trong tương lai. Đồng thời thực hiện đa dạng hóa các dịch vụ, sản phẩm tín dụng từ cao cấp cho tới dạng trung bình, dạng thấp để tất cả các cá nhân có nhu cầu đều có thể lựa chọn được những gói sản phẩm tín dụng phù hợp. Mồi gói tín dụng phải có một cách thực quản lý cụ thể, tránh trường hợp đồng nhất vì mức độ rủi ro tín dụng của mồi gói sẽ khác nhau.

Thú’ hai: Để phát triển thành công mảng TDCN trên thị trường, NH cần

phải thực hiện đúng quy trình, quy chế cho vay, phải nghiên cứu thị trường, xác định được khả năng, thực lực và mục tiêu phải triển của mình để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, đồng thời có kế hoạch đầu tư thiết lập hệ thống mạng lưới phân phối, cơ sở hạ tầng kỳ thuật phù hợp với môi trường kinh doanh. Trên cơ sở đó đề ra các chính sách quản lý nội bộ về tín dụng phù hợp để đảm bão chât lượng kiểm soát nội bộ đạt hiệu quả cao nhất.

Thứ ba: Việc phát triển TDCN cần có sự quản lý, giám sát chặt chẽ và

quản lý rủi ro vì các món vay cá nhân thường nhỏ, có thời hạn dài và phụ thuộc nhiều vào tư cách đạo đức, thiện chí trả nợ của KH cũng như sự thay đổi nguồn thu nhập của KH trong tương lai.

Thứ tư: cần có chính sách nhân sự hợp lý, thực hiện tuyển dụng những

nhân sự có chất lượng cao cho công tác tín dụng và công tác quản lý TDCN để giảm thiểu tối đa những sai sót trong việc kiểm tra, thẩm định và phê duyệt

hồ sơ vay. Đồng thời phải thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ nhân sự vì hoạt động tín dụng NH chịu ảnh hưởng nhiều từ việc biến đổi của môi trường, KT-XH, từ đó hình thành được một đội ngũ chuyên nghiệp, chất lượng cho công tác nghiệp vụ tín dụng NH và quản lý điểu hành hoạt động cùa nghiệp vụ này.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 2.1. Thiết kế nghiên cứu và quy trình nghiên cứu

2.1.1. Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu là sự sắp xếp các điều kiện cho việc thu thập và phân tích dữ liệu một cách có chủ đích để kết hợp đến các mục đích nghiên cứu với các thủ tục liên quan. Trong thực tế, các thiết kế nghiên cứu là việc cấu trúc khái niệm trong đó nghiên cứu đuợc tiến hành; nó tạo thành các kế hoạch chi tiết cho việc thu thập, đo lường và phân tích dừ liệu. Như vậy việc thiết kế bao gồm một phác thảo của những nhà nghiên cứu sẽ làm từ giả thuyết và những tác động của nó đến hoạt động phân tích dữ liệu. Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành thiết kế nghiên cứu trên cơ sở tìm hiểu và nghiên cứu lý thuyết về quản lý tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại và phân tích thực trạng quản lý tín dụng cá nhân tại Ngân Hàng Thương Mại cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng. Theo đó, kỳ vọng luận văn sẽ đưa ra được những giải pháp hoàn thiện quản lý tín dụng cá nhân tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng.

Đối tượng khảo sát: Khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng Thương Mại

Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng.

Phưong pháp: Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn và

phương pháp khảo sát, thu thập ý kiến của khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng Thương Mại cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng, đánh giá hoạt động quàn lý tín dụng cá nhân tại Ngân Hàng Thương Mại cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng.

2.1.2. Quy trình nghiên cứu

Để tiến hành một nghiên cứu khoa học cần phải chuẩn bị đầy đủ các mặt cho nghiên cứu. Bước chuẩn bị có một vị trí đặc biệt, nó góp phần quyết định chất lượng của công trình nghiên cứu. Chuẩn bị nghiên cứu bắt đầu từ xác định đề tài và kết thúc ớ việc chuẩn bị lập kế hoạch tiến hành nghiên cứu.

Vì vậy, trong đê tài nghiên cứu này, tác giả xây dựng quy trình nghiên cứu như sau:

Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu

Nguôn: Tác giả tông hợp và xây dựng Bước 1: Xác định vấn đề và hình thành mục tiêu nghiên cứu (Problem

identification)

Xác định nhiệm vụ nghiên cứu, mục tiêu và mục đích nghiên cứu, các vấn đề cụ thề cần nghiên cứu hoặc các câu hỏi nghiên cứu cần được trả lời, đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu.

Bước 2: Xây dựng cơ sở lý luận (Review the literature)

Dựa trên các lý thuyết, các công trình nghiên cứu đã có, các nguồn thông tin, tư liệu để xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề. Đây là chổ dựa về mặt lý luận của công trình nghiên cứu.

Bước 3: Thu thập dữ liệu (Data collection)

Thu thập các thông tin định tính và định lượng theo các phương án đã chọn.

Bước 4: Xử lý dữ liệu và phân tích (Data analysis and interpretation)

Từ các thông tin thu thập được, sử dụng các công cụ thống kê đế xử lý và phân tích.

Bước 5: Trình bày kết quả (Findings)

Khái quát hoá các kết quả xử lý và phân tích dữ liệu nhằm đưa ra đánh giá cho thực trạng quản lý tín dụng cá nhân tại Ngân Hàng Thương Mại cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng.

Kêt luận chính thức vê kêt quả nghiên cửu; nêu lên những mặt mạnh, mặt yếu và xây dựng các giải pháp nhàm hoàn thiện công tác quản lý tín dụng cá nhân tại Ngân Hàng Thương Mại cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng.

2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

2.2.1. Dữ liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được lấy từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của NH Vpbank trong giai đoạn 2017 - 2019.... Ngoài ra tác giả sử dụng nguồn

số liệu từ NHNN qua các thời kỳ.

2.2.2. Phương pháp xử lý so liệu

Sắp xếp tài liệu: Tài liệu ban đầu được sắp xếp theo từng mục đích

nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả cũng sắp xếp lại theo tính logic nhằm đưa đến một bản viết dễ hiểu. Các kết quả thu được từ việc thống kê, phân tích và so sánh sẽ được liên kết lại, tạo thành một chỉnh thể để có cái nhìn tổng quát về vấn đề nghiên cứu. Đây cũng là các căn cứ để tác giả đưa ra một số đề xuất có thể áp dụng trong thực tiễn.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: “Số liệu thứ cấp được thu thập, phân loại và hệ thống hóa theo năm tài chính trên cơ sở báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của NH Vpbank đế tồng hợp, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của NH Vpbank trong giai đoạn 2017-2019. Phân tích đánh giá các chỉ tiêu: số lượng KH cá nhân vay tiêu dùng; số lượng và

sự đa dạng sản phâm TDCN; Doanh sô và dư nợ TDCN; Thu nhập TDCN; Nợ quá hạn và nợ xấu TDCN”.

Phương pháp so sảnh, phân tích thống kê: So sánh các kết quả về hoạt

động kinh doanh, quy mô, mạng lưới, ... tại Ngân Hàng Thương Mại cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng trong 03 năm trở lại đây, từ đó phân tích và rút ra những đặc điếm, đánh giá chung về thực trạng quản lý tín dụng cá nhân tại Ngân Hàng Thương Mại cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng.

Phương pháp thống kê mô tả: “Trên cơ sở thống kê số liệu thu thập được, tác giả thực hiện mô tả và diễn giải các số liệu và chỉ ra những đặc tính cơ bàn nhất của nguồn số liệu thu thập được để phân tích, đánh giá, mô tả thông qua biểu đồ để đánh giá các chỉ tiêu”.

Phương pháp tông hợp: Là phương pháp liên kết những mặt, những bộ

phận, những mối quan hệ thông tin từ các thông tin đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống dừ liệu mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu. Trong bài viết khi phân tích thực trạng, tác giả có kết hợp giữa các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Sự phối hợp này nhằm nâng cao hiệu quả trong chứng minh các vấn đề được nghiên cứu.

Bô sung tài liệu: sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch, đặc biệt sau khi có sự góp ý của giảng viên hướng dẫn, tác giả đã nghiên cứu thêm các tài liệu nhằm bố sung các luận cứ cho bài viết.

Như vậy ở đây tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính, không sử dụng mô hình định lượng bởi mục đích chính cần truyền tải của đề tài nghiên cứu này là làm rõ về thực trạng quản lý các khoản TDCN , không thực hiện đánh giá hiệu quả theo mô hình kinh tể. Từ những thực trạng đó và dựa trên những tổng hợp kinh nghiệm đã có trong thực tiễn đề đề ra giải pháp

Một phần của tài liệu Quản lý tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)