hỗ trợ tự học môn Ngữ văn hiện nay của trường phổ thông
Để có một cái nhìn cụ thể hơn về thực trạng dạy - học tự học và ứng dụng công nghệ thông tin trong hỗ trợ tự học bộ môn Ngữ văn hiện nay tại trường THPT chúng tôi tiến hành nghiên cứu điều tra 18 GV và 108 HS lớp 10 ở các trường: THPT Kim Liên - Quận Đống Đa – thành phố Hà Nội, THPT Phạm Văn Đồng - quận Từ Liêm – thành phố Hà Nội, THPT Mông Dương – thành phố Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh. Đây là 3 trường THPT thuộc các địa bàn khác nhau: THPT Kim Liên là trường công lập có chất lượng đào tạo cao của thành phố Hà Nội. THPT Phạm Văn Đồng là trường dân lập nhưng đào tạo theo mô hình chuyên chất lượng cao. THPT Mông Dương là trường vùng nông thôn miền núi hệ công lập của tỉnh Quảng Ninh. Chúng tôi tập trung điều tra các vấn đề cơ bản: nhận thức của GV và HS về vấn đề tự học; thực trạng dạy tự học của GV và kỹ năng tự học của HS; nhận thức và kỹ năng sử dụng CNTT trong hỗ trợ tự học hiện nay ở trường phổ thông. Kết quả thu được như sau:
1.2.2.1. Thực trạng nhận thức của HS THPT về tác dụng của tự học
Tự học đã và đang trở thành chiếc chìa khóa vàng” mở ra cánh cửa thông tin khám phá thế giới. Tuy nhiên đây là một hoạt động có tính hệ thống, đòi hỏi sự thống nhất của cả 3 yếu tố: nhận thức, phương pháp, kỹ năng. Các yếu tố này càng sớm được rèn luyện nhuần nhuyễn thì người học sẽ càng chủ động
31
trong quá trình tự học. Do đó, để tiến hành tổ chức hoạt động tự học có hiệu quả, trước hết chúng tôi tìm hiểu nhận thức của HS về tác dụng của tự học.
Bảng 1.3 .Kết quả điều tra nhận thức của học sinh THPT về tác dụng của tự học
STT Tác dụng
Mức độ đánh giá
Đồng ý Phân vân Không đồng ý
SL % SL % SL %
1 Giúp hiểu sâu bài học 63 58,3% 36 33,3% 9 8,4%
2 Giúp mở rộng và nâng cao kiến thức
60 55,6% 42 38,9% 6 5,5%
3 Giúp củng cố, ghi nhớ lâu và làm chủ kiến thức
87 80,6% 18 16,7% 3 2,7%
4 Giúp vận dụng tốt tri thức vào việc giải quyết những nhiệm vụ học tập mới. 69 63,9% 36 33,3% 3 2,8% 5 Giúp rèn luyện tính tích cực, tự giác và độc lập trong học tập 93 86,1% 9 8,4% 6 5,5% 6 Giúp hình thành năng lực tự học suốt đời 57 52,8% 39 36,1% 12 11,1%
7 Giúp đạt kết quả cao trong kiểm tra, thi cử
63 58,3% 36 33,3% 9 8,4%
8 Giúp người học có khả năng tự đánh giá bản thân
56 51,9% 30 27,8% 22 20,3%
Từ kết quả khảo sát ở trên chúng ta nhận thấy: đa số HS có nhận thức đúng đắn về vai trò của tự học. 86,1% HS nhận thấy tự học giúp rèn luyện tính tích cực, tự giác và độc lập trong học tập, 80,6% đánh giá tự học giúp củng cố, ghi nhớ lâu và làm chủ kiến thức, 63,9% cho rằng tự học giúp vận dụng tốt tri thức vào việc giải quyết những nhiệm vụ học tập mới. Ngoài ra
32
các tác dụng như giúp hiểu sâu bài học, đạt kết quả cao trong thi cử cũng được 58,3% HS được hỏi đồng tình. Đây là 1 tín hiệu đáng mừng cho thấy HS lứa tuổi THPT nói chung, HS lớp 10 nói riêng đã có những nhận thức đúng đắn, tích cực về vai trò, tầm quan trọng và tác dụng của tự học.
Bên cạnh điểm tích cực trên vẫn còn một lượng không nhỏ bày tỏ thái độ phân vân về việc tự học giúp mở rộng, nâng cao kiến thức (38,9%), tự học giúp hình thành năng lực tự học suốt đời (36,1%). Thậm chí 20,3% HS còn không đồng tình với ý kiến tự học giúp người học có khả năng tự đánh giá bản thân. Khi điểm lại những con số này ta thấy hầu hết đều rơi vào những vấn đề liên quan đến độ thuần thục và tính chủ động của người học trong quá trình tự học. Nói cách khác các em mới chỉ dừng lại ở việc nhận thức được ý nghĩa của tự học trong giải quyết các nhiệm vụ trong nhà trường chứ chưa nâng lên được thành một kỹ năng có vai trò quan trọng trong cuộc sống.
1.2.2.2. Thực trạng dạy học tự học môn Ngữ văn cho HS THPT
Để tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động tự học cho học sinh THPT chúng tôi đã tiến hành khảo sát 18 GV trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn ở 3 trường THPT nói trên. 94,4% GV được hỏi khẳng định hướng dẫn tự học có vai trò rất quan trọng trong dạy học nói chung, dạy học phần VHDG lớp 10 nói riêng. Con số này cho thấy GV có nhận thức sâu sắc về vai trò của hoạt động tự học trong quá trình dạy học. Khi đi sâu vào khảo sát các hoạt động chủ yếu mà GV thường tổ chức để hướng dẫn HS tự học chúng tôi thu được kết quả như sau:
33
Bảng 1.4. Kết quả điều tra việc rèn kĩ năng tự học Ngữ văn cho học sinh THPT STT Các nội dung Mức độ thực hiện Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ SL % SL % SL %
1 Yêu cầu HS soạn bài theo
câu hỏi SGK 17 94,4% 0 / 1 5,6% 2 Nêu vấn đề để HS nghiên cứu dưới hình thức các nhiệm vụ học tập 10 55,6% 8 44,4% 0 / 3 Hướng dẫn HS tìm kiếm, khai thác và xử lý thông tin để giải quyết nhiệm vụ học tập
14 77,8% 4 22,2% 0 /
4 Tổ chức cho HS trao đổi thắc
mắc với bạn, với GV 3 16,7% 7 38,9% 8 44,4% 5 Tổ chức cho HS tự kiêm tra,
đánh giá và điều chỉnh kết quả tự học
7 38,9% 11 61,1% 0 /
6 Hướng dẫn HS rút kinh
nghiệm về cách tự học 5 27,8% 13 72,2% 0 /
Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy hoạt động chủ yếu mà tuyệt đại đa số GV sử dụng thường xuyên là yêu cầu HS soạn bài theo câu hỏi SGK (94,4%). Tỷ lệ hướng dẫn HS tìm kiếm, khai thác và xử lý thông tin để giải quyết nhiêm vụ học tập khá cao: 77,8%. Tuy nhiên tỷ lệ GV thường xuyên nêu vấn đề để HS nghiên cứu dưới các hình thức nhiệm vụ học tập chỉ đạt mức trung bình: 55,6%. Đáng lưu ý chỉ có 16,7% GV thường xuyên tổ chức
34
cho HS trao đổi thắc mắc với bạn bè, GV. Thậm chí 44% GV trả lời chưa từng tổ chức hoạt động này. Thêm vào đó tỷ lệ thường xuyên tổ chức các hoạt động kiểm tra, đánh giá để nâng cao kỹ năng tự học của người học cũng rất thấp. Cụ thể như tổ chức cho HS tự kiểm tra đánh giá, điều chỉnh kết quả tự học chỉ đạt 38,9%, hướng dẫn HS rút kinh nghiệm về cách tự học chỉ đạt 27,8%.
Từ những con số trên kết hợp với những thông tin phản hồi từ phía HS ta có thể rút ra kết luận về thực tế dạy học tự học Ngữ văn phổ biến ở trường THPT như sau:
Thứ nhất: GV đã có ý thức và đánh giá đúng vai trò, tầm quan trọng của hoạt động dạy học tự học trong trường THPT, đặc biệt đối với HS đầu cấp. Trong quá trình dạy học GV có chú ý hướng dẫn HS tìm kiếm thông tin để xử lý các nhiệm vụ học tập.
Thứ hai: hoạt động dạy học tự học hiện nay còn chưa đa dạng. Phổ biến nhất là yêu cầu HS thực hiện soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa. Một số GV cũng đã có ý thức nêu vấn đề để HS nghiên cứu nhưng tỷ lệ không cao. Các hoạt động có tính tương tác giữa GV- HS, HS - HS còn chưa được quan tâm đúng mức.
Thứ ba: khâu kiểm tra, đánh giá đặc biệt là đánh giá thường xuyên và đánh giá nâng cao còn bỏ ngỏ. Hầu hết GV đều dừng lại ở đánh giá kết quả qua sản phẩm của HS. Thời lượng trên lớp có hạn nên việc rút kinh nghiệm sau quá trình tự học với từng cá nhân HS thường không thể thực hiện.
1.2.2.3. Thực trạng sử dụng CNTT hướng dẫn HS tự học môn Ngữ văn cho HS THPT
Bắt đầu từ năm 2006 - 2007 việc đổi mới chương trình, SGK phổ thông đã được triển khai khá đồng bộ tạo tiền để cho vệc sử dụng thiết bị dạy học trong bộ môn Ngữ văn có những bước chuyển biến tích cực. Đặc biệt cũng bắt đầu từ thời điểm này Bộ Giáo dục đã ban hành các chỉ thị, nghị định về đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo, tăng cường giảng dạy và đào tạo về CNTT. Cùng với đó các cuộc tập huấn “Ứng dụng CNTT trong
35
dạy học” cho GV các trường phổ thông đã giúp mang lại những hiệu ứng tích cực. Tại nhiều trường học GV đã ứng dụng CNTT vào dạy học Ngữ văn một cách tích cực và mang lại hiệu quả cao. “Trong các cuộc thi giáo viên giỏi, các kỳ hội giảng gần như 100% các tiết dạy đều ứng dụng công nghệ thông tin” [6, tr. 79].
Năm học 2009-2010, Bộ GDĐT phát động và tổ chức Cuộc thi soạn bài
giảng điện tử với khẩu hiệu chung “Mỗi giáo viên xây dựng ít nhất một bài giảng điện tử”. Trên cơ sở đó tuyển chọn được hơn 1000 bài giảng đóng góp
vào thư viện tài nguyên giáo dục, thư viện học liệu mở để chia sẻ dùng chung trong toàn ngành.
Hiện nay, nhiều trường THPT ở Hà Nội mà điển hình là THPT Chuyên ngoại ngữ, THPT Kim Liên, THPT Trần Phú…đều yêu cầu GV có ít nhất 1 tiết sử dụng giáo án điện tử trong 1 kỳ học. Trải qua quá trình thực hiện hầu hết GV và HS đều có những phản hồi tích cực khi CNTT góp phần hỗ trợ các bài giảng trở nên sinh động, nâng cao tiềm lực của giáo viên và tích cực hóa hoạt động của học sinh.
Thêm vào đó, cơ sở vật chất của các trường phổ thông đều đã được nâng cấp đáng kể. Hầu hết các trường THPT đều có máy vi tính, máy chiếu, màn chiếu hay đầu VCD, màn hình TV cỡ lớn. Đặc biệt, các trường PT trên địa bàn Hà Nội như: THPT Kim Liên, Nhân Chính, Trần Phú, Hai Bà Trưng… đều có ít nhất 2 phòng học được trang bị đầy đủ các thiết bị, phương tiện kể trên để dùng cho giờ học có sử dụng bài giảng điện tử. Các phòng tin học được trang bị hệ thống máy tính nối mạng cục bộ giúp học sinh có thể thực hành ứng dụng tin học một cách dễ dàng.
Tuy nhiên khi đi sâu vào vấn đề tổ chức hoạt động tự học chúng tôi nhận thấy một số vấn đề như sau:
Về phía GV: kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản như xây dựng bài giảng trình chiếu, tạo lập văn bản word, khai thác và tìm kiếm thông tin trên internet đều tương đối tốt. Mặc dầu vậy, hình thức sử dụng CNTT phổ biến hiện nay
36
là sử dụng các bài giảng trình chiếu hoặc các đoạn phim tư liệu phục vụ giảng dạy trên lớp. Mảng hướng dẫn tự học ngoài giờ lên lớp còn bị bỏ ngỏ.
Đối với HS: 94,4% HS được hỏi trả lời có gặp khó khăn trong quá trình tự học. Để giải quyết những khó khăn này các em tìm đến những nguồn hỗ trợ khác nhau. Kết quả cụ thể được tổng hợp trong bảng dưới đây:
Bảng 1.5. Kết quả điều tra các nguồn hỗ trợ được HS tìm kiếm khi gặp khó khăn trong tự học STT Nguồn hỗ trợ Mức độ thực hiện Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ SL % SL % SL %
1 Hỏi giáo viên 3 2,8% 54 50% 51 47,2%
2 Hỏi bạn bè 51 47,2% 51 47,2% 6 5.6%
3 Tìm kiếm trên Internet và tài liệu tham khảo
54 50% 48 44,4% 6 5,6%
4 Nguồn khác 18 16,7% 18 16,7% 72 66,6%
Điểm rất đáng lưu ý trong kết quả điều tra trên chính là khi HS gặp khó khăn trong quá trình tự học phần lớn các em thường xuyên tìm đến sự hỗ trợ từ Internet và tài liệu tham khảo (50%), sau đó đến hỏi bạn bè (47,2%). Đặc biệt 47,2% chưa bao giờ hỏi giáo viên nếu gặp khó khăn khi tự học. Điều này phản ánh tâm lý ngại giao tiếp với GV và đặt ra vấn đề mối liên hệ giữa GV và HS trong tự học còn mờ nhạt. Khi đi sâu hơn tìm hiểu chúng tôi nhận thấy: khi gặp khó khăn trong tự học tỷ lệ thường xuyên tìm kiếm sự hỗ trợ của GV để giải quyết nhiệm vụ học tập bằng hình thức hỏi trực tiếp trên lớp rất thấp. Đáng lưu ý là có tới 66.7% HS được khảo sát chưa bao giờ thực hiện. Ở mức độ thỉnh thoảng tìm kiếm sự hỗ trợ của GV ghi nhận 35.2% lựa chọn hình thức qua mạng internet, 36.1% lựa chọn hình thức qua điện thoại.
37
Bảng 1.6. Kết quả điều tra về các phương thức kết nối giữa HS và GV trong quá trình tự học
STT Phương tiện Mức độ thực hiện
Thường
xuyên Thỉnh thoảng
Chưa bao giờ
SL % SL % SL %
1 Hỏi trực tiếp trên lớp 8 7.4 % 28 25.9% 72 66.7%
2 Qua điện thoại 9 8.3% 39 36.1% 60 55.6%
3 Qua mạng Internet (Thư điện tử, facebook, yahoo messeger, skype….)
15 13.9% 38 35.2% 55 50.9%
4 Phương tiện khác : / / / / / /
Tựu chung lại, qua quá trình khảo sát một số mặt liên quan đến đề tài nghiên cứu có thể đánh giá khái quát về vấn đề tự học và sử dụng CNTT hỗ trợ tự học môn Ngữ Văn ở trường THPT như sau:
* Về ưu điểm:
- Với HS:
+ Nhìn chung HS có nhận thức đúng đắn và tích cực về tác dụng của tự
học đối với hoạt động học tập của bản thân.
+ Các em đã biết khai thác sức mạnh của công cụ Internet để tìm kiếm tài liệu hỗ trợ tự học đồng thời làm phương tiện liên lạc với GV trong trường
hợp gặp khó khăn.
- Với GV:
+ Hầu hết GV ý thức được vai trò quan trọng của hoạt động tự học. GV có tổ chức một số hoạt động để HS thực hiện quá trình tự học như soạn bài, nêu nhiệm vụ học tập.
+ Trình độ sử dụng CNTT của GV đã được cải thiện. GV có ý thức ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy học
38 * Về hạn chế:
- Với HS:
+ HS tuy đã có nhận thức đúng về tác dụng của tự học nhưng chưa có hiểu biết đầy đủ và toàn diện về hoạt động này.
+ HS còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động tự học, ngại trao đổi tìm kiếm sự hỗ trợ của GV
- Với GV:
+ Việc sử dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy học của GV đã có chuyển biến song còn chậm, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được mong mỏi của HS. Phần đa mới chỉ dừng lại ở các bài giảng trình chiếu với số lượng hạn chế.
+ Việc rèn kĩ năng tự học cho HS chưa được thực hiện thường xuyên và chưa hiệu quả. Đặc biệt là đánh giá quá trình tự học của cá nhân và hỗ trợ HS tự đánh giá rút kinh nghiệm còn chưa được quan tâm đúng mức. Hình thức kiểm tra đánh giá còn chậm đổi mới, chưa phát huy được tính tích cực của người học và chưa thúc đẩy được hoạt động tự học của HS.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu 2 vấn đề: cơ sở lý
luận và cơ sở thực tiễn của đề tài Thiết kế khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học phần Văn học dân gian (Chương trình Ngữ văn 10, tập 1).
Qua quá trình nghiên cứu và phân tích tài liệu, chúng tôi giới thiệu những vấn đề mang tính chất lý luận khái quát về tự học và dạy học E- learning.Tiếp đó, chúng tôi giới thiệu phần mềm quản lý học tập Moodle – phầm mềm hỗ trợ tích cực hoạt động tự học.
Song song với việc nghiên cứu lý thuyết, chúng tôi cũng tiến hành nghiên cứu thực trạng việc dạy tự học và ứng dụng CNTT trong hỗ trợ tự học